1.1.4 .Trích lập dự phịng rủi ro
3.3. Kiến nghị nâng cao khả năng áp dụng pháp luật tại ngân hàng Thương mại cổ
3.3.1. Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cơ cấu nợ tại Vietcombank
Thứ nhất, trước hết cần rà soát, tổng kết, đánh giá việc tổ chức, thực hiện pháp
luật về thực hiện cơ cấu nợ tại Vietcombank trong thời gian qua để từ đó tìm ra những hạn chế, bất cập cần phải khắc phục và sửa đổi cho phù hợp. Chủ động tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng của Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành, nhằm góp phần hồn thiện thể chế pháp luật ngân hàng và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về cơ cấu nợ, tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước; chủ động nắm bắt những vướng mắc, bất cập, xung đột pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật ngành ngân hàng với các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ, đặc biệt tăng cường tổ chức các buổi làm việc, đối thoại trực tiếp với cơ quan soạn thảo và các Bộ ngành liên quan để cùng trao đổi, chia sẻ giúp các cơ quan thấu hiểu hơn thực tiễn hoạt động ngân hàng. Vietcombankicần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, giám sát hoạt động cơ cấu nợ của Vietcombank, từng bước xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng giám sát có hiệu quả để bảo đảm cơng tác giám sát thực sự trở thành công cụ hữu hiệu trong việc phát hiện, cảnh báo rủi ro và vi phạm pháp luật, đặc biệt là trong giai đoạn hệ thống ngân hàng Vietcombank đang triển khai các chuẩn mực an toàn mới như hiện nay. Cuối cùng, việc tăng cường phối hợp giữa cơ quan thanh tra NHNN với các cơ quan chức năng trong quản lý, thanh tra, giám sát và xử lý các sai phạm trong hoạt động cơ cấu nợ tại Vietcombank. Có các quy định chặt chẽ về nghĩa vụ của các TCTD trước khi ký hợp đồng thế chấp liên quan đến quyền lợi ích hợp pháp của bên bảo đảm, nhất là khi tài sản bảo đảm là tài sản có giá trị lớn, có ý
17 Thơng tư số 39/2017/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
nghĩa quan trọng với cuộc sống của bên bảo đảm để đảm bảo việc ký kết hợp đồng thật sự tự nguyện.
Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói
chung, pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân. Tùy từng đối tượng để xác định chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp.
Thứ ba, quán triệt, đề cao nguyên tắc an toàn và hiệu quả khi cho vay. Pháp luật
với đặc điểm là thượng tầng kiến trúc phải thường xuyên bổ sung, sửa đổi, định hướng, đáp ứng mục tiêu phát triển lâu dài của nền kinh tế. Đối với giao dịch cho vay, các quy định của pháp luật cũng phải được xây dựng hoàn thiện hơn theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả, phù hợp với bản chất của quan hệ hợp đồng này. Khủng hoảng cho vay dưới chuẩn khởi nguồn tại Hoa Kỳ (năm 2007-2008) là bài học kinh nghiệm vẫn cịn ngun vẹn tính thời sự, minh chứng cho thấy tình trạng nợ xấu, chủ yếu là nợ phát sinh từ hợp đồng cho vay gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tài chính kinh tế tồn cầu. Tình trạng này đặt ra nhiều yêu cầu cần phải xem xét giải quyết, tránh nguy cơ mất an toàn trong hệ thống tài chính, ảnh hưởng đến các lợi ích kinh tế của Nhà nước. Đề cao nhận thức, xây dựng một quy trình tín dụng đạt chuẩn, đáp ứng các mục tiêu an tồn và hiệu quả trong hoạt động cho vay nói chung, phù hợp với năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng là yêu cầu cấp thiết đối với các tổ chức tín dụng. Từ quy trình này, các tổ chức tín dụng tự thiết kế những bản hợp đồng cho vay chặt chẽ, xác định trách nhiệm, năng lực của từng thành viên tham gia, hạn chế thấp nhất những rủi ro chủ quan, khách quan có thể xảy ra, loại trừ những tác động tiêu cực... Ngồi lý do chủ quan từ chính các tổ chức tín dụng, pháp luật về hợp đồng cho vay chưa hoàn thiện cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Yêu cầu hiệu quả của hợp đồng cho vay cần được các nhà làm luật hướng đến để khắc phục những vướng mắc của pháp luật, giải quyết quyền lợi hợp pháp, chính đáng phát sinh từ hợp đồng cho vay, thay vì chỉ chú trọng đến mục tiêu an tồn tín dụng và làm giảm hiệu quả về phương diện kinh tế.
Thứ tư, có giải pháp cụ thể, đồng bộ để xây dựng, bố trí, điều động, luân chuyển
các cán bộ, cơng chức có chức năng làm cơng tác xây dựng pháp luật, pháp chế theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu công việc đặt ra. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ này. Củng cố kiện toàn tổ chức pháp chế, tổ chức làm công tác xây dựng pháp luật. Ưu tiên, tăng cường nguồn lực, nhất là nguồn tài chính đầu tư cho cơng tác xây dựng pháp luật. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật; phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong nghiên cứu xây dựng, đề xuất chính sách và soạn thảo, trình văn bản quy phạm pháp luật. Khắc phục triệt để tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Kết quả của hoạt động này được xem xét là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là tiêu chuẩn xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan, nhất là người đứng đầu. Chú trọng kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi “tham nhũng, trục lợi chính sách”.
Thứ năm, nên thành lập phịng pháp chế của NHTM cổ phần theo hướng chuyên
nghiệp. Tùy theo cách thức tổ chức, điều hành của Ban Tổng Giám đốc của từng ngân hàng mà cơ cấu của Phịng Pháp chế có thể sẽ bao gồm Trưởng phịng, giúp việc cho trưởng phịng là phó trưởng phịng và các chuyên viên, chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Ban Tổng Giám đốc. Bộ máy của Phòng Pháp chế thường gồm có: tổ tổng hợp và tư vấn, tổ xử lý nợ, tổ pháp lý chứng từ và tổ quản lý đầu tư… Nhiệm vụ cụ thể của các tổ do Trưởng Phòng Pháp chế quy định. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng pháp chế bao gồm việc tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Ban tổng giám đốc Ngân hàng về mọi mặt cơng tác của phịng; quyết định chương trình, kế hoạch cơng tác và tổ chức quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của phịng; quản lý, phân cơng nhiệm vụ cho cán bộ trong phòng. Đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng và bồi dưỡng cán bộ theo thẩm quyền đã được phân cấp; tham gia các cuộc họp do Ban Tổng Giám đốc triệu tập; ký thừa lệnh tổng giám đốc NHTM trên các văn bản hành chính theo thẩm quyền. Phó trưởng phịng có nhiệm vụ giúp trưởng phịng chỉ đạo điều hành một số mặt cơng tác của phịng theo phân
công của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công, ký thay trưởng phịng trên các văn bản hành chính theo sự phân cơng của trưởng phịng. Khi trưởng phịng vắng mặt, Phó trưởng phịng được ủy quyền điều hành công tác của phịng, chịu trách nhiệm về kết quả những cơng việc đã giải quyết và báo cáo lại khi trưởng phịng có mặt; tham gia ý kiến với trưởng phòng về tổ chức, hoạt động của phòng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.