Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với cơ cấu nợ tại các tổ chức tín

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 27 - 31)

1.1.4 .Trích lập dự phịng rủi ro

1.4 Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với cơ cấu nợ tại các tổ chức tín

- Mục tiêu hiệu quả: Khi chấp nhận cho khách hàng vay là chấp nhận rủi ro. Lãi của món vay giúp ngân hàng khơng chỉ bù đắp chi phí nguồn vốn và chi phí hoạt động để quản lý món vay mà cịn bù đắp những tổn thất có thể xảy ra (lợi nhuận). Tuy nhiên, nếu khơng có biện pháp hạn chế, tổn thất của ngân hàng có thể sẽ rất lớn khi ngân hàng khơng thể thu hồi được tồn bộ giá trị của gốc và lãi và khơng có khoản lãi nào có thể bù đắp được (an tồn). Vì vậy, cơ cấu nợ chặt chẽ giúp NHTM đảm bảo đủ nguồn vốn trong hoạt động tín dụng, đánh giá chính xác nguy cơ gây rủi ro của khách hàng trước khi cho vay, nhanh chóng xử lý rủi ro từ khi mới chớm xuất hiện, để giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi, làm sao để một đồng vốn đưa vào kinh doanh khi thu về đạt nhiều nhất.

1.4 Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với cơ cấu nợ tại các tổ chứctín dụng tín dụng

Cơ cấu nợ về bản chất là một hiện tượng kinh tế được hình thành một cách khách quan, tuy nhiên, trong trường hợp việc thực hiện giao dịch này được thực hiện một cách cố ý vì lợi ích cá nhân hoặc tập thể, thì giao dịch này được coi là có hại cho hệ thống ngân hàng và cho các chủ thể có liên quan. Do đó, để ngăn chặn nguy cơ này, cần kiểm soát các khoản nợ cơ cấu với các tổ chức tín dụng.

Hiện nay, cơ cấu nợ đang là vấn đề cấp bách mà pháp luật trong và ngoài nước đang quan tâm và điều chỉnh nhằm giảm thiểu thiệt hại do cơ cấu nợ gây ra. Các quy định pháp luật chính xác, rõ ràng sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng cho phép các tổ chức tín dụng hoạt động, đảm bảo sự phát triển an toàn của hệ thống ngân hàng. Cũng trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng tự xây dựng các quy định nội bộ phù hợp với tình hình thực tế nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến cơ cấu nợ.

Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất và áp dụng có hiệu quảcác quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động kiểm sốt cơ cấu nợ của tổ chức tín dụng, cần phải hiểu và xác định rõ nội dung, bản chất của các nguyên tắc chỉ đạo của tổ chức tín dụng là rất quan

trọng. Các nguyên tắc hướng dẫn của pháp luật về cơ cấu nợ của các tổ chức tín dụng thể hiện ở các khía cạnh sau:

Nguyên tắc bảo đảm sự công bằng

Bảo đảm sự công bằng giữa các nhà đầu tư

Nhà đầu tư là người bỏ vốn vào ngân hàng, nhà đầu tư có thể là cổ đơng, thành viên góp vốn hoặc thậm chí là chủ nợ của ngân hàng. Trong mối quan hệ giữa cổ đông và nhà đầu tư, suy cho cùng, cổ đông cũng là nhà đầu tư. Pháp luật các nước trên thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng đều hướng dẫn nhà đầu tư lựa chọn mơ hình kinh doanh phù hợp để tối đa hóa lợi ích và phù hợp với ý tưởng kinh doanh của mình.

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), khi đánh giá tình trạng bảo hộ nhà đầu tư của một quốc gia, cần lưu ý ba vấn đề cơ bản sau: (i) Công bố thông tin về quyền sở hữu của cơng ty và tài chính của quốc gia đó; (ii) Bảo vệ cổ đơng thiểu số; (iii) Năng lực thực thi của tòa án và các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán. Như vậy, pháp luật về cơ cấu nợ của các tổ chức tín dụng là hồn tồn cần thiết để đảm bảo công bằng giữa các nhà đầu tư nói chung, khơng vì đặc quyền, đặc lợi của nhóm nhà đầu tư này mà hy sinh lợi ích của nhóm nhà đầu tư khác hoặc khơng thể q chú trọng vào bảo vệ lợi ích của cổ đơng thiểu số hoặc cổ đông đa số.

Hơn nữa, tại các tổ chức tín dụng có nhà đầu tư nhỏ, việc bị áp lực bởi các nhà đầu tư lớn, có thế lực cũng là một yếu tố khiến họ trở nên bất bình đẳng. Các cổ đơng đa số nắm trong tay quyền lực được tạo ra từ việc rót vốn vào ngân hàng, và các cổ đông thiểu số với quyền hành ít ỏi của mình, ngay cả khi họ nhận thức được mình bị áp bức hoặc vi phạm quyền của mình, cũng phải chấp nhận. Nếu cơ cấu nợ trái pháp luật không được phát hiện, ngăn chặn và xử lý nhanh chóng thì “niềm tin” của các nhà đầu tư sẽ bị giảm sút, lúc đó họ khơng cịn mặn mà với việc đầu tư vốn. Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư rút vốn, các tổ chức tín dụng có thể rơi vào khủng hoảng. Vì vậy, đảm bảo cơng bằng quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư về cơ cấu nợ của các tổ chức tín dụng được coi là một trong những mục tiêu chiến lược chính.

