Phương pháp kiểm tra sư phạm.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở đà nẵng (Trang 53 - 57)

T (3) Nhóm giải pháp S (4) Nhóm giải pháp W rong đó:

2.2.6.Phương pháp kiểm tra sư phạm.

Phương pháp kiểm tra sư phạm được sử dụng để đánh giá trình độ phát triển thể chất đối đối tượng nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu về thể lực

Mục đích: Đánh giá sức mạnh tay thuận, qua đó biết được mức độ phát triển sức mạnh cơ bắp của tay người được kiểm tra.

Dụng cụ: Lực kế bóp tay T.K.K 5041 do Nhật Bản sản xuất.

Cách tiến hành: Người được kiểm tra đứng dạng 2 chân bằng vai, tay thuận cầm lực kế đưa thẳng, tạo nên góc 450 so với trục dọc cơ thể. Tay còn lại duỗi thẳng tự nhiên xuôi theo đùi. Cầm lực kế trong lòng bàn tay thuận, đồng hồ lực kế hướng ra ngoài, các nắm tay nắm chặt tay cầm của lực kế và bóp hết sức, bóp đều, từ từ gắng sức trong vòng 2 giây. Không được giật cục hay thêm động tác trợ giúp của thân người. Người kiểm tra được thực hiện 2 lần, nghỉ giữa mỗi lần 15 giây. Lấy kết quả lần cao nhất ghi vào biên bản. Đơn vị tính là kg.

2.2.6.2. Dẻo gập thân (cm).

Mục đích: Đánh giá độ mềm dẻo thân mình.

Dụng cụ: Bục kiểm tra hình hộp, có thước ghi sẵn ở mặt trước, thước dài 50cm, có chia thang độ cm ở 2 phía. Mặt trước thước còn có “con trượt” để đánh dấu kết quả. Điểm 0 ở giữa thước (mặt bục). Từ điểm 0 chia về 2 đầu thước mỗi đầu 25cm. Từ điểm 0 xuống dưới bụ là dương (+), từ điểm 0 lên trên bục là âm (-).

Cách tiến hành: Người được kiểm tra đứng lên bục (đi chân không), tư thế đứng nghiêm, đầu ngón chân sát mép bục, 2 chân thẳng, mép trong 2 bàn chân song song, đầu gối không được co, từ từ cuối xuống, 2 tay duỗi thẳng, lòng bàn tay úp, dùng đầu ngón tay trỏ cố gắng đẩy “con trượt” sâu xuống dưới. Khi đã cúi hết mức, “con trượt” dừng ở đâu thì đó là kết quả của độ dẻo thân mình.

Kết quả được xác đinh như sau:

- “Con trượt” không qua được mặt phẳng của bục người thực hiện đang đứng, đó là kết quả âm (-), thí dụ -3cm, -5cm..

- “Con trượt” qua mặt phẳng của bục người thực hiện đang đứng, đó là kết quả dương (+), thí dụ +3cm, +5cm.

Kết quả dương: độ dẻo tốt; kết quả âm: độ dẻo kém.

2.2.6.3. Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây). Mục đích: Đánh giá sức mạnh bền nhóm cơ bụng.

Dụng cụ: Nệm cao su kích thước 1m x 2m

Cách tiến hành: Người được kiểm tra ngồi trên mặt nệm, hai chân co 900 ở đầu gối, bàn chân áp sát mặt đệm, các ngón tay đan chéo vào nhau, lòng bàn tay áp chặt phía sau đầu, khuỷu tay chạm đùi. Người phục vụ ngồi đối diện, hai tay giữ chặt phần dưới hai cổ chân của người được kiểm tra, sao cho hai bàn chân của đối tượng không nhấc khỏi mặt sàn trong quá trình thực hiện.

Khi kiểm tra viên thứ nhất hô "bắt đầu", người thực hiện ngả người thành nằm ngửa ra phía sau, hai bả vai chạm mặt sàn, sau đó lập tức gập bụng nâng người về tư thế ban đầu và lặp lại liên tục trong 30 giây.. Mỗi lần ngả người, co bụng được tính 1 lần. Khi hô "bắt đầu" đồng thời bấm đồng hồ, đến giây thứ 30, hô "kết thúc", báo hiệu lần kiểm tra đã xong. Kiểm tra viên thứ hai đếm số lần thực hiện được và ghi vào biên bản. Yêu cầu thực hiện đúng kỹ thuật và gắng sức tối đa trong thời gian kiểm tra. Thành tích được tính bằng số lần.

2.2.6.4. Bật xa tại chỗ (cm)

Mục đích: dùng để đánh giá sức mạnh tốc độ chi dưới.

Dụng cụ kiểm tra: Nệm cao su kích thước 1mx3m đặt trên nền có mặt phẳng ổn định. Trên nệm đặt thước để đo chiều dài bật xa và gắn thước đo mềm, có chia độ tới từng mm. Kẻ vạch xuất phát, đặt mốc 0 của thước chạm vạch xuất phát.

Cách thực hiện: Người được kiểm tra đứng ở tư thế chuẩn bị, ngón chân đặt sát mép vạch xuất phát, hai tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu, gập thân, hơi lao người về phía trước, đầu hơi cúi, hai tay hạ xuống dưới, ra sau (giống tư thế xuất phát trong bơi), phối hợp duỗi thân, chân bật mạnh về trước đồng thời hai tay cũng vung mạnh ra trước; khi bật nhảy và khi tiếp đất hai chân thực hiện đồng thời cùng lúc.

