Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 77 - 85)

1.1.4 .Trích lập dự phịng rủi ro

3.3. Kiến nghị nâng cao khả năng áp dụng pháp luật tại ngân hàng Thương mại cổ

3.3.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng

Cần đào tạo và đào tạo lại cán bộ để thực hiện tốt các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại. Hơn nữa, cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình xử lý cơ cấu nợ tại Vietcombank. Mở rộng đào tạo và hợp tác quốc tế nguồn nhân lực: Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, để tiếp cận với trình độ khoa học của các nước tiên tiến trên thế giới, cũng như đẩy mạnh giao lưu học hỏi giữa các ngân hàng của các nước; thiết nghĩ các cơ sở đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng, NHNN và các NHTM cần quan tâm hơn nữa đến việc gửi các cán bộ cơng nhân viên của mình đi đào tạo, giao lưu học hỏi tại các cơ sở đào tạo, ngân hàng trung ương và các NHTM ở một số nước có nền kinh tế phát triển.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng, cần thiết phải xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực. Chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện. Ngồi ra cần có kế hoạch, chiến lược đẩy mạnh đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành tài chính, nâng cao tính chuyên nghiệp trong các hoạt động kinh doanh. Theo

đó, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành cần từng bước tổ chức đa dạng các chương trình đào tạo ở các cấp độ cơ bản cũng như nâng cao, nghiên cứu ban hành các giáo trình chuẩn, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên…

KẾT LUẬN

Với mục tiêu hoàn thiện pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:

Một là, hệ thống hóa cơ sở pháp luật về cơ cấu nợ tại các TCTD và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, từ đó có cái nhìn khái quát về cơ sở lý luận về pháp luật về cơ cấu nợ giúp hoàn thiện pháp luật để đưa các quy định pháp luật về cơ cấu nợ phù hợp, khả thi trong thực tiễn hoạt động cơ cấu nợ tại các TCTD nói riêng và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng

Hai là, phân tích thực trạng pháp luật và các quy định được áp dụng thực hiện về cơ cấu nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nhằm đưa ra những đánh giá tồn diện, chính xác và có ý nghĩ về mặt thực tiễn. Cùng với việc khai thác, sử dụng các nguồn số liệu đáng tin cậy, luận văn thu thập khảo sát và thông qua kết quả kiểm định nhằm đánh giá việc áp dụng pháp luật về cơ cấu nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương làm cơ sở đáng tin cậy cho những phân tích, nhận định về hoạt động cơ cấu nợ và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động cơ cấu nợ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương

Ba là, dựa trên kết quả phân tích, đánh giá mang tính định tính và định lượng có độ tin cậy cao, luận văn đã đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của Ngân hàng và xu thế phát triển hiện nay nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động cơ cấu nợ . Các giải pháp và kiến nghị của luận văn mang tính khả thi và ứng dụng cao với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2025.

Tuy đạt được một số kết quả nhất định, song luận văn vẫn còn một số hạn chế nhất định: Thứ nhất, nguồn số liệu được sử dụng trong luận văn mới chỉ được thu thập tại một số thời điểm gần đây nhất định của Ngân hàng, mà chưa thu thập được các số liệu, quy định gần đây nhất của Ngân hàng.

Thứ hai, nguồn số liệu được sử dụng trong luận văn còn nhiều hạn chế về mức độ tin cậy cũng như tính tồn diện, đầy đủ do tính chất nhạy cảm của thơng tin.

Thứ ba, luận văn mới xem xét hoạt động quản lý nợ xấu trên phương diện toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam mà chưa có điều kiện phân tích, nghiên cứu cụ thể cho từng Chi nhánh, từng tình huống điển hình nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp và sát với điều kiện thực tế của từng đơn vị.

Luận văn tuy đã khái quát được các khía cạnh đáng chú ý nhất định về pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và cũng đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện các yếu tố này. Nhưng do một số khó khăn nhất định, có những điểm trong hoạt động cơ cấu nợ chưa được phân tích sâu. Do điều kiện nghiên cứu cịn hạn chế, do đó kết quả nghiên cứu khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, thầy cô và người người quan tâm đến lĩnh vực này để đề tài thêm được hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật Dân sự số 2015.

2. Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Thơng tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

4. Thơng tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, năm 2021 Ngân hàng nhà nước tiếp tục ban hành.

5. Thông tư 03/2021/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19.

6. Thông tư 14/2021 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT- NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

7. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng.

8. Thơng tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

9. Thơng tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

10. Tạ Chương Lâm (2009), Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

Tiếng Việt

11. Phạm Văn Đàm (2016), Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Nguyễn Minh Đoan, Lê Hồng Hạnh, Lê Minh Tâm (2009), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân.

13. Viên Thế Giang (2015), Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng ở Việt Nam, Đại học Luật, Đại học Huế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

14. Nguyễn Thu Hương (2016), Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

15. Đinh Thị Thanh Vân (2012), “Nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định Việt Nam và thông lệ quốc tế”, Tạp chí Cơng nghệ Ngân hàng, số 79, tháng 10/2012.

