Quy định về việc miễn giảm lãi phí

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 36 - 39)

1.1.4 .Trích lập dự phịng rủi ro

2.1 Thực trạng pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng

2.1.2. Quy định về việc miễn giảm lãi phí

phí Quy định về lãi suất

Vấn đề lãi phí thường được quy định trong hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ được ký kết giữa người vay và tổ chức tín dụng. Mỗi loại hợp đồng vay có mức lãi phí, lãi suất khác nhau, ví dụ vay ngắn hạn khác với vay trung hạn và khác với vay dài hạn.

Lãi suất có 02 loại, lãi suất cố định thường áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn và ổn định trong suốt thời gian vay. Lãi suất linh hoạt hay còn gọi lãi suất thả nổi thường áp dụng cho khoản vay trung hạn và dài hạn, lãi suất thả nổi được thay đổi trong q trình vay, thơng thường lãi suất được xác định tại thời điểm giải ngân và được thả nổi sau một thời gian nhất định, thông thường bằng lãi suất huy động với 2%.

Theo quyết định 1730/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách

hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:

Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 điều 13 thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mơ) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,5%/năm.

- Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mơ áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm.

- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 và thay thế Quyết định số 920/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.

Lãi suất áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay được ký kết trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay.

Tuy nhiên dịch bệnh COVID-19 cuối năm 2019 là sự kiện bất khả kháng, do vậy năm 2020 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thơng tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19, năm 2021 Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Thông tư 03/2021/TT- NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT- NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

Theo Thơng tư 14/2021/TT-NHNN việc miễn giảm lãi, phí được thực hiện theo Điều 5 như sau:

Theo đó ngân hàng có trách nhiệm miễn giảm lãi suất cho tổ chức cá nhân vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 mà không phụ thuộc vào việc quy định lãi suất trong Hợp đồng tín dụng đã ký kết.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với

- Số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ cơng bố hết dịch COVID-19

- Khách hàng khơng có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Giảm lãi vay sẽ không dành cho tất cả các phân lớp khách hàng, ví dụ như các doanh nghiệp bất động sản, chứng khốn có thể khơng được ưu tiên, mà tập trung chủ yếu cho nhóm khách hàng bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh. Hay các doanh nghiệp gặp khó khăn khơng có doanh thu hoặc doanh thu giảm (như lĩnh vực lưu trú, dịch vụ…), tiếp theo là nhóm sản xuất và khách hàng cá nhân. Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng và khu vực địa bàn, lĩnh vực mà tổ chức tín dụng đó đã và đang cho vay. Ví dụ như tổ chức tín dụng đó đang cho vay nhiều ở lĩnh vực, địa bàn khó khăn thì mức độ hỗ trợ sẽ cao hơn. Vì dư địa giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước là không nhiều khi áp lực lạm phát đang tăng lên. Do đó, để giảm được lãi suất cho vay, các ngân hàng bắt buộc phải tiết giảm chi phí hoạt động, thậm chí, chấp nhận hy sinh lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w