Định hướng hoàn thiện pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 59)

1.1.4 .Trích lập dự phịng rủi ro

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng

3.1.1. Bảo đảm phù hợp với quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

Pháp luật về cơ cấu nợ của Việt Nam hiện hành trong điều kiện thể chế hóa cương lĩnh, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng là đổi mới, xây dựng, mở cửa và hội nhập con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cần phải được thể chế hóa. Trong xã hội Việt Nam hiện nay có nhiều tầng lớp khác nhau và mỗi cá nhân, cộng đồng, giai cấp đều có những lợi ích khác nhau. Để đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội nói chung, đặc biệt là các tổ chức tín dụng, pháp luật phải điều tiết hài hịa giữa các dịch vụ phục vụ khách hàng, người dân và tổ chức tín dụng. Đối với hình thức pháp luật, cơ quan lập pháp phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của tầng lớp xã hội này không mâu thuẫn với lợi ích của các tầng lớp khác trong khn khổ các văn bản quy phạm pháp luật. Nếu khơng duy trì được sự thống nhất, hài hịa lợi ích của các bên trong quá trình xây dựng pháp luật và thực thi có thể dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế đất nước. Vì vậy, quy định của các văn bản pháp luật liên quan đến cơ cấu nợ phải phù hợp với quan điểm và hướng dẫn của các bên và các nhà nước.

3.1.2. Tiếp thu những kinh nghiệm xây dựng pháp luật về cơ cấu nợ có giátrị theo pháp luật quốc tế trị theo pháp luật quốc tế

Luật tín dụng ngân hàng đã đi rất sát với thực tế các hiệp định tín dụng, kinh nghiệm và chuẩn mực tín dụng theo các tổ chức tài chính quốc tế. Ví dụ: Nguyên tắc đánh giá điều kiện cấp tín dụng của khách hàng (cịn gọi là "Ngun tắc 6C") theo xếp hạng tín dụng nội bộ của các tổ chức tín dụng. Các nguyên tắc của Basel 11 về giám sát ngân hàng, được bổ sung dần dần từng năm một và thường được tìm thấy trong báo

cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng thương mại, góp phần vào các giao dịch tín dụng an tồn hơn ... Có được kinh nghiệm phù hợp với các hiệp ước và luật pháp quốc tế là điều bản thân các ngân hàng cần, hòa với yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách ngân hàng ở Việt Nam được lồng ghép chặt chẽ vào pháp luật của các nước đang phát triển Cả hai dòng luật được đề cập (dân luật và thơng luật) đều có nhiều kinh nghiệm hữu ích để so sánh, tiếp thu và hồn thiện. Vì vậy, ngồi việc điều tra, các tiêu chuẩn nổi bật, sự tiến bộ của pháp luật được chứng minh, các tiêu chuẩn sửa đổi cũng phải ghi nhận các chuyên đề phát triển mạnh về pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn áp dụng pháp luật của các nước trên thế giới.

3.1.3. Bảo đảm tính độc lập, khách quan của Ngân hàng Nhà nước trong việc điềuhành chính sách tiền tệ quốc gia, đáp ứng yêu cầu hội nhập và các cam kết quốc tế hành chính sách tiền tệ quốc gia, đáp ứng yêu cầu hội nhập và các cam kết quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

Một trong những định hướng cơ bản, quan trọng của pháp luật để nâng cao năng lực quản lý, giám sát của các cơ quan cơng quyền là đảm bảo tính độc lập của NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ, ổn định thị trường tài chính tiền tệ nói chung và xử lý cơ cấu nợ nói riêng. Các ngân hàng thương mại phải thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, các nhiệm vụ trọng tâm của Chỉ thị 01/CTNHNN năm 2014 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả và giám sát các diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo việc cơ cấu lại nợ khơng gây khó khăn và rủi ro cho ngân hàng. Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở tốc độ phù hợp. Để tiếp tục thành cơng trong thời gian tới, chính sách tín dụng phải tạo điều kiện linh hoạt để các tổ chức tín dụng đồng thời cho vay một cách an toàn, hiệu quả và cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế. Trên cơ sở giám sát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng của từng TCTD và toàn hệ thống, NHNN Việt Nam đang xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng đối với một số tổ chức cho vay và chỉ đạo các tổ chức cho vay tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng và lãi suất trong quan hệ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, việc hồn thiện pháp luật về cơ

cấu nợ của NHTM phải đảm bảo tính độc lập, khách quan của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, đáp ứng yêu cầu hội nhập và các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng.

3.1.4. Bảo đảm tính phù hợp và khả thi trong tổ chức thực hiện của các tổchức tín dụng chức tín dụng

Thứ nhất, tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở nội dung của hệ thống pháp luật ln có sự tương quan với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, nó khơng thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở nhiều mặt như cũng phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, điều kiện chính trị của đất nước, mà quan trọng nhất là phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền; phù hợp với đạo đức, tập quán, truyền thống và các quy phạm xã hội khác... Ngoài ra, hệ thống pháp luật quốc gia phải được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các điều ước và thơng lệ quốc tế, có phương pháp điều chỉnh pháp luật phù hợp cho mỗi loại quan hệ xã hội. Tuy nhiên sự khủng khoảng của nền kinh tế trong những năm gần đây khiến vấn đề cơ cấu nợ càng đáng quan tâm, đại dịch COVID-19 đã gây ra hàng loạt khó khăn cho các doanh nghiệp đi vay, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các con nợ cũng như khả năng thu hồi nợ. Chính vì thế mà Nhà nước và các cơ quan lập pháp đã ban hành các quy định pháp luật về cơ cấu nợ tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid 19. Trên thực tế, các đối tượng khách hàng được cơ cấu nợ ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn đầu phát triển, năng lực, tài chính cịn đang trong q trình cải thiện, tuy nhiên khơng thể vì vậy mà pháp luật lại đưa ra những yêu cầu quá thấp. Mặt khác, những quy định pháp luật về cơ cấu nợ cũng không thể quá khắt khe đến mức các chủ thể không thể đáp ứng. Như vậy, mới giúp các chủ thể hoạt động vững mạnh, thay vì dẫn đến sự sụp đổ do khơng thể ngay lập tức đáp ứng yêu cầu của pháp luật. Bên cạnh đó, để các quy định pháp luật phát huy được vai trị của nó, đáp ứng được nhu cầu xử lý cơ cấu nợ và lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống NHTM trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi việc thay đổi, cập nhật quy định pháp luật cần được thực hiện theo lộ trình từng

bước nhằm giúp cho các chủ thể kịp thích nghi để thay đổi, song cũng khơng thể q chậm, bỏ xa với các nhu cầu và chuẩn mực tiêu giải quyết cấp bách các vấn đề phát sinh trong hoạt động của hệ thống NHTM.

Thứ hai, tính khả thi của hệ thống pháp luật cịn thể hiện ở việc các quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật hiện hành. Việc ban hành quy phạm pháp luật về cơ cấu nợ phải xem xét tới điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước có cho phép thực hiện được quy phạm pháp luật đó hay khơng, đồng thời, phải tính đến các điều kiện khác như tổ chức bộ máy nhà nước, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, dư luận xã hội trong việc tiếp nhận quy phạm pháp luật đó, trình độ văn hóa và kiến thức pháp lý của nhân dân.

3.1.5 Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ và linh hoạt của chính sách tín dụng

Giữa các bộ phận hợp thành hệ thống pháp luật khơng chỉ có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ mà cịn ln có sự thống nhất nội tại với nhau. Sự thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật là điều kiện cần thiết bảo đảm cho tính thống nhất về mục đích của pháp luật và sự triệt để trong việc thực hiện pháp luật. Tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật phải được thể hiện trong cả hệ thống cũng như trong từng bộ phận hợp thành của hệ thống ở các cấp độ khác nhau, nghĩa là giữa các ngành luật trong hệ thống; giữa các chế định pháp luật trong cùng ngành luật; giữa các quy phạm pháp luật trong chế định pháp luật cũng phải thống nhất. Khơng có các hiện tượng trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn nhau của các quy phạm pháp luật trong mỗi bộ phận và trong các bộ phận khác nhau của hệ thống. Điều này đòi hỏi các quy phạm pháp luật được ban hành không chỉ bảo đảm sự thống nhất, hài hòa về nội dung mà còn phải bảo đảm sự đồng bộ, tính thứ bậc của mỗi quy phạm về hiệu lực của chúng, trong đó, các quy phạm trong Hiến pháp phải có hiệu lực pháp luật cao nhất, các quy phạm pháp luật khác phải phù hợp với quy phạm trong Hiến pháp.

Bất kì một quy phạm pháp luật nào cũng được tạo ra và tác động không phải trong sự độc lập, riêng rẽ mà trong một tổng thể những mối liên hệ và ràng buộc nhất định. Do vậy, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới tính khả thi

và hiệu quả của pháp luật. Bởi tất cả những mối liên hệ, ràng buộc đó của các quy định pháp luật với những yếu tố và hiện tượng khác nhau trong đời sống xã hội xét đến cùng đều có ảnh hưởng tới sự tác động, điều chỉnh của pháp luật.

Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và linh hoạt của chính sách tín dụng cần tập trung triển khai các giải pháp tín dụng để phấn đấu đạt được mục tiêu tín dụng đề ra, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tiếp tục triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý cơ cấu nợ nhằm lành mạnh hóa hoạt động của các TCTD, đảm bảo an tồn hệ thống.

3.2. Đề xuất nhóm giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật về cơ cấu nợ tại tổ chức tín dụng

3.2.1. Nhóm đề xuất/đề nghị kéo dài thời gian thí điểm xử lý cơ cấu nợ vớiNgân hàng Nhà nước và Chính phủ Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ

Có thể nói thời gian qua, tồn hệ thống các TCTD đang tiến hành cơ cấu và tái cơ cấu đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ, nhiều khả năng về đích đúng hoặc trước thời hạn được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 843/QĐ-TTg12, Quyết định số 1058/QĐ-TTg13, song đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế- xã hội toàn cầu cũng như ở Việt Nam, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng, vừa sản xuất vừa chống dịch, chuỗi cung ứng đứt gãy, chi phí tăng cao, giao thơng ln chuyển hàng hóa vơ cùng khó khăn dẫn đến nhiều doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01, Thông tư 03 và

12 Quyết định số 843/QĐ-TTg Quyết định Phê duyệt đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và đề án “Thành lập cơng ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng”

13 Quyết định số 1058/QĐ-TTg quyết định phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2022”

Thông tư 14 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp song trong tương lai các doanh nghiệp khó có khả năng phục hồi ngay để trả nợ đúng hạn, trong bối cảnh đó các TCTD cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề (độ trễ 6-12 tháng) dẫn đến khả năng nợ xấu sẽ tăng cao sau Quý 3/2022. Thời điểm đó, Nghị quyết 42 hết hiệu lực, nếu khơng có giải pháp kịp thời thì nợ xấu các TCTD tăng cao trong bối cảnh hành lang pháp lý hết hiệu lực sẽ gây khó khăn vơ cùng lớn cho các TCTD trong việc xử lý cơ cấu nợ. Vì vậy:

1/ Đề nghị Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ sớm tổng kết Nghị quyết 42 của Quốc hội để trên cơ sở đó đề xuất trình Quốc hội ban hành Luật xử lý cơ cấu nợ.

2/ Đề nghị Chính phủ xem xét ban hành Nghị định cho phép khoanh nợ đối với khoản dư nợ chịu ảnh hưởng COVID-19 nặng nề từ 1- 2 năm. Áp dụng như Nghị định 55/NĐ-CP14; sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/NĐ-CP về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đối với trường hợp thiên tai dịch bệnh.

3/ Đề nghị Chính phủ tăng vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước chiếm cổ phần chi phối và Vietcombank để đảm bảo hệ số an toàn theo tỷ lệ tối thiểu. Hiện nay các NHCP đều đạt và vượt tỷ lệ. Trường hợp khó khăn cho phép các NHTM Nhà nước được phép bổ sung vốn điều lệ bằng khoản lợi nhuận của TCTD.

3.2.2. Đề xuất quy định về nới lỏng các điều kiện cơ cấu nợ ngân hàng đểhỗ trợ doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp

Mở rộng thời gian cơ cấu, gia hạn nợ

Với mốc giới hạn thời gian được cơ cấu nợ trong Thông tư 14 kéo dài tối đa đến cuối tháng 6/2022 thì có thể nhiều DN có thể vẫn chưa phục hồi được. Chưa kể, cơ cấu nợ thì vẫn phải trả nên có thể xảy ra trường hợp đến hạn chót cơ cấu, DN vẫn bị khó khăn với các khoản nợ mới và cũ dồn lại. Nếu như thời điểm đó, DN khơng trả được có thể dẫn đến gia tăng nợ xấu ngân hàng.Với vướng mắc quy định về thời gian được gia hạn của các khoản nợ cơ cấu nợ, giữ ngun nhóm nợ, nhiều khách hàng sẽ khơng thể đáp ứng được áp lực trả nợ nếu như số dư nợ được cơ cấu phải cơ cấu lại thời hạn

trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ của Thông tư 14 do chưa thể phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do đó, NHNN nên xem xét kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn thanh tốn và giữ ngun nhóm nợ theo hướng tương xứng hơn với thu nhập và dòng tiền của khách hàng, cũng như sự ảnh hưởng của khoản nợ do dịch bệnh covid-19 gây ra để khơng tạo khó khăn, áp lực cho khách hàng trong thời gian quá ngắn sau thời gian

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w