16. Hoàng Văn Thành (2019), Pháp luật về mua bán nợ xấu từ hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Hà Nội.

17. Trần Việt Hưng (2020), Nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.

18. Trần Thị Thanh Thủy (2021), Mua bán nợ của các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội.

Tiếng Anh

19. Fofack. (2005). Non-performing Loans in Sub-Saharan Africa: Causal Analysis and Macroeconomic Implications. World Bank Policy Research Working Paper series 3769. USA: The World Bank.

20. IMF. (2004). Financial Soundness Indicators (FSIs): Compilation Guide. [Online]Available at https://www.imf.org/external/pubs/ft/fsi/guide/2006/index.htm.

21. Ghosh, A. (2015). Banking-industry specific and regional economic determinants of non-performing loans: Evidence from US states. Journal of Financial Stability, 20, 93-104.

22. Keeton, W.R. and Morris, C. (1987). Why Do Banks Loan Losses Differ? Federal Reserve Bank of Kansas City Economic Review, 72(5), 3-21.

23. Klein, N. (2013). Non-performing loans in CESEE: Determinants and Impact on Macroeconomic Perfomance. IMF Country Report, 13/86, 1-28.

24. Salas, V. and Saurina, J. (2002). Credit Risk in Two Institutional Regimes: Spanish Commercial and Savings Banks. Journal of Financial Services Research, 22(3), 203-224.

25. Alain Laurin; Giovanni Majnoni; Gabriella Ferencz; Samuel Munzele Maimbo; Rashmi Shankar; Fatouma Toure Ibrahima Wane (2003), Bank loan classification and provisioning practices in selected developed and emerging countries, The World Bank, pp. 13, 22, 37.

26. Basel Committee on Banking Supervision (2006), The International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards – A Revised Framework (Basel II), Mục 79, 396, 452.

27. Claude D. Rohwer, Anthony M. Skrocki (2000), Contracts in Nutshell, (fifth edition), pp. 1.

Tài liệu từ trang điện tử

28. Báo Quân đội nhân dân, Ngân hàng Nhà nước có tiếp tục cơ cấu lại nợ cho khách hàng ảnh hưởng bởi Covid-19?, tại địa chỉ: https:// www.qdnd.vn/kinh-te/tai- chinh/ngan-hang-nha-nuoc-co-tiep-tuc-co-cau-lai-no-cho-khach-hang-anh-huong- boi-covid-19-673965, truy cập ngày 01/06/2022.

29. Báo Điện tử Chính phủ, Năm 2021: Vietcombank thực hiện thành công 'đa mục tiêu', tại địa chỉ: https://baochinhphu.vn/nam-2021-vietcombank-thuc-hien- thanh-cong-da-muc-tieu-102220111092827937.htm, truy cập ngày 20/05/2022.

30. Báo Điện tử Chính phủ, Cơ cấu nợ và miễn, giảm lãi suất áp dụng theo quy định nào?, tại chỉ chỉ: https://baochinhphu.vn/co-cau-no-va-mien-giam-lai-suat-ap- dung-theo-quy-dinh-nao-102302750.htm, truy cập ngày 17/05/2022.

31. Báo Lao động, Người vay vốn được giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2023, tại địa chỉ: https://laodong.vn/kinh-te/nguoi-vay-von-duoc-giu-nguyen-nhom-no- den-het-nam-2023-895595.ldo, truy cập ngày 18/05/2022.

32. Cổng thơng tin điện tử chính phủ, Các văn bản pháp luật, tại địa chỉ:

http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu , truy cập ngày 17/05/2022

33. Kinh tế Saigon Online Tạp chí của UBND TPHCM, Covid-19 không được xem là yếu tố ‘bất khả kháng’ để được cơ cấu nợ tiêu dùng, tại địa chỉ https://thesaigontimes.vn/covid-19-khong-duoc-xem-la-yeu-to-bat-kha-khang-de- duoc-co-cau-no-tieu-dung/, truy cập ngày 18/05/2022.

34. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, Vietcombank đã thực hiện cơ cấu nợ cho trên 2.000 khách hàng theo Thông tư 14, tại địa chỉ

https://thitruongtaichinhtiente.vn/vietcombank-da-thuc-hien-co-cau-no-cho-tren-2- 000-khach-hang-theo-thong-tu-14-37963.html, truy cập ngày 28/05/2022.

35. Thời báo Tài chính Việt Nam, Sắp hết thời hạn cơ cấu nợ theo Thông tư 14: Việc kéo dài tiếp hay không cần trên cơ sở thận trọng, tại địa chỉ: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/sap-het-thoi-han-co-cau-no-theo-thong-tu-14- viec- keo-dai-tiep-hay-khong-can-tren-co-so-than-trong-103928.html, truy cập ngày 22/05/2022.

36. Trang Thông tin điện tử Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank News, https://portal.vietcombank.com.vn/News/Pages/home.aspx; truy cập ngày 15/05/2022.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w