PPDH của GV.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở đà nẵng (Trang 29 - 31)

Theo cách hiểu thông thường, phương pháp là cách thức để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa "Phương pháp là cách thức nhận thức, nghiên cứu hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội" [114, tr.766]. Phương pháp cũng có thể được hiểu là “hệ thống các nguyên tắc, các thao tác có thể

nhằm từ nhiều điều kiện nhất định ban đầu tới mục đích định trước...”. Theo đó, dấu hiệu bản chất của phương pháp là tính hướng đích.

PPDH của GV có vai trò quan trọng, là yếu tố cần thiết để giúp HS tiếp thu bài giảng một cách có hiệu quả. Tổng hợp nhiều tài liệu của các tác giả trong nước, PPDH có thể tập hợp thành 3 nhóm tiếp cận sau:

- Tiếp cận hướng vào GV: phương pháp này lấy GV làm trung tâm, người GV quyết định toàn bộ quá trình dạy học, cả mục đích, nội dung, hình thức mà không quan tâm đến HS. Hình thức dạy học theo kiểu chia lớp, lên lớp; bài học theo kiểu làm mẫu, bắt chước, đọc – chép, học thuộc lòng, học trò chỉ bắt chước máy móc và ghi nhớ. Phương pháp này thường được gọi là phương pháp truyền thống.

- Tiếp cận hướng vào HS: là PPDH lấy HS làm trung tâm, coi HS là chủ thể quyết định cả mục tiêu, nội dung và hình thức của quá trình dạy học. Hiện nay, ở nước ta phương pháp này được xem là hiện đại, đổi mới, nhưng thực chất phương pháp này có từ thế kỷ 18.

- Tiếp cận cộng tác: GV thiết kế nội dung bài học phải đảm bảo chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra quá trình HS nắm tri thức. HS tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng kỹ xảo từ các mệnh lệnh dưới sự điều khiển của GV. Hai hoạt động này thống nhất với nhau nhờ cộng tác [55],[57],[100],[118].

Trong các cách tiếp cận trên, tiếp cận cộng tác được xem là phù hợp với ý tưởng cải tiến, tiến tới đổi mới PPDH theo hướng quy trình hoá việc chuẩn bị và tiến hành dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Nói cách khác, PPDH là cách thức hoạt động của GV trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp HS chủ động đạt các mục tiêu dạy học. Theo cách tiếp cận này, PPDH là một hệ thống tác động liên tục của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS để học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung học tập nhằm đạt được mục tiêu đã định.

Ngoài các PPDH phổ biến trong GD như phương pháp sử dụng ngôn ngữ, phương pháp trực quan, phương pháp kiểm tra đánh giá...; trong GDTC còn sử dụng các phương pháp có tính chất đặc thù, như:

- Phương pháp hoàn chỉnh và phương pháp phân giải. Hoàn chỉnh là phương pháp giảng dạy động tác không phân ra các phần các đoạn riêng lẻ mà thực hiện liên tục từ đầu đên cuối. Ngược lại phân giải là phương pháp dựa vào cấu trúc kỹ thuật động tác, người ta chia động tác hoàn chỉnh để tiến hành dạy học theo đoạn hoặc bộ phận, sau đó với học hoàn chỉnh. Hai phương pháp này thực chất là 2 mặt của một phương pháp, bổ sung hoàn thiện cho nhau.

- Phương pháp phòng ngừa và sửa chữa sai sót. Trong dạy học TDTT việc phòng ngừa và sửa chữa sai sót động tác không những là nhu cầu để nắm tri thức TDTT và kỹ thuật động tác, mà còn là điều kiện cần thiết để rèn luyện thân thể và phòng tránh chấn thương. Khi đề phòng và sửa chữa sai lỗi động tác, trước tiên nên phân tích nguyên nhân, sau đó mới nhìn thẳng vào nguyên nhân chủ yếu của sai sót để có biện pháp sửa chữa thích hợp [55],[100].

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở đà nẵng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w