1.1.4 .Trích lập dự phịng rủi ro
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng
Pháp luật về hoạt động cơ cấu nợ của các tổ chức tín dụng chịu ảnh hưởng, tác động bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố này rất đa dạng từ nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau tác động đến quá trình xây dựng và ban hành các quy định pháp luật. Nhìn chung, quá trình xây dựng pháp luật về hoạt động mua bán nợ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, là điều kiện tự nhiên và xã hội. Hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng chịu tác động khơng nhỏ của điều kiện tự nhiên. Các hiện tượng tự nhiên như thiên tai, bão lụt, hạn hán hay điều kiện xã hội như phong tục tập quán, đặc điểm vùng miền cũng phần nào tác động đến quá trình áp dụng áp dụng pháp luật về cơ cấu nợ của ngân hàng, bởi lẽ một bộ phận khách hàng vay hoạt động trong các lĩnh vực chịu tác động trực tiếp của các hiện tượng kể trên. Khi các hiện tượng này xảy ra theo hướng bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay, kéo theo đó là khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng bị giảm sút, dẫn đến rủi ro nợ xấu tăng cao và các quy định pháp luật về cơ cấu nợ của ngân hàng có thể khơng phát huy tối đa hiệu quả.
Thứ hai, các vấn đề liên quan đến chính sách, thể chế. Các hệ thống văn bản pháp luật quy định hoạt động ngân hàng hiện nay ở nước ta được xem là mơi trường chính trị, pháp lý liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Chúng ta đều hiểu rằng mơi trường
chính trị, pháp lý ổn định là cơ sở nền tảng cho ngân hàng phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên, do tính lịch sử và các yếu tố khách quan, chủ quan, hiện nay các chính sách pháp luật kinh tế, các Luật, đạo luật liên quan đến tài chính, ngân hàng ở nước ta vẫn cịn nhiều chơng chênh, chưa đồng bộ và chưa phù hợp với các thơng lệ quốc tế nên ít nhiều đã có những tác động nhất định đến ảnh hưởng kinh doanh của ngân hàng. Điều đó cho thấy rằng, nền tảng pháp luật, chính trị tốt, các vấn đề liên quan đến chính sách, thể chế rõ ràng, minh bạch và tiến bộ sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các NHTM.
Thứ ba, là điều kiện kinh tế. Khái quát chung nhất thì nếu một nền kinh tế ổn định thì sẽ tạo điều kiện lưu thơng hàng hóa và các vịng quay tiền tệ cũng trơi chảy và làm cho pháp luật cơ cấu nợ thuận lơi. Nếu xem xét về quy mơ thì việc đáp ứng các nhu cầu tín dụng ở một mức độ nào đó có tác dụng đến tăng trưởng kinh tế, song nếu mở rộng phạm vi trong pháp luật về cơ cấu nợ vượt mức giới hạn cần thiết sẽ có tác động ngược lại khi mà giá cả sẽ tăng lên, xảy ra lạm phát có thể khơng kiểm sốt nổi. Lúc này chắc chắn không chỉ pháp luật về cơ cấu nợ bị ảnh hưởng mà trước mắt các ngân hàng thương mại bị thiệt thòi khi thu về các đồng tiền khơng cịn ngun "giá trị" ban đầu, chất lượng tín dụng bị suy giảm. Thêm vào đó bất kỳ một sự ưu tiên trong chính sách về một ngành, một lĩnh vực nào đó như bảo vệ mơi trường, bảo đảm phát triển bền vững... trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến pháp luật về cơ cấu nợ.
Bốn là, mức độ tn thủ quy trình quản lý tín dụng. NHNN ban hành rất nhiều các văn bản quy định về quy trình thực hiện cơ cấu nợ. Trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại cụ thể hóa và xây dựng quy trình cơ cấu nợ nói chung và quy trình thực hiện cơ cấu nợ đối với từng khách hàng nói riêng hết sức chặt chẽ. Nếu các cán bộ áp dụng pháp luật cơ cấu nợ của các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc, tn thủ đúng quy trình đã đề ra, nếu có rủi ro thì các các tổ chức tín dụng hồn tồn có thể kiểm sốt và tránh được tổn thất có thể xảy ra. Chính vì vậy, việc tn thủ áp dụng pháp luật cơ cấu nợ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả áp dụng pháp luật cơ cấu nợ trong thực tiễn của các tổ chức tín dụng.
Ngồi ra, những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội ở khu vực này và ở các nước trên thế giới cũng ảnh hưởng đến quy luật cơ cấu nợ. Ngày nay, các nước trên thế giới đang xây dựng các mối quan hệ hợp tác sâu rộng với các nước trên thế giới, mở rộng quan hệ kinh tế, xã hội, các tập đoàn đa quốc gia cũng ngày càng mở rộng số lượng và phạm vi hoạt động của mình. Do đó, những thay đổi của nền kinh tế, văn hóa và xã hội nước ngồi có tác động đáng kể đến các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội trong nước, cũng như cơ cấu nợ theo luật định. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực đã kéo theo sự sụt giảm liên tục của các mặt hàng xuất khẩu sang các nước khác nhằm cạnh tranh hơn. Nói cách khác, các cơng ty có tín dụng ngắn hạn cấp tín dụng ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại. Lịch trình trả nợ làm giảm chất lượng tín dụng. Ngồi ra, cơ cấu nợ pháp lý còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường như thời tiết, bệnh tật. Cũng như các biện pháp tích cực để bảo vệ và cải thiện mơi trường sinh thái.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU NỢ TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM