án nghiên cứu trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Tại Đại hội đồng lần thứ 27 của UNESCO vào tháng 11/1993, các báo cáo đã đề cập nhiều đến vai trò quan trọng của GD trong thế kỷ XXI là chìa khóa tiến tới một thế giới tốt đẹp hơn; các báo cáo đều cho thấy vai trò của GD là phát triển tiềm năng con người, GD là đòn bẫy mạnh mẽ nhất mà nhân loại cần có để tiến vào tương lai; GD là quyền cơ bản nhất của con người [41].
Vì vậy, phải quan niệm đầy đủ hơn vai trò của GD trong công cuộc phát triển con người trong thời đại mới (thế kỷ XXI), đó là GD không chỉ là tích tụ tri thức mà còn thức tỉnh tiềm năng sáng tạo to lớn trong mỗi con người, cho phép tất cả mọi người phát triển tất cả tiềm năng, đóng góp tốt hơn cho xã hội. Để thực hiện tốt quyền và trách nhiệm này, đòi hỏi con người không chỉ có trí tuệ mà cần phải có đầy đủ năng lực thể chất, phát huy tốt nhất các phẩm chất và khả năng của bản thân. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu về phát triển năng lực thể chất cho con người, đặc biệt là trong lứa tuổi HSSV trong những năm thế kỷ XXI đều được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam.
Tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau cho thấy từ năm 2000 đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến công tác TDTT trường học. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở cũng như đã tạo tiền đề để chúng tôi xác định những mục tiêu nghiên cứu của luận án. Có thể nêu dưới đây một số công trình tiêu biểu mà luận án tiếp cận được.
Năm 2000, Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu tiến hành nghiên cứu tình hình phát triển thể chất HS phổ thông ở nước ta trong những thập kỷ qua, đã đánh giá trong những năm 1980 –1990, thể chất HS phổ thông tốt hơn khi so với HS cùng giới và cùng tuổi ở thập kỷ 70, trong đó chiều cao, cân nặng, sức nhanh, sức mạnh tốt hơn đáng kể, nhưng sức bền lại phát triển không tương xứng với các tố chất khác, nhất là HS ở các đô thị. Trên cơ sở kết qủa nghiên cứu thực trạng phát triển thể chất của các đối tượng nghiên cứu, các tác giả đã kiến nghị cải tiến hình thức tổ chức, đổi mới PPDH và đánh giá thể chất HS, góp phần từng bước nâng cao thể chất cho HS [56].
Năm 2001, công trình nghiên cứu “Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi” do Viện khoa học TDTT chủ trì với sự phối hợp một số trường Đại học và các cơ sở TDTT, là công trình nghiên cứu quy mô, có tính ứng dụng rất cao. Các kết quả nghiên cứu của công trình này là các thông số rất quan trọng giúp cho việc đánh giá thực trạng thể chất người Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu, đồng thời là cơ sở quan trọng dùng để so sánh đối chiếu như một chuẩn quốc gia. Các test sử dụng nghiên cứu của công trình đã được nhiều luận án của NCS và các công trình khoa học khác lựa chọn ứng dụng như một tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực TDTT [113].
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài trong lĩnh vực GDTC và HĐTT trường học ở từng vùng miền khác nhau trong cả nước cũng đã đóng góp và làm sáng nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn, rất có giá trị trong công tác phát triển hoạt động TDTT nói chung và GDTC nói riêng. Có thể chia làm 3 nhóm sau:
- Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển thể chất HS, tiêu biểu có luận án
Nghiên cứu phát triển thể chất cho HS các trường Phổ thông dân tộc nội trú khu vực miền núi phía Bắc, từ 15-17 tuổi của Hoàng Công Dân năm 2005, là một công trình có giá trị thực tiễn cao trong đánh giá thể chất, nghiên cứu đồng thời đã kết hợp đưa các môn thể thao dân tộc và trò chơi dân vào tập luyện ngoại khóa trong trường học nhằm phát triển thể chất cho HS [33]. Bùi Quang Hải năm 2008 với luận án “Nghiên cứu sự phát triển thể chất của HS tiểu học một số tỉnh phía Bắc bằng
phương pháp quan sát dọc (Từ 6 đến 10 tuổi)”, đã xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh sự phát triển thể chất cho đối tượng HS tiểu học [42].
- Nhóm công trình nghiên cứu cải tiến, đổi mới nâng cao hiệu quả GDTC và HĐTT trong nhà trường cũng được nhiều nhà khoa học và cán bộ nghiên cứu quan tâm. Năm 2008, Vũ Đức Văn với luận án “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho HS THCS của thành phố Hải Phòng” đã lựa chọn và ứng dụng hai giải pháp sư phạm vào thực tiễn GDTC ở các trường THCS Hải Phòng là đổi mới khâu chuẩn bị của GV và lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học theo hướng tích cực hóa [111]. Năm 2011, Nguyễn Văn Thời bảo vệ thành công luận án “Dạy học tự chọn GDTC theo chủ đề và hoạt động ngoại khóa tự nguyện trong các trường THCS”, đã làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy học tự chọn theo chủ đề bám sát ở HS THCS [85]. Luận án của Lê Trường Sơn Chấn Hải năm 2011
“Đổi mới chương trình GDTC cho sinh viên các trường đại học sư phạm vùng Trung Bắc theo hướng bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động TDTT trường học”
đã xác định luận cứ về đổi mới chương trình GDTC trong trường đại học sư phạm vùng Trung Bắc theo hướng lồng ghép mục tiêu đào tạo, mở rộng năng lực tổ chức GDTC trong quá trình đào tạo sinh viên; tạo ra cách nhìn mới về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xã hội hóa TDTT trường học.
