II. Các môn thể thao được HS lựa chọn.
3 Bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm, các kỹ năng nghề nghiệp và các phẩm chất cá nhân cho G
3.3.5. Hiệu quả ứng dụng giải pháp CLB TDTT trong trường THPT ở Đà Nẵng.
TDTT của nhà trường để các CLB thử nghiệm nội dung hoạt động cần thiết.
* Nội dung hoạt động cho hội viên: Được GV xây dựng theo các chương trình tự chọn của chương trình chính khóa kết hợp với một số nội dung nâng cao theo yêu cầu nâng cao.
3.3.5. Hiệu quả ứng dụng giải pháp CLB TDTT trong trường THPT ở Đà Nẵng. Đà Nẵng.
Sau 15 tháng thử nghiệm, giải pháp xây dựng mô hình CLB TDTT trường học đã được các hiệu quả tích cực về các mặt như công tác tổ chức mô hình hoạt động CLB TDTT trường, thay đổi về nhận thức về TDTT trường học cũng như kết quả phát triển thể chất HS của HS tham gia sinh hoạt CLB.
3.3.5.1. Kết quả về công tác tổ chức hoạt động CLB TDTT
Kết quả về công tác tổ chức hoạt động CLB TDTT trường THPT Đà Nẵng được trình bày ở bảng 3.50.
trường THPT ở Đà Nẵng TT Hình thức sinh Thời gian (phút) Sốbuổ i /tuần Tham gia bình
quân hàng tháng người Lượt hoạt Phí sinh hoạt /tháng GV TD tham Nam Nữ Tổng I Đội nhóm (CLB) 1. Bóng đá 120 2 120 12 132 1.584 40.000 3 2. Bóng chuyền 120 2 60 8 68 816 40.000 2 3. TD Aerobic 90 1 25 120 145 1.740 20.000 3 4. Cờ vua 90 2 45 40 85 1.020 30.000 2 5. Bóng rổ 120 2 90 32 122 1.464 30.000 3 6. Bóng bàn 90 1 56 23 79 948 30.000 2 7. Cầu lông 120 2 112 84 196 2.352 40.000 3 8. Điền kinh 90 1 156 86 242 2.904 10.000 5 664 405 1.069 12.828 23 II Lớp tự chọn 1. Bơi lội 120 3 135 77 212 1.908(*) 200.000 10 2. Bóng bàn 90 2 35 21 56 672 250.000 2 3. Cầu lông 90 2 84 67 151 1.812 200.000 2 4. Bóng đá 120 2 85 - 85 1.020 120.000 2 5. TD Aerobic 90 3 25 121 146 1.752 150.000 3 6. Võ thuật 105 3 122 32 154 1.848 100.000 2 486 318 804 9.012 21**
(*) Ba tháng mùa đông (tháng 11-12 và 01) không hoạt động. (**) Các GV đều tham gia 2 hình thức, riêng môn Bơi lội có 5 GV không chuyên sâu bơi tham gia hỗ trợ.
Bảng 3.50 cho thấy các trường đã phát triển thêm nhiều môn thể thao ngoại khóa trong nhà trường, thu hút lượng HS tham gia hoạt động khá lớn (1.069 HS tham gia đội nhóm và 804 HS tham gia lớp tự chọn). Có đến 27.840 số lượt người tập luyện thường xuyên trong năm. Hầu hết GV TD của các trường thực nghiệm
thời nâng cao ý thức, trách nhiệm và lòng yêu nghề của GV TD.
3.3.5.2. Kết quả về thái độ của HS tham gia hoạt động CLB TDTT.
Thái độ tập luyện các nội dung TDTT trong hoạt động CLB của HS được nhóm nghiên cứu đánh giá thông qua phương pháp quan sát sư phạm, ghi chép và phân tích định tính các tiêu chí, được thể hiện qua hành vi biểu lộ ý chí, sự tập trung, mức độ tham gia hoạt động vận động của HS. Nhận thức thái độ học tập được đánh giá ở 4 mức: Rất tốt, Tốt, Trung bình và Yếu. Mẫu được chọn đánh giá được lấy ngẫu nhiên 20% số lượng HS tham gia CLB, trong đó hình thức sinh hoạt đội nhóm là 210 em (120 nam và 90 nữ), lớp học là 160 (85 nam và 75 nữ).
Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.51.
Bảng 3.51. Thái độ tập luyện của HS tham gia CLB THPT ở Đà Nẵng
(n= 370) Thái độ Hình thức Nam Nữ X Tổng SL % Tổng SL % Rất tốt Đội 120 65 54,17 90 51 56,67 56,08 Lớp 85 48 56.14 75 43 57,33 Tốt Đội 120 31 25,83 90 26 28,89 28,63 Lớp 85 25 29,14 75 23 30,67 Trung bình Lớp Đội 12085 2412 20,0014,12 9075 139 14,4412,00 15,14 Yếu Đội 120 0 0 90 0 0 0 Lớp 85 0 0 75 0 0
Bảng 3.51 cho thấy thái độ tập luyện của HS khi tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa theo mô hình CLB là rất tốt, đạt mức trung bình chung của nam và nữ ở 2 hình thức sinh hoạt là 56,08%, không có HS có thái độ yếu. Tuy nhiên cũng có đến 15,14 HS xếp loại trung bình, cho thấy dù tham gia hoạt động tự nguyện nhưng có nhiều HS chưa có ý thức cao, điều này có thể do các em tham gia theo phong trào, theo bạn bè, cần có môi trường vui chơi chứ chưa có nhận thức đầy đủ về giá trị của TDTT trường học .
tài đã sử dụng 06 nội dung kiểm tra thể lực trong Quyết định số 53/2008 Bộ GD&ĐT quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực HSSV. Do không có đối tượng tương ứng để đánh giá so sánh, và HS tham gia CLB sinh hoạt theo môn tự chọn chứ không theo các khối lớp nên luận án chỉ sử dụng phương pháp tự đối chiếu để so sánh kết quả thể lực của HS trước tập luyện và sau khi tham gia sinh hoạt CLB thể thao 1 năm. Mẫu được chọn đánh giá là 370 HS của cả 2 hình thức sinh hoạt, trong đó có 205 nam và 165 nữ. Kết quả được trình bày ở bảng 3.52 cho thấy:
Đối với nam HS sự phát triển tố chất thể lực phù hợp với quy luật phát triển chung ở tất cả các chỉ tiêu. Tất cả các giá trị trung bình sau thực nghiệm tốt hơn thành tích trước thực nghiệm (d > 0 với thành tích tỷ lệ thuận và d < 0 với thành tích tỷ lệ nghịch – số giây trong thành tích chạy nhanh). Nhịp độ tăng trưởng đạt từ 2,70% đến 7,10%, trong đó các chỉ tiêu tăng trưởng tốt là: Chạy con thoi 4 x 10m (6,359%), Lực bóp tay thuận (4,846%), Chạy 30m XPC (4,835%) . Tất cả sự khác biệt về thành tích đều có ý nghĩa thống kê ở độ tự do ∞ và ngưỡng xác suất P = 0,05 (t bảng = 1,96).
Đối với nữ HS sự phát triển tố chất thể lực phù hợp với quy luật phát triển chung ở tất cả các chỉ tiêu. Tất cả các giá trị trung bình sau thực nghiệm tốt hơn thành tích trước thực nghiệm (d > 0 với thành tích tỷ lệ thuận và d < 0 với thành tích tỷ lệ nghịch – số giây trong thành tích chạy nhanh). Nhịp độ tăng trưởng không đồng đều, đạt từ 2,70% đến 8,96%, trong đó các chỉ tiêu tăng trưởng tốt là: Nằm ngửa gập bụng 8,96%, Bật xa tại chỗ (6,67%). Tất cả sự khác biệt về thành tích đều có ý nghĩa thống kê ở độ tự do ∞ và ngưỡng xác suất P = 0,05 (t bảng = 1,96). Nhóm các thành tích mà sự khác biệt trước và sau thực nghiệm có ý nghĩa thống kê cao là Bật xa tại chỗ (6,46) và Chạy con thoi (4,365).
lực Nam (n=205) Nữ (n=165)
Trước thực Sau d W(%) t p Trước Sau
thực nghiệm Lực bóp tay thuận (kg) 41,48 43,25 1,77 4,18 4,846 <0,05 28,82 29,61 0,79 2,70 2,416 <0,05 Nằm ngửa gập bụng (lần/30gy) 20,35 21,50 1,15 5,49 3,570 <0,05 11,46 12,54 1,08 8,96 3,400 <0,05 Bật xa tại chỗ (cm) 212,88 223,00 10,12 4,64 4,112 <0,05 156,40 167,20 10,80 6,67 6,460 <0,05 Chạy 30m XPC (gy) 4,87 4,54 -0,33 7,10 4,835 <0,05 6,21 6,03 -0,18 2,99 2,425 <0,05 Chạy con thoi 4 x 10m
(gy) 10,54 10,05 -0,49 4,78 6,359 <0,05 12,34 12,01 -0,33 2,72 4,365 <0,05 Chạy tùy sức 5 phút (m) 961,80 993,00 31,20 3,19 3,989 <0,05 761,26 788,00 26,74 3,45 3,050 <0,05
3.3.6.1. Kết quả lựa chọn các giải pháp.
Thực hiện cải cách chương trình, nội dung GDTC và đổi mới nội dung, hình thức HĐTT trường học là yêu cầu đặt ra đối với nhiều quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo sự thống nhất các nội dung GDTC với sức khoẻ mọi người và phản ánh sự thống nhất giữa TDTT hiện đại với truyền thống văn hoá dân tộc. Trong nhiều năm qua, chính phủ nhiều nước đã ban hành các văn bản, đạo luật nhằm cải cách phương thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ TDTT trường học.
Qua tổng hợp các xu hướng cải cách GD nói chung và GDTC nói riêng của các nước trên thế giới, chúng tôi thấy nổi lên một số xu hướng cơ bản là:
- Tăng cường GD nhân văn với tinh thần hợp tác, hữu nghị, đoàn kết, hòa bình. Điều đó đã dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa, độc lập và hội nhập, hợp tác và đấu tranh, không ai có thể đứng riêng một mình. Xu hướng này cũng thể hiện trong lĩnh vực TDTT nói chung và TDTT trường học nói riêng.
- Công nghệ thông tin là phương tiện công cụ quan trọng trong cải cách GD. - Hiện đại hóa các PPDH, thực chất là dùng các phương tiện hiện đại để thực hiện cá thể hóa PPDH, đó là hướng đến dạy học theo từng HS, từng xu hướng, năng lực, hứng thú và triển vọng của mỗi HS [25],[41].
Đây là những xu thế của các nước tiên tiến, thiết nghĩ điều này cũng có thể áp dụng trong đổi mới GD nói chung và GDTC nói riêng ở Việt Nam.
Ở nước ta, trong những năm qua tuy có nhiều văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh công tác GD cũng như công tác TDTT trường học, nhưng trong thực tế hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, điều đó đã được nhận định trong các văn kiện Nghị quyết 08/NQ-TW, Chiến lược phát triển TDTT, Chiến lược phát triển GD Việt Nam đến năm 2020 [6],[92],[94].
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là cơ hội để đẩy mạnh cải cách GD nói chung và GDTC nói riêng,
cho phép luận án mạnh dạn nghiên cứu giải pháp những đột phá nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDTC và HĐTT trong học sinh THPT ở Đà Nẵng.
Để có cơ sở lựa chọn giải pháp, luận án đã sử dụng phương pháp phân tích SWOT là phương pháp tiên tiến trong nghiên cứu kinh tế, GD, văn hóa, xã hội. Phương pháp này đã được các chuyên gia sử dụng trong nghiên cứu Chiến lược phát triển GD Việt Nam đến năm 2020 cũng như trong các quy hoạch phát triển ngành TDTT của các địa phương.
Qua phân tích các vấn đề bằng ma trận SWOT, luận án đã xác định được các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến công tác GDTC và HĐTT cho HS THPT ở Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong việc nâng cao chất lượng GDTC và HĐTT trong HS THPT Đà Nẵng. Từ đó, luận án đưa ra 11 giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng GDTC và HĐTT trong trường THPT ở Đà Nẵng. Qua so sánh với một số công trình nghiên cứu của các tác giả, có một số nội dung liên quan đến giải pháp của luận án đã được đề cập đến, như đề tài của Vũ Đức Văn nghiên cứu ứng dụng đổi mới PPDH cho GV trường THCS ở Hải Phòng [111], Cấn Văn Nghĩa thực hiện giải pháp CLB cơ sở ở Hà Tây (cũ) [69], Nguyễn Văn Thời cũng vận dụng phương pháp dạy học tự chọn theo chủ đề bám sát cho HS THCS [85]. Các nghiên cứu này thường lựa chọn giải pháp trên cơ sở đánh giá thực trạng bên trong, ít chú ý đến các yếu tố tác động bên ngoài. Phương pháp phân tích SWOT đã giải quyết sâu hơn các vấn đề này nên các giải pháp của luận án có tính khả thi cao để ứng dụng trong thực tế. Kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy một số giải pháp đã được quán triệt trong Chiến lược phát triển TDTT và Chiến lược phát triển GD đến năm 2020. Vì vậy, các giải pháp này có thể áp dụng rộng rãi trong việc nâng cao chất lượng GDTC và HĐTT trong các trường THPT nói chung ở nước ta.
Cần lựa chọn những giải pháp nào mang tính đột phá cho hoạt động GDTC và thể thao trường học ở các trường THPT thành phố Đà Nẵng? Sau khi phỏng vấn chuyên gia và các nhà quản lý, luận án đã lựa chọn 05 giải pháp ưu tiên, trong đó
thể xem là giải pháp đột phá nhằm nâng cao hiệu quả TDTT trường THPT ở Đà Nẵng. Giải pháp về mô hình CLB các môn thể thao tự chọn theo sở thích cá nhân định hướng XHH trong trường THPT có thể xem là giải pháp then chốt trong HĐTT trường học. Đây là các giải pháp cơ bản, nếu giải quyết tốt có thể đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng TDTT trường học nói chung và các trường THPT ở Đà Nẵng nói riêng.
Ngoài ra, các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về TDTT trường học và đầu tư cơ sở vật chất TDTT trong nhà trường cũng là những giải pháp rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường. Tuy nhiên các giải pháp này cần có thời gian và nguồn lực để thực hiện, nó đòi hỏi các cấp lãnh đạo và các nhà quản lý GD cần phải đưa vào trong các chương trình hành động, các đề án, chiến lược và quy hoạch của ngành để triển khai thực hiện.
3.3.6.2. Chương trình, nội dung dạy học tự chọn theo chủ đề đáp ứng:
Nhà trường hoạt động luôn gắn liền với xã hội là nguyên tắc cơ bản đã được nêu ra từ lâu, tuy nhiên mức độ hội nhập vào xã hội của hệ thống GD nói chung, của các trường THPT nói riêng còn nhiều hạn chế. Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi mức độ hội nhập của nhà trường vào xã hội phải toàn diện, sâu sắc hơn. Điều này đòi hỏi GD chuyển từ chỗ dựa vào cách tiếp cận “dạy” là chính, sang tiếp cận “học” là chính, nghĩa là người thầy chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, còn người học, nhất là ở tuổi THPT, trực tiếp hấp thụ các kiến thức phổ thông và các kiến thức xã hội để hướng đến việc “học suốt đời”. Luận án đã lựa chọn quan điểm này để làm định hướng cho việc xây dựng chương trình, nội dung dạy học theo chủ đề tự chọn, giúp cho HS rèn luyện thể chất và hoạt động thể thao, lấy phương tiện bài tập thể chất và hoạt động thể thao là phương tiện rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực không chỉ ở thời kỳ đi học mà còn hình thành thói quen tập luyện trong cuộc sống sau này.
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, dạy học tự chọn có 3 loại chủ đề: chủ đề cơ bản, chủ đề nâng cao và chủ đề đáp ứng. Trong đó, chủ đề đáp ứng dành cho
đề này có thể áp dụng cho mọi đối tượng HS [12].
Trong GDTC, dạy học tự chọn TD đã được đưa vào CTMH từ lớp 4. Theo Nguyễn Kim Minh, nếu HS được tập môn học tự chọn liên tục từ lớp 4 cho đến hết 12, chắc chắn sẽ đạt trình độ thành tích thể thao nhất định, đồng thời qua đó có thể phát hiện và bồi dưỡng nhiều tài năng thể thao [65]. Tuy nhiên trong thực tiễn, điều này rất khó thực hiện vì hiện nay kế hoạch dạy học môn TD ở các lớp học, bậc học trong hệ thống GD phổ thông ở nước ta chưa đảm bảo được tính liên thông. Ở góc độ nghiên cứu, luận án của Nguyễn Văn Thời (2011) về dạy học tự chọn GDTC theo chủ đề và hoạt động ngoại khóa tự nguyện trong các trường THCS, chủ yếu là thực hiện theo chủ đề bám sát, chỉ phù hợp với đối tượng HS THCS [85]. Ngoài ra chưa thấy có nghiên cứu về GDTC nào đề cập đến lĩnh vực dạy học tự chọn theo chủ đề, nhất là chủ đề đáp ứng ở bậc học THPT.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã xây dựng chương trình tổ chức dạy học môn TD theo chủ đề đáp ứng và thiết kế chương trình các môn học theo hướng giảm tải phần bắt buộc, tăng phần tự chọn để đáp ứng nhu cầu và sở thích học tập của HS và đồng thời đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa. Quan điểm này thống nhất với quan niệm của Hồ Đắc Sơn, cho rằng: Xây dựng chương trình phải theo hướng có nhiều lựa chọn, đảm bảo chương trình có sức sống thật sự trong thực tiễn GD phổ thông. Nội dung chương trình phải theo hướng có sự thoát ly cần thiết đối