Bàn luận về thực trạng GDTC và HĐTT trường THPT ở Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở đà nẵng (Trang 113 - 125)

II. Các môn thể thao được HS lựa chọn.

3.2.4.Bàn luận về thực trạng GDTC và HĐTT trường THPT ở Đà Nẵng.

Bảng 3.21 Thể chất học sinh nữ trường THPT ở Đà Nẵng

3.2.4.Bàn luận về thực trạng GDTC và HĐTT trường THPT ở Đà Nẵng.

3.2.4.1. Về công tác GDTC trong nhà trường. * Về hoạt động dạy học của GV TD.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong quá trình tổ chức dạy học, nhiều GV rất lúng túng trong việc xác định mục tiêu dạy học môn TD. PPDH còn nhiều bất hợp lý, không thu hút HS. Mật độ động trung bình của giờ học chỉ đạt 35,5%. Hình thức tổ chức dạy học chưa được đổi mới, hiệu quả GDTC không cao. Từ kết quả nghiên cứu có thể đánh giá khái quát là chất lượng dạy học của đội ngũ GV TD ở các trường THPT Đà Nẵng có hạn chế, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động GDTC trong nhà trường. Đây có lẽ là điểm chung, đồng thời là khó khăn trong đòi hỏi nâng cao chất lượng GDTC trường học ở nhiều nơi trong cả nước nhận định của Bộ GD&ĐT [20] và được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến, như Dương Nghiệp Chí đánh giá: đội ngũ GT TDTT chuyên trách còn thiếu và yếu, nhiều GV chưa đạt trình độ chuẩn [25, tr.54]. Đồng quan điểm đó, Lê Anh Thơ cũng cho rằng: GV TD còn thiếu về số lượng và ít được đào tạo về chuyên môn [84, tr 89]. Công trình khoa học cấp Bộ về đánh giá đội ngũ cán bộ TDTT khu vực miền Trung – Tây nguyên của trường Đại học TDTT Đà Nẵng cũng nhìn nhận có đến 6.98% GV TD đạt mức trung bình và 7,75% GV TD còn yếu về khả năng trực tiếp tổ chức giảng dạy. Một trong những nguyên nhân là do công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, GV

học [104].

Dạy học TD, đặc biệt là dạy các động tác kỹ thuật đối với HS THPT có ý nghĩa quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của GDTC, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động, tạo điều kiện cho việc hoàn thiện kỹ thuật môn thể thao mà HS có xu hướng tập luyện thường xuyên sau này. Theo Vũ Đức Thu, điều quan trọng trong quá trình dạy học cần hướng tới các bài học ban đầu HS đã nắm được kỹ thuật cơ bản trọn vẹn, không cần tập trung vào chi tiết các kỹ thuật [85]. Việc nắm vững kỹ thuật động tác chỉ xảy ra được khi xem làm mẫu và nghe giảng; hiệu quả hơn là sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm giúp cho HS không chỉ nghe để ghi nhớ động tác, mà còn còn có thể vận dụng trong tự học nâng cao hiệu quả học tập. Với phương tiện công nghệ hiện đại ngày nay, rất dễ dàng trong việc giúp HS tương tác với GV thông qua Internet, E.mail, tiếp cận các hình ảnh và kiến thức hỗ trợ quá trình tự học, tự rèn luyện. HS có thể tự học ở nhà, công viên hoặc bất kỳ nơi nào thuận lợi với sự hỗ trợ bài giảng điện tử của GV TD. Tuy nhiên trong thực tế, GV TD chậm thích ứng trước yêu cầu đổi mới của GD, khả năng tự học, tự nâng cao trình độ, nhất là trình độ sử dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp còn rất nhiều hạn chế, đây cũng là điểm yếu của đội ngũ GV TD trong nhà trường phổ thông như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Tuyến và công trình khoa học cấp bộ của trường Đại học TDTT Đà Nẵng nhận định [102],[104].

* Về học tập của HS THPT ở Đà Nẵng.

Cơ sở lý luận để đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là dựa vào một trong các yêu cầu của nguyên tắc “tự giác và tích cực” trong GDTC, đó là GD thái độ tự giác và hứng thú vững chắc đối với mục đích luyện tập chung cũng như với các nhiệm vụ cụ thể của từng buổi tập [95]. Nghiên cứu của Vũ Đức Văn cũng cho rằng hiệu quả của quá trình sư phạm phụ thuộc trước hết và chủ yếu vào bản thân người được GD có thái độ tự giác và tích cực như thế nào đối với nhiệm vụ vận động của mình vào quá trình học tập, rèn luyện thể chất [111].

xem môn TD như là một nhiệm vụ phải học. Điều này trùng khớp với ý kiến của nhà nghiên cứu Phạm Trọng Thanh khi cho rằng: Trong thực tiễn, giờ học TD phần nhiều còn mang tính hình thức, HS tham gia mang tính bắt buộc [79]. Thái độ và hành vi đối với việc học tập môn TD của nam và nữ HS THPT ở Đà Nẵng qua nghiên cứu cho thấy không cao là điều đáng suy nghĩ. Thái độ và hành vi này có liên quan đến sự hứng thú, yêu thích hoạt động TDTT đã nghiên cứu (mục 3.1), có vẻ có một sự mâu thuẫn kết quả nghiên cứu về động cơ, hứng thú của HS THPT đối với HĐTT. Vì vậy, chúng tôi đã tiếp tục đặt ra yêu cầu cần thiết phải đi tìm nguyên nhân của sự mâu thuẫn này. Kết quả khảo sát những nguyên nhân cơ bản làm HS THPT ở Đà Nẵng có thái độ và kết quả học tập môn TD hạn chế đã xác định được những nguyên nhân chủ quan như: CTMH nặng nề, khô cứng, nội dung không thu hút, HS không được chọn nội dung học, không làm thỏa mãn nhu cầu tập luyện, PPDH của GV đơn điệu, thiếu giáo cụ trực quan nên không thu hút. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân khách quan là yêu cầu và áp lực học tập văn hóa của HS nhiều nên không có thời gian tập luyện và một số nguyên nhân khác như quan hệ thầy trò, bạn bè trong lớp, điều kiện học tập, ảnh hưởng của gia đình, bạn bè đối với nhận thức môn học của HS. Tuy mức độ ảnh hưởng của mỗi nguyên nhân có khác nhau, song chúng đều có mối quan hệ mật thiết, đan xen với nhau trong việc bồi dưỡng thái độ nhận thức và yêu thích môn TD của HS. Kết quả nhận định này cũng phù hợp với nhiều quan điểm nghiên cứu của các công trình đã công bố trước đây.

Kết quả nghiên cứu cho thấy CTMH TD và PPDH của GV có tác động khá lớn đến thái độ và hành vi học tập TD của HS. Chương trình môn học hướng tới đáp ứng nhu cầu cá nhân và chất lượng giảng dạy cùng nhân cách của GV sẽ có ảnh hưởng mạnh đến sự nảy sinh và phát triển hứng thú của HS đối với môn học. Thực trạng nội dung CTMH TD và PPDH của GV TD ở Đà Nẵng chưa đáp ứng được yêu cầu này. Điều đó đòi hỏi cần nghiên cứu thay đổi chương trình GDTC và PPDH của GV để đáp ứng với sự phát triển nhân cách, phù hợp với cá nhân đồng thời tạo hứng

kỹ năng hoạt động TDTT suốt đời.

* Về thực hiện nội dung chương trình môn TD trong trường THPT:

Về cơ sở lý luận và quan điểm pháp lý, công tác TDTT trong hệ thống GD ở nước ta có 02 nội dung rất cơ bản là GDTC, cụ thể là thực hiện CTGD môn học TD để cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học và HĐTT tổ chức theo phương thức ngoại khoá tự nguyện phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi, sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao.

Trước đây khoảng 30 năm, CTMH nói chung và môn TD nói riêng ở trường phổ thông được xem là một phần của CTGD trong hệ thống GD quốc dân, trình bày mục tiêu môn học và các nội dung cần giảng dạy. Ngày nay, cùng với quá trình phát triển lý luận và thực tiễn xây dựng CTGD, CTMH và chương trình môn TD được biết đến như là một kế hoạch cụ thể, một dự án dạy học nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của người học. CTMH phải trả lời các câu hỏi: Học để làm gì? Học cái gì (nội dung gì)? Tại sao phải học nội dung đó? Học nội dung đó như thế nào? Vào thời điểm nào? Trong bao lâu? Điều kiện dạy học ra sao? Môi trường học tập? Nguồn tư liệu cần sử dụng? [41],[123]. Như vậy nội hàm thuật ngữ của CTMH đã được bổ sung thêm rất nhiều. Đây cũng là vấn đề cốt lõi của hiệu quả dạy học nâng cao chất lượng GD, là cơ sở để nghiên cứu đổi mới, cải cách GD.

Ở nước ta, những người xây dựng CTGD và chương trình các môn học trong hệ thống GD quốc dân đã nghiên cứu đã tiếp cận với các nguồn thông tin của các nước có nền GD tiên tiến, tìm hiểu và vận dụng vào việc thiết kế, xây dựng CTGD và chương trình các môn học, trong đó có môn TD. Những hiểu biết mới này đã được vận dụng vào công tác đổi mới chương trình bậc tiểu học và sau đó là bậc trung học trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 40/2000 của Quốc hội khóa X, theo đó các hoạt động đổi mới GD được tiến hành đồng bộ hơn [41].

CTGD môn TD THPT hiện hành là kết quả của quá trình tiếp cận nhận thức đó. Chương trình môn TD được hầu hết các trường THPT trong cả nước và Đà

phần tự chọn (20/70 tiết) giao cho các trường chủ động thiết kế theo điều kiện thực tế ở cơ sở. Như vậy gọi là tự chọn nhưng thực tế HS không có quyền lựa chọn nội dung môn thể thao hoặc nội dung học mà mình yêu thích. Thời gian dành cho tự chọn cũng không nhiều, chỉ đạt 28,57%, trong khi các ở nhiều nước, tỷ lệ này đối với môn học TD lớp 11, 12 là 100%.

Qua các báo cáo của Bộ GD&ĐT và ngành GD địa phương, 100% trường THPT ở Đà Nẵng đều thực hiện đầy đủ nội dung chương trình theo quy định. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý và GV trực tiếp dạy TD ở trường THPT Đà Nẵng cho thấy chương trình môn TD không được đánh giá cao. Kết quả này cũng trùng hợp với nhiều ý kiến trao đổi của nhiều địa phương tại Hội thảo khoa học quốc gia về GDTC ở trường phổ thông Việt Nam (tại Hải Phòng 12/2012). Trong bài phát biểu khai mạc Hội thảo này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng nhìn nhận: “Nội dung chương trình môn Thể dục còn thiên về thành tích nên nhiều giờ học bị nặng nề, khó khăn cho nhóm học sinh sức khỏe yếu”[46, tr.11]. Nhà nghiên cứu Phạm Trọng Thanh (2012) cho rằng: nội dung các môn thể thao trong chương trình mang xu hướng nặng nề cầu toàn, còn nhiều kỹ thuật quá khó không phù hợp đặc điểm tâm sinh lý HS, do đó tính khả thi còn hạn chế [79]. Hồ Đắc Sơn cũng đưa ra ý kiến: Sự dàn trải về cấu trúc nội dung trong thiết kế chương trình ở 3 lớp (10, 11, 12) đã dẫn đến hiện tượng (1) Tạo ra sự nhàm chán, lặp đi lặp lại của kiến thức và kỹ năng. (2) Sau 3 năm HS mới có thể vận dụng được những kỹ thuật cơ bản của một môn thể thao trong tập luyện và thi đấu [74].

