Hoạt động giao dịch cà phê thơng qua các sở GDHH nước ngồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những trục trặc của các phương thức giao dịch cà phê hiện nay ở việt nam (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.2. Hoạt động giao dịch cà phê thơng qua các sở GDHH nước ngồi

3.2.1. Nhu cầu giao dịch trên các sở GDHH nước ngoài

Nhu cầu giao dịch trên Sở GDHH của các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam là rất lớn. Vì từ năm 2004 các doanh nghiệp cà phê đã thực hiện giao dịch hợp đồng cà phê kỳ hạn trên Sở giao dịch Luân Đôn (LIFFE) thông qua Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Đến năm 2006, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), và tiếp theo là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB); Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB); Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn Thương tắn (Sacombank); Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PGBank); Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) lần lượt được Ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận thực hiện thắ điểm nghiệp vụ giao sau hàng hóa.

Xét về góc độ tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa, sản phẩm giao sau đã đóng góp nguồn thu lớn cho các ngân hàng thương mại (hình 3.8).

Hình 3.8: Tỷ lệ đóng góp nguồn thu cho các NHTM của sản phẩm giao sau

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo thường niên của các NHTM (2005 Ờ 2010)

Techcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ giao dịch hàng hoá qua Sở GDHH nước ngồi. Nhìn vào hình 3.9, tổng giá trị các hợp đồng mua hàng hóa kỳ hạn năm 2004 là 33.243 triệu đồng, sang đến năm 2005 tăng lên gần 6,5 lần so với năm 2004 và đạt mức tăng trưởng kỷ lục với 6.051 tỷ đồng. Các hợp đồng bán hàng hóa kỳ hạn cũng có sự tăng trưởng khơng kém. Với tổng giá trị đạt 5.874 triệu đồng năm 2004 và tăng gấp

hai lần vào năm 2005, đến năm 2007 thì đạt mức tăng trưởng giao dịch cao nhất là 11.881 tỷ đồng.

Hình 3.9: Tổng giá trị hợp đồng mua và bán hàng hóa kỳ hạn của Techcombank

từ năm 2004 đến 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank (2004 Ờ 2012)

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 Ờ 2009 dẫn đến thị trường hàng xuất khẩu bị giảm sút, nhu cầu tiêu dùng giảm. Doanh nghiệp gặp khó khăn lớn về tài chắnh nên hạn chế tham gia giao dịch hàng hóa kỳ hạn ra Sở GDHH nước ngồi. Vì vậy, giá trị giao dịch các hợp đồng mua, bán hàng hóa kỳ hạn năm 2008 giảm xuống đột ngột. Sang giai đoạn 2010 Ờ 2011, tuy tổng giá trị giao dịch vẫn thấp nhưng so với khoảng thời gian từ 2004 Ờ 2005 thì giá trị giao dịch của khách hàng đã tăng đáng kể.

Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cà phê, khi tham gia giao dịch ra các Sở GDHH nước ngoài, chỉ cần ký quỹ một số tiền chiếm tỷ lệ không cao hơn 10% so với giá trị hàng hóa giao dịch là có thể đặt lệnh mua hoặc bán mà khơng cần có hàng hóa lưu kho. Doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phắ lãi vay, lưu kho và chỉ tốn phắ giao dịch7 trên một chiều giao dịch bán hoặc mua, được phát sinh khi giao dịch thành cơng. Bên cạnh đó,

7

Techcombank hiện nay đang quy định phắ giao dịch là 20 USD/chiều giao dịch, nếu giao dịch thông qua đại lý nhận lệnh của Techcombank thì sẽ là 21 USD/chiều giao dịch.

doanh nghiệp có thể chốt mức giá kỳ vọng trên cơ sở tắnh tốn các dịng tiền vào và ra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Lãi hoặc lỗ của người mua chắnh là lỗ hoặc lãi của người bán và ngược lại. Vì vậy, hợp đồng giao sau mang lại lợi ắch bảo hiểm giá là rất lớn cho doanh nghiệp.

Hộp 3.1: Một vắ dụ về nghiệp vụ bảo hiểm bằng hợp đồng giao sau

Giả sử vào ngày 15/5/2010, giá cà phê trên thị trường lúc này là 25.000VNĐ/Kg. Một doanh nghiệp Việt Nam cần mua 1.000 tấn vào thời điểm 3 tháng nữa để chế biến cà phê bột, tức là vào ngày 15/8/2009.

Giả sử giá cà phê tháng 8 được niêm yết tại BCEC là 24.000VNĐ/Kg.

