1.1.4 .Trích lập dự phịng rủi ro
2.2. Tổng quan về ngân hàng ngoại thương Việt Nam và tình hình thực hiện cơ cấu
cơ cấu nợ cho khách hàng giai đoạn 2019-2022
2.2.1. Tổng quan Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Ngày 01 tháng 4 năm 1963, Vietcombank chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo quyết định nói trên, Vietcombank đóng vai trị là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm…), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngồi, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước Xã hội chủ nghĩa (cũ)…Ngoài ra, Vietcombank cũng tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 9 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Vietcombank theo mơ hình Tổng cơng ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến cuối năm 2008, Vietcombank đã phát triển lớn mạnh theo mơ hình ngân hàng đa năng với 1 Hội sở chính, 1 Sở Giao dịch, 60 Chi nhánh, 209 Phịng Giao dịch, 2 Cơng ty con trực thuộc trên toàn quốc 1 cơng ty con tại nước ngồi và 1 văn phịng đại diện tại nước ngồi, với đội ngũ cán bộ gần 9.000 người. Hoạt động của Vietcombank còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1200 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cịn tích cực tham gia các hiệp hội ngành
nghề như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, Vietcombank đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Vietcombank còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng v.v.. thông qua các công ty con và công ty liên doanh.
Năm 2008 đã mở ra một chương mới trong lịch sử hoạt động của Vietcombank với việc thực hiện thành cơng chương trình cổ phần hố. Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào cơng nghệ… sẽ góp phần đưa Vietcombank trở thành một trong những tập đồn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2015 – 2022.
2.2.2. Tổng quan tình hình cơ cấu nợ tại các Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện nay ( giai đoạn 2019 – 2022)
Từ năm 2019, sự bùng phát dịch COVID-19 đặt ra những thách thức chưa từng có tác động mạnh đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong năm nay, vấn đề cơ cấu nợ tại các TCTD càng trở nên cấp thiết và được quan tâm hàng đầu. Năm 2020, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội toàn thế giới. GDP toàn cầu giảm khoảng 3,3% , sản xuất và tiêu dùng giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, bất ổn xã hội gia tăng. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ phải duy trì thậm chí mở rộng các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại, giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh khắc phục ảnh hưởng nặng nề, phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 đạt 2,91%, thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng cao nhất thế
giới. Lạm phát được kiểm sốt ở mức thấp, CPI bình quân tăng 3,23% so với năm 2019. Tiến độ giải ngân đầu tư công cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 34,5%, mức cao nhất kể từ 2011. Kim ngạch xuất khẩu tăng 5,1%, xuất siêu hàng hóa đạt kỷ lục (~19,1 tỷ USD). Năng suất lao động tăng 5,4%.
Triển khai định hướng của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, ngành ngân hàng đã tích cực chủ động thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng (cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay, phí giao dịch…), tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm sốt chặt chẽ cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tăng cường trích lập dự phịng rủi ro, tiết giảm chi phí hoạt động… Tăng trưởng tín dụng tồn ngành ngân hồng đạt ~12%, thanh khoản dồi dào, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát quanh mức 2% dự trữ ngoại hối tăng mạnh.
Tuy nhiên, chúng ta đã và đang phải chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 gây ra còn tồn tại nhiều khó khăn. Theo Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2021, cả nước có 43.165 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 12.196 doanh nghiệp giải thể… Doanh thu của khu vực doanh nghiệp giảm, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, thị trường lao động có khả năng chống chịu tương đối vững trong năm đầu của đại dịch, nhưng xu hướng gần đây bắt đầu phản ánh tác động trực tiếp của đợt bùng phát dịch thứ 4 đến người lao động khi mà trong 9 tháng năm 2021, cả nước có tới hơn 1,3 triệu người lao động thất nghiệp, 1,3 triệu lao động đã phải về q do khơng có việc làm và cuộc sống khó khăn.
Tác động kéo dài của đại dịch đến các hộ gia đình đã trở nên rõ nét, thậm chí, ngay từ trước khi đợt dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 4 năm 2021, 30% hộ gia đình có thu nhập thấp hơn so với tháng 3 năm 2020. Khoảng 12% các hộ gia đình này rơi vào tình trạng khó khăn tài chính khi họ bị mất ít nhất 50% thu nhập. Nữ giới và các hộ ở nhóm 20% có thu nhập thấp nhất trải qua q trình phục hồi thu nhập chậm nhất. Khu vực kinh tế phi chính thức thường gắn liền với an ninh thu nhập thấp hơn,
năng suất lao động thấp hơn, và khả năng tiếp cận tài chính hạn chế, mặc dù ít nhiều đã được tiếp cận mạng lưới an sinh xã hội.
Trước những khó khăn tác động trực tiếp đến khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa và khách hàng cá nhân từ năm 2020 đến nay, lãnh đạo Vietcombank cho biết, ngân hàng này đã liên tục triển khai 9 đợt giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và thiên tai.
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch COVID-19 trong năm 2021, NHNN đã ban hành Thông tư 14/2021/TT-NHNN (Thông tư 14) sửa đổi bổ sung một số điều của Thơng tư 01/2020/TT-NHNN, theo đó mở rộng đối tượng khách hàng được phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, đồng hành cùng các tổ chức tín dụng trong việc tiếp tục hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng trong năm 2021 giảm áp lực tài chính và từng bước phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở quy định tại Thông tư 01, Thông tư 03, Thông tư 14 1Vietcombank lần lượt đã ban hành các văn bản nội bộ hướng dẫn các đơn vị trên toàn hệ thống triển khai cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được Vietcombank xem xét cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ bao gồm: các khoản nợ có nguồn trả nợ đến từ các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 (du lịch, dịch vụ vận tải, nhà hàng, khách sạn…); doanh thu hoặc thu nhập của khách hàng sụt giảm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và đúng hạn theo lịch trả nợ đã thỏa thuận; phương án phục
1 Thơng tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 03 năm 2020 của Thông đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhành ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19;
Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 03 năm 2020 của Thông đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhành ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
hồi khả thi cho thấy khách hàng đủ khả năng trả nợ sau khi thực hiện cơ cấu… và một số tiêu chí khác theo hướng dẫn nội bộ của Vietcombank.
Đây là cơ sở quan trọng để Vietcombank có thể triển khai thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cũng như thực hiện cho vay mới một cách nhanh chóng và đồng bộ trên tồn hệ thống, kịp thời hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn và ổn định lại sản xuất, đảm bảo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước .
Vietcombank cam kết chủ động, tiên phong thực hiện các chính sách điều hành của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước vì mục tiêu chung ổn định tình hình chính trị xã hội và phát triển kinh tế đất nước, chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch COVID- 19 tại Việt Nam.
Các đơn vị trong hệ thống Vietcombank đã và đang tích cực triển khai cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khách hàng đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định. Số lượng khách hàng được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo các Thông tư 01, 03, 142 của từng ngân hàng phụ thuộc chất lượng danh mục khách hàng, danh mục các khoản nợ đồng thời chịu ảnh hưởng bởi diễn biến của dịch và tình hình triển khai các biện pháp phịng chống dịch COVID-19 tại từng địa phương. Nhằm hỗ trợ khách hàng, Vietcombank thực hiện cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Cụ thể, đơn vị mở rộng đối tượng khách hàng được xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ trên cơ sở chất lượng danh mục khách hàng, danh mục các khoản nợ đồng thời chịu ảnh hưởng bởi diễn biến của dịch và tình hình triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại từng địa phương. Trong năm 2021, kể từ thời điểm NHNN ban hành Thông tư 14 đến ngày 22/10/2021, Vietcombank đã thực
2 Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT- NHNN ngày 13 tháng 03 năm 2020 của Thông đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 03 năm 2020 của Thông đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với khoảng trên 2.000 khách hàng. Vietcombank đã hỗ trợ giảm lãi cho khách hàng bán lẻ bao gồm: Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa và khách hàng cá nhân, tổng dư nợ được hỗ trợ miễn giảm lãi suất cho vay tại thời điểm 31.12.2021 đạt hơn 680.000 tỉ đồng. Tổng số tiền lãi hỗ trợ khách hàng do giảm lãi suất năm 2021 đạt xấp xỉ 7.100 tỉ đồng (tăng hơn 2 lần so với hỗ trợ trong năm 2020). Tổng dư nợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ là 10.540 tỉ đồng.
2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật về cơ cấu nợ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam hiện nay