Quy định giữ nguyên nhóm nợ và phân loại nợ

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 50)

1.1.4 .Trích lập dự phịng rủi ro

2.3.3. Quy định giữ nguyên nhóm nợ và phân loại nợ

Giữ ngun nhóm nợ

6 Khoản 3 cơng văn Vv số 2083/VCB-QLRRTD quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được Vietcombank ban hành ngày 14/05/2021

Đối với khoản nợ mà số dư của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020, đến hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021, còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay đã ký, trường hợp khoản nợ phát sinh trước ngày 23/01/2020, Vietcombank thực hiện giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại nợ của Vietcombank tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020. Trường hợp khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 10/06/2020, Vietcombank thực hiện giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo chính sách phân loại nợ của Vietcombank tại thời điểm gần nhất trước ngày thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

Đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/01/2020, đến hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021, và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/03/2020, Vietcombank thực hiện giữ ngun nhóm nợ như đã phân loại theo Chính sách phân loại nợ của Vietcombank tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2021.

Số dư nợ của khoản nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 10/06/2020, đến hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021, và quá hạn trước ngày 17/05/2021, Vietcombank thực hiện giữ ngun nhóm nợ như đã phân loại theo Chính sách phân loại nợ của Vietcombank tại thời điểm gần nhất trước ngày khoản nợ bị chuyển quá hạn

Thực hiện phân loại nợ

Đối với số dư nợ sau khi được cơ cấu lại thời hạn và giữ ngun nhóm nợ cịn trong hạn cơ cấu lại, ngân hàng không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo Chính sách phân loại nợ của Vietcombank khi thực hiện phân loại nợ. Kể từ ngày 01/01/2024, đơn vị thực hiện phân loại đối với toàn bộ dư nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng, bao gồm cả số

dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Cơng văn này theo Chính sách phân loại nợ của Vietcombank.

2.3.4. Quy định trích lập dự phòng rủi ro

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương thực hiện trích lập dự phịng cụ thể đối với khách hàng có số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại của ngân hàng. Theo Thơng tư 01/2020/TT-NHNN, ngân hàng có ban hành cơng văn 818/VCB-QLRRTD để thực hiện trích lập số tiền dự phòng cụ thể đối với số dư nợ được cơ cấu của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của ngân hàng. Số tiền dự phịng cụ thể phải trích đối với dư nợ của KH được Vietcombank xác định theo kết quả phân loại nợ theo Chính sách phân loại nợ của Vietcombank (khơng áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ theo quy định).

Tiếp đó, căn cứ theo thơng tư 03/2020, Vietcombank ban hành 2083/VCB- QLRRTD để gia hạn việc tiếp tục cơ cấu nợ để điểu chỉnh việc trích lập dự phịng để đảm bảo tính an tồn trong hoạt động của ngân hàng. Theo đó, Vietcombank có trách nhiệm trích lập dự phịng tồn bộ dư nợ mà khách hàng đang có phần nợ đến hạn được cơ cấu, do vậy Vietcomabnk cần bổ sung số tiền trích lập dự phịng.

Ngân hàng Vietcombank xác định số tiền dự phịng cụ thể phải trích bổ sung theo cơng thức sau:

Số tiền dự phịng cụ thể phải trích bổ sung = A – B

Trong đó: A là số tiền dự phịng cụ thể phải trích, B là số tiền dự phịng cụ thể đã trích

Trường hợp số tiền dự phịng cụ thể phải trích bổ sung xác định theo quy định là dương, đến thời điểm 31/12/2021, đơn vị thực hiện trích 100% số tiền dự phịng cụ thể phải trích bổ sung. Kể từ ngày 01/01/2024, căn cứ Chính sách phân loại nợ của Vietcombank, Đơn vị thực hiện trích lập dự phịng rủi ro đối với tồn bộ dư nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng, bao gồm cả số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ ngun nhóm nợ theo quy định.

Trích lập phịng rủi ro đã trong cơng văn Vv 818/VCB-QLRRTD được quy định trích lập phịng rủi ro theo thời hạn đã được cơ cấu đã được cơ cấu lại theo Chính sách phân loại nợ của Vietcombank7 nhưng không áp dụng nguyên tắc điều chỉnh vào nhóm nợ có mức rủi ro cao hơn. Quy định trích lập phịng rủi ro được thay đổi trong cơng văn Vv 3083/VCB-QLRRTD, cụ thể số tiền dự phịng cụ thể phải trích đối với tồn bộ dư nợ của khách hàng được Vietcombank xác định theo kết quả phân loại nợ theo Chính sách phân loại nợ của Vietcombank (khơng áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ theo quy định).

2.3.5. Quy định về thẩm quyền phê duyệt cơ cấu nợ và trách nghiệm của đơn vị

Trường hợp mức sụt giảm doanh thu/thu nhập khách hàng doanh nghiệp có doanh thu/khách hàng cá nhân có thu nhập tính từ ngày 01/01/2021 đến ngày kết thúc tháng gần nhất trước thời điểm Vietcombank xem xét cơ cấu nợ sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019 do chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 dẫn tới suy giảm nguồn trả nợ và khơng có khả năng thanh tốn đầy đủ, đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn trong giai đoạn từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021 theo thỏa thuận đã ký với Vietcombank, giảm ít hơn 20%: thực hiện tăng 01 cấp thẩm quyền phê duyệt so duyệt so với cấp phê duyệt của Hội đồng tín dụng Trung ước, Hội đồng quản trị.

Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai và chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ theo các hướng dẫn công văn và tuân thủ các quy định của pháp luật, và các quy định nội bộ của Vietcombank có liên quan. Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ đúng đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, phòng ngừa và ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ để trục lợi, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng. Giảm đốc chi nhánh phải thường xuyên theo dõi tình hình các khách hàng được cơ cấu lại thời hạn

7 Chính sách Vietcombank về phân loại tài sản có, trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 368/QĐ-HĐQT.CSTD ngày 20/03/2014 của Hội đồng Quản trị và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn liên quan

trả nợ giữ nguyên nhóm nợ để thu hồi đầy đủ, kịp thời theo lịch trả nợ đã cơ cấu khi nguồn thu/dòng tiền của khách hàng đã phục hồi.

Các Đơn vị liên quan tại Trụ sở chính chịu trách nhiệm khác nhau. Thứ nhất, Phịng Quản lý rủi ro tín dụng có trách nhiệm hướng dân, giải đáp vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, tổng hợp góp ý và đề xuất sửa đổi, bổ sung trong trường hợp cần thiết. Thứ hai, Phịng Cơng nợ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với đối tượng được cơ cấu thời hạn trả nợ giữ ngun nhóm nợ. Bên cạnh đó, Phịng Cơng nợ có trách nhiệm kiểm sốt cơng tác phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro đảm bảo chính xác, phù hợp với các quy định của pháp luật và Vietcombank; xây dựng mẫu báo cáo theo quy định của ngân hàng và hướng dẫn Chi nhánh thực hiện báo cáo; là đầu mối tổng hợp báo cáo NHNN tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi,giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo yêu cầu của NHNN tại Thơng tư 01 hoặc khi có u cầu. Thứ ba, Ban Kiểm tra nội bộ, Phịng kiểm sốt nội bộ: giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung liên quan theo hướng dẫn. Thứ tư, phịng Chính sách Tài chính Kế tốn nội bộ có trách nhiệm hướng dẫn chế độ hạch toán kế toán liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ, lãi dự thu. Thứ năm, phòng Quản lý các Đề án Công nghệ, Trung tâm công nghệ thông tin, Phịng Cơng nợ, hướng dẫn tác nghiệp trên các hệ thống công nghệ liên quan.

2.4. Đánh giá thực hiện pháp luật về cơ cấu nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2.4.1. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện pháp luật về cơcấu nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam cấu nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Hiệu quả trong hoạt động kinh tế và đóng góp cho NSNN Năm 2020 tình hình thế giới, khu vực và Việt Nam đã có những diễn biến phức tạp, khó lường trước sự bùng phát của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, sạt lở, giơng lốc, dịch bệnh diễn ra ở nhiều nơi. Trong bối cảnh hết sức khó khăn, Đảng, Quốc hội,

Chính phủ đã chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát và kịp thời triển khai nhiều chính sách nhằm khắc phục khó khăn, giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai. Với vai trò là ngân hàng thương mại nhà nước trụ cột, chủ lực của ngành ngân hàng, Vietcombank đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện“mục tiêu kép”: Vừa ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trong hệ thống và khách hàng giao dịch, đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID- 19, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh an tồn, hiệu quả cao. Năm 2020, quy mơ tổng tài sản của Vietcombank đã vượt qua mốc 1 triệu tỷ đồng và đồng thời vươn lên là doanh nghiệp niêm yết có quy mơ vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Chất lượng tín dụng được kiểm sốt một cách thực chất, nợ xấu giảm mạnh qua các năm, đến năm 2020, tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát ở mức 0,62% - vượt so với tiến độ mục tiêu chiến lược đặt ra và Vietcombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong nhóm các TCTD lớn trên thị trường. Năm 2020, Vietcombank nộp ngân sách Nhà nước 8.689 tỷ đồng, là một trong những doanh nghiệp nộp ngân sách nhiều nhất. Kết quả này ghi nhận sự đóng góp quan trọng của Vietcombank đối với ngân sách nhà nước.

Tiên phong chung tay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, bám sát định hướng của Đảng, Chính phủ và chỉ đạo của NHNN, với tinh thần chủ động, tích cực chung tay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp bởi dịch bệnh COVID-19 và ảnh hưởng của bão lũ tại miền trung, ngay sau khi Thơng tư 14 có hiệu lực, Vietcombank đã triển khai việc tiếp tục cơ cấu nợ cho khách hàng cá nhân và DN đủ điều kiện. Riêng việc giảm lãi suất cho vay theo thông tư mới, NH cũng xem xét từng trường hợp với mức độ ảnh hưởng, tác động của dịch bệnh ở mỗi lĩnh vực cụ thể để có chính sách hỗ trợ phù hợp nhất. Vietcombank đã tiến hành nhanh chóng và ban hành các Công văn dựa theo các Thông tư 01,03 và 14 hướng dẫn các cán bộ thực hiện xử lý cơ cấu nợ cho khách hàng. Ngân hàng Vietcombank đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hàng triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong đó, Vietcombank đã thực hiện có kết quả việc giảm lãi suất cho vay theo cam kết với

Hiệp hội Ngân hàng thực hiện 5 lần giảm lãi suất đối với các khoản vay hiện hữu tối đa tới 1,5% đối với các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực chịunhiềuảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và các khách hàng chịu ảnh hưởng của bão lụt Miền Trung. Đối với cho vay mới, Vietcombank tiếp tục duy trì cấp tín dụng cho các khách hàng đáp ứng các điều kiện vay vốn của Vietcombank với thời hạn vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh mới đồng thời áp dụng lãi suất ưu đãi giảm tối đa tới 1%/năm cho các khách hàng thuộc lĩnh vực chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Tổng số tiền giảm lãi suất cho các khoản vay hiện hữu và các khoản vay mới trong năm 2020 là khoảng 4.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, với tinh thần khẩn trương và nghiêm túc, Vietcombank đã quyết liệt thực hiện cơ cấu nợ theo Thơng tư 01 trên tồn hệ thống từ tháng 03/2020 nhằm hỗ trợ khách hàng và đảm bảo hạn chế việc trục lợi chính sách. Các khách hàng được Vietcombank cơ cấu nợ về cơ bản đều duy trì được hoạt động ổn định. Với sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao của toàn hệ thống Vietcombank, kết quả thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã phát huy tác dụng lớn: Vietcombank đã hỗ trợ hơn 300 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ 660 nghìn tỷ đồng, hạ lãi suất/áp dụng lãi suất ưu đãi, chiếm hơn 80% tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống. Doanh số cho vay mới lũy kế 20 đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch là gần 900 nghìn tỷ đồng với số lượng khách hàng được hưởng ưu đãi hơn 167 nghìn khách. Thực hiện cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thơng tư 01 gần 50 nghìn tỷ đồng 8.

Trong năm 2021, Vietcombank bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh liên tục, cung ứng đầy đủ, kịp thời dịch vụ ngân hàng, kể cả trong những thời điểm giãn cách theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16, đồng thời cải tiến chính sách, số hóa quy trình, triển khai kịp thời các giải pháp giao dịch trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh dịch bệnh.

Vietcombank kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng: Tỉ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,34%; tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,63%. Ngân hàng trích lập đủ 100% dự phòng cụ thể của

dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03 - sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của NHNN. Tỉ lệ quỹ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng (424%); doanh số thanh toán và sử dụng thẻ tăng 19,2% so với 2020…9

Đáng chú ý, trong năm 2021, Vietcombank tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình chịu tác động của dịch COVID-19. Tổng dư nợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ là xấp xỉ 10.540 tỷ đồng… Tổng số tiền lãi lũy kế hỗ trợ khách hàng năm 2020-2021 là 10.800 tỷ đồng

10.

2.4.2. Những khó khăn, bất cập trong q trình thực hiện pháp luật về cơ cấu nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch COVID-19 trong năm 2021, NHNN đã ban hành Thông tư 14 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN, theo đó mở rộng đối tượng khách hàng được phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, đồng hành cùng các tổ chức tín dụng trong việc tiếp tục hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng trong năm 2021 giảm áp lực tài chính và

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w