Doanh nghiệp thực hiện một hợp đồng giao sau mua 1.000 tấn cà phê tại BCEC vào tháng 8 và giá thực hiện là 24.000VNĐ/Kg.

Giả sử rằng giá cà phê tại thời điểm 15/8/2010 là 24.500VNĐ/Kg. Đối với hợp đồng giao sau thì doanh nghiệp này đã lãi là:

(24.500 Ờ 24.000) x 1.000.000 = 500.000.000 VNĐ

Đối với hợp đồng mua cà phê hàng thật thì chi phắ của doanh nghiệp là: 24.500 x 1.000.000 = 24.500.000.000 VNĐ

Như vậy tổng chi phắ mà doanh nghiệp phải bỏ ra là: 24.500.000.000 Ờ 500.000.000 = 24.000.000.000 VNĐ Giả sử giá cà phê tại thời điểm 15/8/2009 là 23.500VNĐ/Kg. Đối với hợp đồng kỳ hạn thì doanh nghiệp này đã lỗ là: (24.000 Ờ 23.500) x 1.000.000 = 500.000.000 VNĐ

Đối với hợp đồng mua cà phê hàng thật thì chi phắ của doanh nghiệp là: 23.500 x 1.000.000 = 23.500.000.000 VNĐ

Vậy tổng chi phắ mà doanh nghiệp phải bỏ ra là: 23.500.000.000 + 500.000.000 = 24.000.000.000 VNĐ

Như vậy với hợp đồng giao sau thì doanh nghiệp kinh doanh cà phê này đã cố định được chi phắ cho dù giá cà phê có biến động như thế nào chăng nữa.

3.2.2. Những vấn đề vướng mắc khi giao dịch trên Sở GDHH nước ngoài

Tuy vậy, hoạt động giao dịch ra các Sở GDHH nước ngồi thơng qua một số ngân hàng thương mại (NHTM) đang gặp những vấn đề sau:

Một là, NHTM thực hiện nghiệp vụ môi giới giao dịch hàng hóa qua Sở GDHH nước ngồi khơng phải với tư cách là thành viên của Sở GDHH mà chỉ đóng vai trị mơi giới. Các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà đầu tư Việt Nam muốn đặt lệnh hoặc nhận lệnh giao dịch trên Sở GDHH nước ngồi thì phải qua nhiều tầng lớp trung gian, ắt nhất là ba hoặc bốn cấp như hình 3.10. Khi qua mỗi bước trung gian thì doanh nghiệp, nhà đầu tư lại tốn thêm một lần tắnh phắ giao dịch. Vì vậy, tổng phắ giao dịch phải trả sẽ lớn rất nhiều, làm mất đi lợi ắch của việc giao dịch qua Sở GDHH nước ngoài là chi phắ thấp (Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2011).

Hình 3.10: Mơ tả các bước nhận lệnh giao dịch hợp đồng kỳ hạn

Hai là, các doanh nghiệp Việt Nam đều muốn bảo hiểm rủi ro biến động giá. Hợp đồng kỳ hạn trao cho người sử dụng cơ hội quản trị rủi ro thơng qua tắnh năng duy trì trạng thái mở hợp đồng và quyền chủ động tất toán trạng thái. Tuy nhiên, phương thức vận hành của hợp đồng kỳ hạn lại vô cùng phức tạp, địi hỏi người sử dụng phải có trình độ, am hiểu và nắm rõ quy tắc hợp đồng. Đặc biệt là rủi ro khi tỷ giá USD/VNĐ tăng hoặc giảm, hay khi giá cà phê biến động mạnh thì doanh nghiệp khó thực hiện tốt được mục tiêu mình đặt ra. Vắ dụ như khi đồng ngoại tệ cao hơn đồng nội địa, doanh nghiệp sẽ khơng có động cơ bán hợp đồng giao sau.

Nhưng thực tế, khi tham gia giao dịch hợp đồng kỳ hạn trên Sở GDHH nước ngồi thơng qua các NHTM, doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn do (i) vấn đề ngơn ngữ, chiếm 44,6%; (ii) chưa nắm rõ các nghiệp vụ trên sàn, chiếm 28,6%; và (iii) thiếu thông tin để dự báo và đặt lệnh, chiếm 26,8% (hình 3.11). Điều này gây cản trở khả năng bảo hiểm giá thành công thông qua hợp đồng giao sau của các doanh nghiệp.

