1.1.4 .Trích lập dự phịng rủi ro
2.4.1. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện pháp luật về cơ cấu nợ tạ
cấu nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Hiệu quả trong hoạt động kinh tế và đóng góp cho NSNN Năm 2020 tình hình thế giới, khu vực và Việt Nam đã có những diễn biến phức tạp, khó lường trước sự bùng phát của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, sạt lở, giơng lốc, dịch bệnh diễn ra ở nhiều nơi. Trong bối cảnh hết sức khó khăn, Đảng, Quốc hội,
Chính phủ đã chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát và kịp thời triển khai nhiều chính sách nhằm khắc phục khó khăn, giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai. Với vai trò là ngân hàng thương mại nhà nước trụ cột, chủ lực của ngành ngân hàng, Vietcombank đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện“mục tiêu kép”: Vừa ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trong hệ thống và khách hàng giao dịch, đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID- 19, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh an tồn, hiệu quả cao. Năm 2020, quy mơ tổng tài sản của Vietcombank đã vượt qua mốc 1 triệu tỷ đồng và đồng thời vươn lên là doanh nghiệp niêm yết có quy mơ vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Chất lượng tín dụng được kiểm sốt một cách thực chất, nợ xấu giảm mạnh qua các năm, đến năm 2020, tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát ở mức 0,62% - vượt so với tiến độ mục tiêu chiến lược đặt ra và Vietcombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong nhóm các TCTD lớn trên thị trường. Năm 2020, Vietcombank nộp ngân sách Nhà nước 8.689 tỷ đồng, là một trong những doanh nghiệp nộp ngân sách nhiều nhất. Kết quả này ghi nhận sự đóng góp quan trọng của Vietcombank đối với ngân sách nhà nước.
Tiên phong chung tay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, bám sát định hướng của Đảng, Chính phủ và chỉ đạo của NHNN, với tinh thần chủ động, tích cực chung tay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp bởi dịch bệnh COVID-19 và ảnh hưởng của bão lũ tại miền trung, ngay sau khi Thông tư 14 có hiệu lực, Vietcombank đã triển khai việc tiếp tục cơ cấu nợ cho khách hàng cá nhân và DN đủ điều kiện. Riêng việc giảm lãi suất cho vay theo thông tư mới, NH cũng xem xét từng trường hợp với mức độ ảnh hưởng, tác động của dịch bệnh ở mỗi lĩnh vực cụ thể để có chính sách hỗ trợ phù hợp nhất. Vietcombank đã tiến hành nhanh chóng và ban hành các Công văn dựa theo các Thông tư 01,03 và 14 hướng dẫn các cán bộ thực hiện xử lý cơ cấu nợ cho khách hàng. Ngân hàng Vietcombank đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hàng triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong đó, Vietcombank đã thực hiện có kết quả việc giảm lãi suất cho vay theo cam kết với
Hiệp hội Ngân hàng thực hiện 5 lần giảm lãi suất đối với các khoản vay hiện hữu tối đa tới 1,5% đối với các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực chịunhiềuảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và các khách hàng chịu ảnh hưởng của bão lụt Miền Trung. Đối với cho vay mới, Vietcombank tiếp tục duy trì cấp tín dụng cho các khách hàng đáp ứng các điều kiện vay vốn của Vietcombank với thời hạn vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh mới đồng thời áp dụng lãi suất ưu đãi giảm tối đa tới 1%/năm cho các khách hàng thuộc lĩnh vực chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Tổng số tiền giảm lãi suất cho các khoản vay hiện hữu và các khoản vay mới trong năm 2020 là khoảng 4.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, với tinh thần khẩn trương và nghiêm túc, Vietcombank đã quyết liệt thực hiện cơ cấu nợ theo Thơng tư 01 trên tồn hệ thống từ tháng 03/2020 nhằm hỗ trợ khách hàng và đảm bảo hạn chế việc trục lợi chính sách. Các khách hàng được Vietcombank cơ cấu nợ về cơ bản đều duy trì được hoạt động ổn định. Với sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao của toàn hệ thống Vietcombank, kết quả thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã phát huy tác dụng lớn: Vietcombank đã hỗ trợ hơn 300 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ 660 nghìn tỷ đồng, hạ lãi suất/áp dụng lãi suất ưu đãi, chiếm hơn 80% tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống. Doanh số cho vay mới lũy kế 20 đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch là gần 900 nghìn tỷ đồng với số lượng khách hàng được hưởng ưu đãi hơn 167 nghìn khách. Thực hiện cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thơng tư 01 gần 50 nghìn tỷ đồng 8.
Trong năm 2021, Vietcombank bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh liên tục, cung ứng đầy đủ, kịp thời dịch vụ ngân hàng, kể cả trong những thời điểm giãn cách theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16, đồng thời cải tiến chính sách, số hóa quy trình, triển khai kịp thời các giải pháp giao dịch trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh dịch bệnh.
Vietcombank kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng: Tỉ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,34%; tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,63%. Ngân hàng trích lập đủ 100% dự phòng cụ thể của
dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03 - sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của NHNN. Tỉ lệ quỹ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng (424%); doanh số thanh toán và sử dụng thẻ tăng 19,2% so với 2020…9
Đáng chú ý, trong năm 2021, Vietcombank tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình chịu tác động của dịch COVID-19. Tổng dư nợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ là xấp xỉ 10.540 tỷ đồng… Tổng số tiền lãi lũy kế hỗ trợ khách hàng năm 2020-2021 là 10.800 tỷ đồng
10.
2.4.2. Những khó khăn, bất cập trong q trình thực hiện pháp luật về cơ cấu nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch COVID-19 trong năm 2021, NHNN đã ban hành Thông tư 14 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN, theo đó mở rộng đối tượng khách hàng được phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, đồng hành cùng các tổ chức tín dụng trong việc tiếp tục hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng trong năm 2021 giảm áp lực tài chính và từng bước phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tại Thông tư 14/2021, NHNN cho phép các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022.
Trước đó, Thơng tư 01 chỉ cho phép tái cơ cấu với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ từ 23/1/2020 đến sau 3 tháng từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch, việc này gây khó khăn cho TCTD khi xác định các khoản nợ đủ điều kiện để tái cơ cấu, cũng như theo dõi và hạch tốn trong kế tốn khi ngày lấy mốc có thể khơng trùng với kỳ hạch tốn kế toán của ngân hàng.
9 Số liệu từ Hội nghị tổng kết công tác Đảng và hoạt động kinh doanh 2021
Ngoài ra, NHNN vẫn giữ nguyên quy định thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày TCTD thực hiện cơ cấu.
Đối với việc phân loại nợ, Thông tư 14 quy định số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được giữ ngun nhóm nợ đã phân loại, khơng phải áp dụng nguyên tắc phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định. Tuy nhiên, để tránh một cú sốc“lợi nhuận” diễn ra tại thời điểm kết thúc thời hạn tái cơ cấu, các ngân hàng sẽ phải bắt đầu trích lập dự phịng căn cứ vào bản chất của các khoản nợ đó.
Cụ thể, theo nội dung sửa đổi, số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung là số tiền chênh lệch giữa dự phòng cụ thể phải trích lập đối với tồn bộ dư nợ khách hàngvà số trích lập trên dư nợ được cơ cấu của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tỷ lệ trích lập này sẽ phải đạt tối thiểu 30% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung, muộn nhất đến 30/06/2022, và tăng lên tối thiểu 60% và 100% lần lượt tại cuối 2022 và 2023.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện tại, ngân hàng đang chịu sức ép rất lớn bởi muốn giảm lãi suất cho vay, cần phải giảm lãi suất huy động. Tuy nhiên lãi suất huy động khơng thể giảm q sâu vì ngân hàng cịn phải cân đối tới quyền lợi của người gửi tiền. Hơn nữa, nếu lãi suất huy động giảm q thấp có thể khiến dịng vốn đảo chiều, chảy vào các kênh mang tính đầu cơ cao như bất động sản, chứng khốn, vàng… thì cịn nguy hiểm hơn. Thực tế, tồn hệ thống ngân hàng đang phải “gồng mình” giải bài tốn “chưa có tiền lệ” nhằm thực hiện mục tiêu kép của chính mình. Đó là, giúp cho các doanh nghiệp, người dân, trợ lực nền kinh tế, nhưng không được để nợ xấu tăng cao trong tương lai và bảo đảm an tồn hệ thống. Mức độ giảm lãi suất, phí của các ngân hàng đều phải cân đối để đảm bảo hài hịa lợi ích, an tồn nguồn vốn và duy trì năng lực tài chính. Bởi, an tồn của hệ thống ngân hàng là vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện tại, ngân hàng có mạnh mới có thể hỗ trợ hiệu quả cho nền kinh tế ứng phó với đại dịch. Thêm vào đó, dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gây tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu tăng lên, buộc các ngân hàng phải thận trọng trong việc cơ cấu nợ.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU NỢ VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CƠ CẤU NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM