Nhóm giải pháp bổ sung/sửa đổi quy định về phương thức, mục đích, hạn mức,

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 67 - 69)

1.1.4 .Trích lập dự phịng rủi ro

3.2. Đề xuất nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cơ cấu nợ tại tổ chức

3.2.3. Nhóm giải pháp bổ sung/sửa đổi quy định về phương thức, mục đích, hạn mức,

hạn mức, lãi suất, thời hạn vay

Hoàn thiện điều khoản về nội dung của hợp đồng tín dụng

Thơng tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng, trong nội dung hợp đồng cho vay tại Điều 23 phải “có đủ 14 nội dung bắt buộc”, trong khi đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ yêu cầu đơn giản về nội dung do các bên tự thỏa thuận. Để tránh trường

hợp nếu có những vấn đề phát sinh thì Thơng tư này nên sửa đổi theo hướng quy định của Bộ luật Dân sự, nếu các bên khơng thỏa thuận thì nội dung sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Hồn thiện về hình thức của hợp đồng

Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phải thực hiện đăng ký mẫu hợp đồng cho vay (đối với cá nhân) với Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương theo Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Điều này cần phải làm rõ có nên bắt buộc các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phải đăng ký hợp đồng mẫu. Nếu mỗi hoạt động đều phải đăng ký với cơ quan quản lý có thể sẽ dẫn tới mất tính cạnh tranh, làm gia tăng thêm về thủ tục hành chính cũng như ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến cả quyền lợi của người tiêu dùng, mà các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khơng đăng ký kịp sẽ làm hợp đồng vô hiệu, điều này, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng.

Hồn thiện điều khoản về mục đích hợp đồng vay

Để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và khả năng trả nợ của bên vay, Luật các Tổ chức tín dụng quy định, ngân hàng có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát q trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của bên vay, cán bộ tín dụng cần có sự hướng dẫn khách hàng lập một danh sách, mua của ai, người bán ký vào. Tăng cường khả năng giám sát quá trình hoạt động kinh doanh cũng như quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, phải tiến hành lập biên bản, dừng giải ngân. Nếu cần thiết, phải báo ngay đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cùng phối hợp xử lý, đảm bảo tuân thủ quy định cũng như đảm bảo trách nhiệm pháp lý cho chính cán bộ tín dụng và cho những người quyết định đến khoản vay tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w