Hình 3.11: Những khó khăn khi giao dịch trên Sở GDHH nước ngồi

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát (2013)

Ba là, giao dịch hợp đồng kỳ hạn trên Sở GDHH nước ngồi vẫn có hoạt động giao nhận hàng vật chất diễn ra, mặc dù là rất ắt, như Malaysia chỉ chiếm 10% tổng khối lượng giao dịch (BCEC, 2013), hay Trung Quốc là 3% tổng khối lượng giao dịch (BCEC, 2011). Do đó, quy định hợp đồng giao dịch trên các Sở GDHH nước ngồi vẫn có đầy đủ các điều khoản về hoạt động giao nhận hàng khi đáo hạn hợp đồng.

Trong khi đó quy định hợp đồng giao dịch giữa NHTM với doanh nghiệp cà phê lại khơng có các điều khoản giao nhận hàng vì NHTM khơng muốn có hoạt động giao nhận hàng vật chất diễn ra, do NHTM khơng có đủ điều kiện để được thực hiện nghiệp vụ này. Vắ dụ, hợp đồng mẫu của Sở GDHH Chicago (Mỹ) quy định: ỘNgày thông báo đầu tiên là ngày mà trước thời điểm được quy định của thị trường vào ngày hơm đó, người bán hợp đồng hàng hóa kỳ hạn có thể thơng báo về việc giao nhận hàng hóa vật chấtỢ. Trong hợp đồng khung môi giới giao dịch hợp đồng hàng hóa kỳ hạn, Techcombank quy định: ỘTrước ngày thơng báo đầu tiên 01 ngày làm việc, nếu người mua hợp đồng hàng hóa kỳ hạn không thực hiện gia hạn hoặc tất tốn các trạng thái mua hiện có, Techcombank có quyền tự động tất tốn tồn bộ trạng thái tháng giao hàng liên quan của người mua chậm nhất 30 phút trước khi thị trường phiên giao dịch cùng ngày đóng cửaỢ.

Như vậy, rất rõ ràng ngay trong quy định, Techcombank đã khơng cho phép có hoạt động giao nhận hàng vật chất diễn ra. Các đặc điểm của hợp đồng hàng hóa kỳ hạn khơng đýợc thể hiện một cách đầy đủ, tức là ý nghĩa quản trị rủi ro biến động giá khơng đảm bảo. Lúc

này, chỉ cịn là hoạt động đầu cơ, hưởng chênh lệch giá khi thị trường đóng cửa hoặc các trạng thái mua, bán được đánh giá lại.

Bốn là, nơng dân ln kỳ vọng có được cơng cụ giúp làm tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ được thua lỗ nếu giá có giảm mạnh. Mục đắch của các quốc gia sản xuất cũng nhằm phòng hộ chắnh đáng cho nông dân, đảm bảo quản trị rủi ro tốt về giá hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê khơng có điều kiện thực hiện bảo hiểm rủi ro biến động giá thông qua hoạt động giao dịch qua Sở GDHH nước ngồi nên cũng khơng gián tiếp tác động tắch cực đến việc hạn chế rủi ro của nông dân.

Nông dân cũng khơng tự mình giao dịch qua Sở GDHH nước ngồi được vì đối tượng được phép tham gia giao dịch phải là pháp nhân. Đồng thời nếu nông dân được phép giao dịch qua Sở GDHH thì mục tiêu bảo hiểm giá càng khơng đạt được vì khả năng thua lỗ rất cao, do nơng dân Việt Nam trình độ học vấn thấp nên khó hiểu rõ các quy tắc vốn rất phức tạp của hợp đồng kỳ hạn. Như vậy, mục tiêu cuối cùng là bảo hiểm cho người nông dân cũng đã không thể thực hiện được.

Năm là, tại điều 105 của Luật Các tổ chức tắn dụng, NHTM chỉ được phép thực hiện dịch vụ (i) Ngoại hối; (ii) Giao sau về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ, và; (iii) Tài sản tài chắnh khác. Tuy nhiên, Ộtài sản tài chắnh khácỢ thì chưa được nói rõ. Trong khi đó, theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành hoạt động giao dịch kỳ hạn mà các NHTM đang triển khai thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại. Vì chưa có quy định nên Ngân hàng Nhà nước giải quyết bằng phương án thắ điểm Ờ cấp phép từng năm một cho các NHTM. Đây là cách giải quyết bất cập trong Luật bằng cơ chế mềm, thiếu căn cứ pháp lý. Nhưng từ năm 2004 đến nay cách làm này vẫn được thực hiện mà không sửa đổi hoặc bổ sung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những trục trặc của các phương thức giao dịch cà phê hiện nay ở việt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)