Bảo đảm sự công bằng giữa các khách hàng

Những khách hàng sử dụng dịch vụ của tổ chức hầu hết đều mong muốn tổ chức đối xử như nhau với những khách hàng còn lại. Điều tương tự cũng áp dụng đối với các tổ chức tín dụng đáp ứng tất cả các yêu cầu luật định và khách hàng của tổ chức tín dụng được đối xử bình đẳng như các khách hàng khác về lãi suất, xếp hạng tín dụng và hồ sơ vay vốn.

Việc cơ quan có thẩm quyền sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ra lệnh cho cấp dưới cho người thân vay tiền theo các điều kiện ưu tiên (lãi suất, định giá…) tạo ra sự bất bình đẳng giữa các khách hàng của cùng một tổ chức tín dụng. Điều này có thể khiến khách hàng mất lòng tin vào dịch vụ của các tổ chức tín dụng. Nếu khơng có khách hàng, tổ chức tín dụng này có thể chấm dứt hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Do đó, để đảm bảo lòng trung thành của khách hàng, Đạo luật về quản lý các giao dịch giữa các bên liên quan và các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng thương mại cũng đưa ra tiêu chuẩn điều chỉnh này.

Nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền như lãi suất, chất lượng dịch vụ, uy tín của ngân hàng, hầu hết người gửi tiền đều cân nhắc việc nhận tiền có hồn tồn an tồn hay khơng và có lấy lại khi cần hay khơng, bằng cách nào. Quyền lợi của họ có được bảo vệ khi ngân hàng khó kiểm sốt hành vi chi tiền, tiền gửi có được sử dụng đúng mục đích, hợp pháp hay khơng, hoặc khi thực hiện các biện pháp bảo đảm được thực hiện bởi TCTD để đảm bảo an toàn cho người gửi tiền và người thụ hưởng.

Người gửi tiền bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các chủ nợ khác trên thị trường, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, và bị thiệt hại nhiều nhất khi sức khỏe thực tế của ngân hàng xấu đi. Khi điều chỉnh pháp luật về bảo mật hệ thống ngân hàng, không nên bỏ qua nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền về mặt pháp lý.

Ngun tắc bảo đảm tính an tồn cho hệ thống TCTD trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức tín dụng “bơm” vốn vào nền kinh tế, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra của cải để xã hội vận hành sn sẻ. Tổ chức tín dụng hoạt động tốt góp phần vào sự ổn định và phát triển nhịp nhàng của nền kinh tế quốc gia. Nếu một tổ chức tín dụng hoạt động khơng tốt thì khơng chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân tổ chức tín dụng mà cịn ảnh hưởng trực tiếp đến tồn bộ hệ thống tín dụng, đến doanh nghiệp, thậm chí đến tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của tổ chức tín dụng, ảnh hưởng đến tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế trong nước. Vì vậy, hệ thống tổ chức tín dụng lành mạnh luôn được coi là điều kiện tiên quyết để mọi quốc gia thực hiện mục tiêu phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững.

Dựa trên vai trị là tổ chức tài chính trung gian, hành vi của các tổ chức tín dụng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. Hệ thống tín dụng này là một cơng cụ quan trọng để tập trung và phân phối vốn trong toàn nền kinh tế, đồng thời là nhân tố rất quan trọng giúp duy trì sự cân bằng của nền kinh tế vĩ mơ. Để hạn chế rủi ro do tổ chức tín dụng gây ra và bảo đảm an ninh của hệ thống tín dụng nói chung, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, pháp luật Việt Nam và các quốc gia đều thực thi nguyên tắc này.

Nguyên tắc bảo đảm tính độc lập giữa chủ thể có thẩm quyền kiểm sốt và đối tượng bị kiểm soát

Chủ thể kiểm soát phải độc lập với đối tượng bị kiểm soát mới bảo đảm được sự khách quan, vơ tư trong q trình đánh giá, quản lý, điều hành kinh doanh của TCTD. Chủ thể kiểm soát phải độc lập về mặt tổ chức lẫn kinh tế để không chịu sự chi phối của các đối tượng bị kiểm sốt. Đây là một ngun tắc quan trọng mang tính rõ ràng, minh bạch trong hoạt động lập pháp của pháp luật nước ta. Bởi khi bảo đảm sự độc lập giữa chủ thể có thẩm quyền kiểm sốt và đối tượng bị kiểm soát sẽ giúp mang lại hiệu quả cao trong quá trình cơ cấu nợ nhằm lợi dụng kẽ hở pháp luật trong TCTD. Thực tế, vấn đề lợi dụng kẽ hở pháp luật trong TCTD để cơ cấu nợ ngày càng trở thành vấn đề đáng lo ngại hàng đầu, điều này xuất phát bởi nhiều lý do khác nhau nhưng trong đó phổ biến nhất vẫn là do xuất phát từ lợi ích cá nhân khách hàng lợi dụng bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Chính vì vậy, đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà đòi

hỏi các TCTD, NHTM phải tuân thủ và đáp ứng được trong quá trình hoạt động để góp phần giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với cơ cấu nợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh về vấn đề này. Đây sẽ là cơ sở để các nhà lập pháp, các TCTD có thể thực hiện tốt cơng việc, vai trị và hoạt động của mình cũng như góp phần hiệu quả trong việc bảo đảm quyền lợi của các chủ thể có liên quan.

Chính vì vậy, việc hiểu và xác định được các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với cơ cấu nợ tại các TCTD là điều rất quan trọng và cấp thiết cần phải bảo đảm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w