- Nhóm công trình nghiên cứu các vấn đề về tổ chức và quản lý phong trào TDTT quần chúng, trong đó đã đưa ra một số nhiệm vụ nghiên cứu về GDTC trong trường học, là một thành tố của TDTT quần chúng. Năm 2006, Đặng Quốc Nam “Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp XHH nhằm khai thác tiềm năng để phát triển TDTT quần chúng ở thành phố Đà Nẵng”, trong đó có nhiệm vụ đánh giá về nhu cầu và thực trạng hoạt động TDTT của HS trong nhà trường phổ thông [68]; Cấn Văn Nghĩa (2009) nghiên cứu xác định hiệu quả hoạt động tập luyện trong một số loại hình tổ chức TDTT xã phường và trường phổ thông của tỉnh Hà Tây (cũ), đã đánh giá các mô hình hoạt động TDTT quần chúng, xây dựng một số loại hình tổ chức TDTT quần chúng, hoạt động XHH thể thao, trong đó đã lựa chọn giải pháp tổ chức CLB TDTT trong trường phổ thông với mục đích thành lập mới hoặc chấn
chỉnh các CLB đã có theo yêu cầu về tổ chức bộ máy có quy chế, điều lệ đơn giản để điều hành và hoạt động phù hợp với đặc điểm của mỗi trường [69].
Bên cạnh đó, còn nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình đã được xuất bản thành sách của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến luận án. Công trình của Vũ Đức Thu đã đề cập đến việc nâng cao hiệu quả GDTC trong nhà trường, đề cập đến vấn đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của người học, giới thiệu các lý thuyết dạy học tiên tiến để vận dụng vào đổi mới PPDH ở nước ta. Một số công trình khoa học của Lê Văn Lẫm, Phạm Trọng Thanh, Dương Nghiệp Chí, Hồ Đắc Sơn... đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về phương pháp, PPDH tích cực hoá hoạt động học tập của người học; đánh giá thực trạng PPDH ở trường học, đề xuất những định hướng, yêu cầu và vận dụng thử nghiệm đổi mới PPDH, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về đổi mới PPDH, gợi mở việc vận dụng vào các dạng bài cụ thể của một số môn học, trong đó có môn TD ở trường trung học. Hội nghị khoa học quốc tế phát triển thể thao, tầm nhìn Olympic năm 2012 do Bộ VH,TT&DL tổ chức cũng giới thiệu nhiều báo cáo khoa học bàn về TDTT trường học ở nước ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp GDTC ít được quan tâm, kết quả còn hạn chế, chưa hiện thực hóa được lý thuyết và tư tưởng đổi mới nội dung phương pháp thành các giải pháp, cách thức cụ thể, thiết thực.
Đối với công tác TDTT và GDTC ở thành phố Đà Nẵng, ngoài công trình nghiên cứu về giải pháp XHH TDTT quần chúng của Đặng Quốc Nam, hầu như chưa có công trình nào đề cập đến công tác GDTC và HĐTT trường học.
Nhận xét tổng quát, trong các công trình khoa học đã được Viện Khoa học TDTT công bố trong những năm qua, rất ít có công trình nghiên cứu đối với các trường THPT với khách thể là HS lứa tuổi 16 đến 18 tuổi. Khu vực miền Trung – Tây nguyên nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng tuy còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác TDTT trường học cần giải quyết, song vẫn còn là “điểm trắng” trong nghiên cứu về GDTC và thể thao học đường.
Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, các quy định của Bộ GD&ĐT về công tác TDTT trong nhà trường nói chung và trường THPT trong những năm đầu thế kỷ XXI, qua đó cho thấy GDTC và HĐTT trong nhà trường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. GDTC là bộ phận quan trọng trong hệ thống GD quốc dân góp phần đào tạo con người mới đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước
Khái quát những vấn đề lý luận về dạy học trong nhà trường, làm rõ các đặc điểm GDTC và HĐTT trong trường THPT. Khi vận dụng những nguyên tắc chung của hệ thống GD vào hoạt động GDTC đối với HS THPT ở nước ta cần tuân theo những yêu cầu cụ thể đối với những nguyên tắc chung, phù hợp với đặc điểm người tập và điều kiện tiến hành nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình GD.
- Đổi mới dạy học TD trong trường phổ thông, cần đổi mới toàn diện CTMH TD, nội dung, hình thức và PPDH, các hình thức và mô hình hoạt động ngoại khóa thể thao; trong đó dạy học tự chọn là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường, nhất là đối với việc dạy môn TD trong trường THPT ở thành phố Đà Nẵng. Đổi mới, cải tiến phương pháp, nội dung công tác GDTC trường học theo hướng nâng cao chất lượng giờ học TD; đồng thời phát triển các hoạt động luyện tập và thi đấu TDTT ngoại khoá thường xuyên một cách hợp lý.
- Hệ thống hóa các công trình khoa học về GDTC và HĐTT ở nước ta trong những năm qua. Có nhiều công trình nghiên cứu về GDTC và HĐTT trường học nhưng những nghiên cứu đổi mới về nội dung, chương trình, PPDH cho đối tượng HS THPT chưa được quan tâm nhiều, kết quả còn hạn chế, chưa hiện thực hóa được lý thuyết và tư tưởng đổi mới nội dung phương pháp thành các giải pháp cụ thể, thiết thực gắn với hoạt động dạy học TDTT trong nhà trường.
Từ những phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu lựa chọn những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDTC và HĐTT trong nhà trường THPT là cần thiết, có vai trò và ý nghĩa quan trọng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay