1.1.4 .Trích lập dự phịng rủi ro
3.2. Đề xuất nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cơ cấu nợ tại tổ chức
3.2.2. xuất quy định về nới lỏng các điều kiện cơ cấu nợ ngân hàng để hỗ trợ
hỗ trợ doanh nghiệp
Mở rộng thời gian cơ cấu, gia hạn nợ
Với mốc giới hạn thời gian được cơ cấu nợ trong Thông tư 14 kéo dài tối đa đến cuối tháng 6/2022 thì có thể nhiều DN có thể vẫn chưa phục hồi được. Chưa kể, cơ cấu nợ thì vẫn phải trả nên có thể xảy ra trường hợp đến hạn chót cơ cấu, DN vẫn bị khó khăn với các khoản nợ mới và cũ dồn lại. Nếu như thời điểm đó, DN khơng trả được có thể dẫn đến gia tăng nợ xấu ngân hàng.Với vướng mắc quy định về thời gian được gia hạn của các khoản nợ cơ cấu nợ, giữ ngun nhóm nợ, nhiều khách hàng sẽ khơng thể đáp ứng được áp lực trả nợ nếu như số dư nợ được cơ cấu phải cơ cấu lại thời hạn
trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ của Thông tư 14 do chưa thể phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đó, NHNN nên xem xét kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn thanh tốn và giữ ngun nhóm nợ theo hướng tương xứng hơn với thu nhập và dòng tiền của khách hàng, cũng như sự ảnh hưởng của khoản nợ do dịch bệnh covid-19 gây ra để khơng tạo khó khăn, áp lực cho khách hàng trong thời gian quá ngắn sau thời gian hoãn thời hạn trả nợ. Về việc hỗ trợ khách hàng thuộc 4 điều khoản của Thơng tư 14, có nhiều trường hợp khách hàng trả được nợ nhưng không thể ký vào đơn tổ chức lại hoặc không thực hiện được việc tả nợ (khách hàng bị phong tỏa), theo quy định tại Thông tư 14, khách hàng được chuyển sang nhóm nợ cao hơn theo quy định, ảnh hưởng đến uy tín giao dịch của khách hàng bằng cách hiển thị thơng tin về CIC và chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Do đó, cần sửa đổi quy định để các TCTD chủ động cơ cấu lại khách hàng bị phong tỏa mà không yêu cầu khách hàng cung cấp bất kỳ hồ sơ, chứng từ nào chứng minh sự suy giảm, giảm sút thu nhập do ảnh hưởng của COVID 19. Thông báo về kế hoạch thanh tốn mới sẽ được thơng báo đầy đủ đến khách hàng qua các kênh thông báo hiện tại như SMS, email…Nếu khách hàng khơng muốn hỗn trả nợ, khách hàng có thể thực hiện việc trả nợ như lịch thơng thường (không phát sinh thêm các phí trả nợ trước hạn).
Nới điều kiện về thời điểm phát sinh nợ
NHNN đã ban hành Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Việc thực hiện Thông tư 01 và Thông tư 03 và 14 đã giúp các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cơ cấu lại thời gian trả nợ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, làm giảm bớt áp lực chi phí tài chính cho doanh nghiệp và ngân hàng.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 4/2021, dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân. Trước hình hình đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã ban hành nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, song hiện nay, nhiều doanh nghiệp phản ánh đang rất khó khăn do khơng có nguồn thu, khơng trả được nợ ngân hàng, không được cơ cấu các khoản vay theo Thông tư 01 và Thông tư 03, Thông tư 14 ảnh hưởng đến việc phân loại nhóm nợ. Các ngân hàng khơng thể cơ cấu nợ, tiếp tục cho vay khách hàng vì vướng quy định tại Thơng tư 01 và Thông tư 03, Thơng tư 14 nợ xấu có xu hướng tăng cao.
Cụ thể, Điều 3 Thông tư 03 quy định: “Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ, trích lập dự phịng rủi ro nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thực hiện theo quy định tại Thông tư này; các nội dung liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro không quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”. Đề nghị NHNN cho phép không căn cứ vào số lần cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 khi thực hiện phân loại lại để xác định số tiền dự phịng cụ thể trích bổ sung. Mục đích của việc này là để sát với thực tế, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 có thể được các ngân hàng thương mại (NHTM) cho phép cơ cấu nợ nhiều lần.
Hơn nữa, do chưa xác định chính xác mốc thời điểm cơng bố hết dịch COVID- 19 nên để bảo đảm tn thủ Thơng tư 01, tránh tình huống cơ cấu dư nợ đến hạn ngồi khoảng thời gian 3 tháng kể từ ngày công bố hết dịch, các NHTM đã thực hiện phương án thận trọng cơ cấu số dư nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn tối đa trong vòng 3 tháng tiếp theo kể từ thời điểm đề xuất cơ cấu nợ.
Việc trích lập dự phịng rủi ro theo Thơng tư 14 có tính đến số lần cơ cấu nợ theo Thông tư 01 sẽ làm tăng chi phí trích lập dự phịng rủi ro cao hơn rất nhiều so với Thông tư 02/2013/TT-NHNN do nhiều khách hàng cơ cấu nợ nhiều lần theo Thông tư 01 sẽ bị chuyển lên nhóm 5 (tỷ lệ trích lập 100%). Như vậy, tác động này sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM, đồng thời, tạo áp lực tài chính lớn cho các NHTM khi triển khai hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, chưa đáp ứng mục tiêu và tinh thần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế của Thông tư 01.
Liên quan đến quy định cơ cấu khoản nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính, hiệp hội phản ánh, nhiều doanh nghiệp gặp khó trong trả nợ, do đó, sẽ có nhiều khoản nợ cần được cơ cấu nhưng lại không đáp ứng được điều kiện quy định tại Thông tư 14 về thời gian phát sinh nợ là trước ngày 01/8/2021. Việc không được thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ giải ngân từ ngày 01/8/2021 sẽ không thể hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn tài chính do ảnh hưởng của dịch COVID- 19, đồng thời các khoản nợ giải ngân từ ngày 01/8/2021 sẽ bị chuyển nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động của TCTD.
Vì vậy, NHNN cần xem xét cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi giữ nguyên nhóm nợ các khoản giải ngân sau ngày 10/6/2020 hoặc xem xét không quy định thời gian phát sinh nợ "trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính".
Về quy định thời hạn được thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ đến ngày 30/6/2022, đề nghị NHNN xem xét sửa đổi Thông tư 14 theo hướng cho phép áp dụng với các dư nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong khoảng thời gian từ 23/01/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/3/2020;