Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở đà nẵng (Trang 46 - 51)

VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng TDTT trường THPT và các giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC và HĐTT trong các trường THPT ở Đà Nẵng.

Đối tượng điều tra thực trạng TDTT trường THPT Đà Nẵng gồm các yếu tố đảm bảo chất lượng GDTC và HĐTT trường học (như cơ sở vật chất TDTT, cán bộ quản lý và GV TDTT, nhu cầu HS…), chất lượng dạy học môn TD chính khóa và hoạt động thể thao ngoại khóa, hiện trạng hình thái và thể chất HS THPT.

Khách thể nghiên cứu là các chuyên gia, cán bộ quản lý GD, GV, phụ huynh và HS THPT ở Đà Nẵng, trong đó:

- Mẫu kiểm tra sư phạm: có 1.294 HS được chọn từ 3 trường đại diện các khu vực nội thị (THPT Phan Châu Trinh), ngoại thị (THPT Hoàng Hoa Thám) và nông thôn (THPT Ông Ích Khiêm). Mỗi trường được bốc thăm chọn ngẫu nhiên 9 lớp (mỗi khối 3 lớp), tổng cộng 27 lớp. Số lượng được kiểm tra gồm 612 nam sinh (201 em lớp 10, 240 em lớp 11, 171 em lớp 12) và 682 nữ sinh (232 em lớp 10, 228 em lớp 11 và 222 em lớp 12).

HS được kiểm tra thể chất dựa theo các chỉ tiêu đã được sử dụng trong điều tra thể chất nhân dân năm 2001 của Viện Khoa học TDTT và các chỉ tiêu đánh giá thể lực theo Quyết định số 53/2008 của Bộ GD&ĐT [16][113].

Thời gian theo dõi, kiểm tra từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4/2012.

- Mẫu chọn phỏng vấn: Chuyên gia: 22 người; cán bộ quản lý GD: 36 người; GV TD: 114 người, GV các môn học khác: 140 người.

- Mẫu chọn khảo sát (bằng phiếu tổng hợp): 6.251 HS của 13 trường THPT, phụ huynh HS: 298 người.

- Thực nghiệm giải pháp:

Chọn trường thực nghiệm: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án tiến hành thực nghiệm ở 3 trường THPT là Phan Châu Trinh, Thái Phiên và Hoàng Hoa Thám nằm trên địa bàn 3 quận Hải Châu, Thanh Khê và Sơn Trà đại diện cho các khu vực ở Đà Nẵng.

Chọn HS thực nghiệm: HS thực nghiệm thuộc các khối lớp từ 10 đến 12 ở các trường Phan Châu Trinh, Thái Phiên, Hoàng Hoa Thám. Tại các trường thực nghiệm, mỗi khối chọn 04 lớp, trong đó có 02 lớp thực nghiệm và 02 lớp đối chứng. Việc chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được bốc thăm ngẫu nghiên.

Việc thực nghiệm được sự đồng ý và xác nhận của Ban giám hiệu nhà trường. Tổng số HS tham gia thực nghiệm là 799 em, trong đó khối lớp 10 là 229 em, khối lớp 11 là 290 và khối lớp 12 là 280 em.

Thời gian thực nghiệm, thử nghiệm:

- Giải pháp 1. Năm học 2012 – 2013 (9 tháng).

- Giải pháp 2. Khoảng 15 tháng, từ tháng 5/2012 đến tháng 8/2013.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã sử dụng các phương pháp thường quy trong NCKH GDTC như: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp kiểm tra y học, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán học thống kê. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp phân tích SWOT là phương pháp khá phổ biến trong nghiên cứu kinh tế và xã hội. Các phương pháp được sử dụng từ nhiều nguồn tài liệu [24],[48],[51],[58],[73], [115] [120][121].

2.2.1.Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu được sử dụng với mục đích thu thập thông tin từ các nguồn tham khảo tổng hợp, nguồn tham khảo thứ yếu, nguồn

tham khảo chủ yếu, thông qua phân tích và tổng hợp nhằm hệ thống những kiến thức, từ đó hình thành cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.

Các tài liệu được nghiên cứu trong luận án gồm:

- Các tài liệu, văn bản về công tác GD nói chung, GDTC và HĐTT trường học nói riêng có liên quan đến đề tài như các văn kiện, văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT, các văn bản pháp quy của các bộ, ngành về công tác GD, TDTT và GDTC trường học để từ đó có định hướng nghiên cứu của đề tài.

- Các ấn phẩm được tổng hợp từ các công trình nghiên cứu của người khác như các sách giáo khoa, giáo trình và các tài liệu giảng dạy trong hệ thống giáo dục, nhất là các tài liệu liên quan trong giảng dạy THPT để tạo hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc lựa chọn các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDTC và thể thao trong nhà trường.

- Các công trình nghiên cứu, luận án khoa học các cấp, sổ tay nghiên cứu, niên giám, tạp chí khoa học, tạp san nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các luận án tiến sỹ, một số luận án cấp cơ sở và luận văn thạc sỹ để làm cơ sở lý luận và bàn luận trong luận án

Nguồn tài liệu chủ yếu được thu thập từ Thư viện Viện Khoa học TDTT, Thư viện Quốc gia, Thư viện Tổng hợp Đà Nẵng, Thư viện Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, Internet và tủ sách cá nhân. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, đã đọc tham khảo 126 tài liệu, bao gồm tài liệu 118 tài liệu tiếng Việt và 08 tài liệu tiếng Anh, được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo.

Trên cơ sở các tài liệu thu thập, luận án đã phân tích, đánh giá, tổng hợp và hệ thống có chọn lọc các nguồn thông tin để phục vụ cho việc nghiên cứu như hình thành các dự đoán, các giả thuyết khoa học, xác định các nhiệm vụ nghiên cứu và tiến trình nghiên cứu. Phương pháp này còn dùng để hệ thống hóa kiến thức, xây dựng cơ sở lý luận cho việc hình thành tổng quan, bàn luận kết quả nghiên cứu qua việc so sánh và đối chứng với các số liệu đã thu được trong quá trình nghiên cứu.

Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để thu nhận thông tin của các đối tượng hiểu biết và có liên quan đến công tác GDTC và HĐTT trường học.

Công cụ thực hiện: Phiếu phỏng vấn, bảng hỏi, phiếu điều tra xã hội.

Để thu thập thông tin, luận án đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng hình thức phỏng vấn gián tiếp với mẫu phiếu được lập sẵn. Quy trình lập mẫu phiếu được thực hiện các bước:

- Dùng kỹ thuật phân tích kết hợp với quan sát để xác định các vấn đề nghiên cứu;

- Thiết lập các yêu cầu cần hỏi, số lượng và lựa chọn hình thức hỏi (Câu hỏi có kết cấu mở - đóng hay tổng hợp);

- Xây dựng các câu hỏi và mẫu phiếu hỏi; - Tham khảo ý kiến chuyên gia và hoàn thiện;

- Lựa chọn mẫu phỏng vấn thử để xác định sự nhận biết thông tin cần; - Chỉnh sửa các nội dung không hợp lý, hoàn thiện mẫu phiếu.

Đối tượng được phỏng vấn là các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ quản lý, GV TD trực tiếp giảng dạy và một số đối tượng khác.

Ngoài ra, để làm rõ hơn một số nội dung, vấn đề trong quá trình thực hiện, luận án đã tiến hành các Hội thảo để thảo luận và ghi nhận các thông tin cần sự thống nhất cao để điều chỉnh bổ sung hoàn thiện trong nghiên cứu.

Luận án đã thực hiện 02 lần hội thảo: Lần 1 – Hội thảo kết hợp tập huấn cách thức thu thập dữ liệu tại trường PHTH Phan Châu Trinh vào tháng 9/2011, có 40 người tham dự là cán bộ quản lý, tổ trưởng và GV TD của các trường THPT ở Đà Nẵng. Lần 2 – Hội thảo báo cáo thực trạng kết quả nghiên cứu, đồng thời lấy ý kiến chuyên gia về các vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn. Hội thảo được tổ chức tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng vào tháng 4/2012, có gần 60 người là đại diện Sở GD&ĐT Đà Nẵng, cán bộ khoa học của trường Đại học TDTT Đà Nẵng, cán bộ quản lý và GV TD ở một số trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng. Thông qua hình thức hội thảo đã làm rõ một số vấn đề cần thiết bổ ích cho nghiên cứu.

Luận án dùng phương pháp điều tra xã hội học để khảo sát về nhận thức, thái độ và suy nghĩ của HS THPT ở Đà Nẵng về hoạt động TDTT trong nhà trường, hình thức thực hiện là hỏi trực tiếp HS trong một lớp học, người hỏi (là GV TD của lớp được hỏi) thống kê và điền thông tin thu thập được vào phiếu điều tra. Các phiếu điều tra có sự xác nhận của đại diện lớp.

Bằng hình thức này, luận án đã thu nhận được thông tin từ 6.251 HS của các khối lớp 10, 11, 12 của 13 trường THPT ở Đà Nẵng.

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm.

Phương pháp quan sát sư phạm được sử dụng để thu thập thông tin thực tiễn thông qua theo dõi trực tiếp và gián tiếp các đối tượng nghiên cứu. Trong luận án, phương pháp quan sát sư phạm được thực hiện trong: dự giờ lên lớp của GV; qua sát việc học tập TD của HS, thu thập thông tin thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng TDTT trường học, thực trạng công tác GDTC và thể thao trong các trường THPT, kiểm chứng độ tin cậy của các giả thiết qua thực nghiệm và thử nghiệm.

Công cụ quan sát: Biên bản dự giờ và một số mẫu phiếu ghi chép khác. Phương pháp quan sát được sử dụng nhiều lần trong quá trình nghiên cứu để theo quan sát thực trạng GDTC và HĐTT của các trường cũng như quá trình kiểm nghiệm các kết quả nghiên cứu.

Để đảm bảo độ tin cậy, các số liệu thu thập đã được xử lý bằng 2 phương pháp định lượng và phương pháp định tính.

2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT.

Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để phân tích, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu nội tại bên trong của một hệ thống hay một tổ chức; phân tích những cơ hội và thách thức từ các yếu tố môi trường bên ngoài mà hệ thống tổ chức đó phải đối mặt, để xác định đúng đắn các giải pháp hoặc quyết định trong quản lý, kinh doanh [48, tr.188].

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Điểm mạnh (Strengths) – Điểm yếu (Weaknesses) – Cơ hội (Opportunities) – Thách thức (Threats).

Cách thực hiện: Các dữ liệu phân tích theo mô hình SWOT được sắp xếp dưới dạng một ma trận có 2 hàng, 2 cột chia làm 4 phần là điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T), từ kết quả phân tích tổng hợp sẽ xác định 4 nhóm giải pháp chính bằng cách kết hợp điểm mạnh - cơ hội (SO), điểm yếu – cơ hội (W), điểm mạnh – thách thức (ST) và điểm yếu – thách thức (WT) [48].

Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu từ nội tại của công tác GDTC và HĐTT trong các trường THPT ở Đà Nẵng, đồng thời xác định những cơ hội và những thách thức từ bên ngoài (như môi trường xã hội, chủ trương, chính sách….) tác động đến hiệu quả công tác TDTT trường học. Qua phân tích kết hợp 4 nhóm giải pháp để lựa chọn các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả GDTC và hoạt động thể thao trường THPT Đà Nẵng thông qua ma trận SWOT (hình 2.1).

Bảng 2.1. Ma trận SWOT

SWOT S W

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở đà nẵng (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w