Xác định thành tích: kết quả bật xa được đo từ vạch xuất phát đến điểm chạm gần nhất của gót chân trên mặt nệm. Thực hiện hai lần, kiểm tra viên xác định thành tích cao nhất ghi vào biên bản. Thành tích được tính bằng cm.

2.2.6.5. Chạy 30m xuất phát cao (giây):

Dụng cụ đo: Đồng hồ bấm giây, cọc tiêu, cờ lệnh, đường chạy dài 50m

Cách thực hiện: Có 2 kiểm tra viên, 1 người đứng ở vạch xuất phát, một người đứng ở ngang vạch đích theo dõi bấm giờ người được kiểm tra.

Khi có lệnh “vào chỗ”, người được kiểm tra tiến tới vạch xuất phát, đứng chân trước chân sau, cách nhau 30-40cm, bàn chân trước đặt ngay sau vạch xuất phát, trọng tâm hơi đổ về trước, hai tay thả lỏng tự nhiên, tư thế thoải mái. Khi nghe lệnh “sẵn sàng”, hạ thấp trọng tâm dồn vào chân trước, tay hơi co ở khuỷu, đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước. đầu hơi cuối. Khi có lệnh “chạy”, ngay lập tức lao nhanh về phía trước, thẳng tới đích và băng qua đích.

Xác định thành tích: Khi kiểm tra viên xuất phát hô dứt khẩu hiệu “chạy”| thì kiểm tra viên ở đích bấm đồng hồ tính thời gian bắt đầu, khi ngực hoặc vai của đối kiểm tra chạm mặt phẳng đích thì bấm dừng đồng hồ, xác định thành tích, đọc cho thư ký ghi vào biên bản. Thành tích được xác định đến 1/100giây.

2.2.6.6. Chạy con thoi 4 x 10 m (giây)

Mục đích: Đánh giá năng lực phối hợp vận động.

Yêu cầu về sân bãi: Đường chạy có kích thước 10m x 1,25m, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu. Đường chạy bằng phẳng, không trơn, tốt nhất là trên nền đất khô. Hai đầu đường chạy có khoảng trống dài ít nhất 10 m để đảm bảo an toàn, đặc biệt khi đối tượng điều tra về đích.

Người được kiểm tra thực hiện theo khẩu lệnh: "Vào chỗ - sẵn sàng - chạy" như thao tác đã trình bày trong chạy 30 mét xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10 m, chỉ cần một chân chạm vạch, lập tức quay ngoắt toàn thân vòng ngược lại, chạy nhanh về vạch xuất phát, khi một chân chạm vạch xuất phát thì quay lại chạy như lần đầu. Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường với 2 vòng và 3 lần quay đầu.

Xác định thành tích: Khi kiểm tra viên xuất phát hô dứt khẩu hiệu “chạy” thì kiểm tra viên ở đích bấm đồng hồ tính thời gian bắt đầu, khi ngực hoặc vai của người kiểm tra chạm mặt phẳng đích (ở vòng chạy cuối cùng) thì bấm dừng đồng hồ, đọc thành tích để thư ký ghi biên bản. Thành tích được xác định đến 1/100giây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục đích: đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí).

Yêu cầu sân bãi: Đường chạy dài tối thiểu 50m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đường giới hạn có khoảng trống ít nhất 5 m để đảm bảo an toàn. Giữa hai đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng. Trên đoạn đường 50 m, đánh dấu từng đoạn 10 m để xác định phần lẻ quãng đường.

Khi có lệnh "chạy", người được kiểm tra chạy hết đoạn đường 50 m, vòng qua vật chuẩn về phía vạch xuất phát, quá trình cứ lặp lại cho đến hết thời gian 5 phút. Người được kiểm tra nên chạy từ từ ở những phút đầu, phân phối đều và tuỳ theo sức của mình mà tăng dần tốc độ, nếu mệt có thể chuyển thành đi bộ cho đến hết thời gian. Mỗi đợt có thể kiểm tra được 10 người. Mỗi đối tượng kiểm tra có đeo số ở ngực, tay cầm phiếu ghi số tương ứng với số đeo. Khi có lệnh dừng chạy, lập tức thả phiếu của mình xuống mặt sân, nơi chân tiếp đất để đánh dấu số lẻ quãng đường chạy được, sau đó chạy chậm hoặc đi bộ thả lỏng để hồi sức.

Các kiểm tra viên xác định số vòng chạy và số lẻ quãng đường mà mỗi đối tượng điều tra chạy được rồi đọc kết quả cho thư ký ghi vào biên bản điều tra. Thành tích được tính bằng m.

Quy trình tổ chức kiểm tra theo thứ tự: Công năng tim; Chiều cao đứng; Cân nặng; Dẻo gập thân, Lực bóp tay thuận; Nằm ngửa gập bụng; Bật xa tại chỗ; Chạy con thoi 4x10m; Chạy 5 phút. Mỗi lớp học kiểm tra trong một buổi, chia 10 HS thành một tổ, lần lượt thực hiện các nội dung kiểm tra kể trên.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở đà nẵng (Trang 53 - 57)