Kết quả nghiên cứu cho thấy chương trình môn TD không được đánh giá cao chủ yếu vì chưa đáp ứng được yêu cầu của người học. Theo các nghiên cứu của Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Nghiêm Đình Vỳ, Vũ Đức Thu và một số nhà nghiên cứu giáo dục nước ngoài thì CTGD nói chung, chương trình các môn học trong hệ thống GD nói riêng như GDTC không chỉ nhằm thực hiện những mục tiêu do xã hội đặt ra mà cần phải chú ý tới nhu cầu cá nhân của người học. Chương trình GDTC của bang Ontario cho thấy các ý tưởng hay về quan điểm này, theo đó muốn có một

lấy HS làm trung tâm, có sự đối xử thích hợp với từng cá nhân [126].

Điều này đòi hỏi phải cái nhìn mới về quá trình dạy học và sự biến đổi định tính của GD liên quan đến nội dung, phương pháp dạy - học. Cần phải xây dựng chương trình theo hướng có nhiều lựa chọn, việc học phải do người học làm chủ, chú ý tính sáng tạo trong quá trình học, tới việc hình thành các giá trị cần thiết cho con người để thích ứng với xã hội đương đại. Đây chính là cơ sở để luận án mạnh dạn nghiên cứu đổi mới CTGD môn TD cho HS THPT ở Đà Nẵng.

3.2.4.2. Về tổ chức HĐTT trong trường THPT ở Đà Nẵng.

Các hình thức thể thao ngoại khóa và tổ chức thi đấu các môn trong chương trình HKPĐ các trường THPT Đà Nẵng thu hút khoảng hơn 9% HS tham gia, thấp hơn so với nghiên cứu của Đặng Hồng Phương ở HS THPT tỉnh Ninh Bình (11%- 12%) [71] và bình quân chung của HS THPT cả nước (khoảng 15%) [25]. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tổ chức các hoạt động TD ngoại khóa, thi đấu thể thao còn ít, mục đích và yêu cầu của hoạt động ngoại khóa TDTT cho HS chưa được quan tâm đúng mức. Qua quan sát thực tiễn, các trường THPT ở Đà Nẵng đều có hình thức sinh hoạt CLB, nhưng chủ yếu là các CLB đội nhóm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường, tập hợp HS để sinh hoạt và rèn luyện các kỹ năng mềm, hoặc cho người ngoài thuê sân bãi để tổ chức dạy – học một số môn thể thao phổ biến. Chưa có trường THPT nào ở Đà Nẵng có CLB thể thao đúng nghĩa, vì vậy chưa thu hút được đông đảo HS tham gia. Ở nhiều trường việc tập luyện ngoại khóa của HS chủ yếu vẫn mang tính tự phát theo nhóm bạn, chưa có tổ chức của đơn vị chuyên môn.

Nhìn chung, hoạt động ngoại khóa và thi đấu thể thao trong nhà trường THPT ở thành phố Đà Nẵng còn đơn điệu, chủ yếu tập trung vào một số môn thể thao cơ bản phục vụ cho các hoạt động thi đấu vì thành tích thể thao của nhà trường, chứ chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu HS, chưa khai thác được nhiều nguồn đầu tư giúp HS tập luyện ngoại khóa. Trong khi đó, con số hơn 20% HS THPT ở Đà Nẵng tự nguyện tham gia các hoạt động TDTT ngoài trường theo tính chất XHH TDTT, nhất là đối với HS THPT ở các trường trong khu vực nội thành

tập luyện TDTT của HS THPT ở Đà Nẵng là khá lớn.

Nhu cầu tập luyện thể thao của HS THPT Đà Nẵng cao và đa dạng, nhiều HS có ý thức, tự giác tập luyện các môn thể thao theo nhu cầu và sở thích để tăng cường sức khỏe, phát triển cơ thể. Như vậy HĐTT đối với HS không phải là hoạt động bắt buộc mà cần phải tạo điều kiện, có sức hút để HS tự nguyện, hứng thú tham gia tập luyện, đây là điều cần thiết để hướng HS có ý thức tốt trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và hướng đến tập luyện thể thao thường xuyên.

Qua quan sát các cơ sở tập luyện TDTT quần chúng theo hướng XHH ở Đà Nẵng như Làng thể thao Tuyên Sơn, các sân bóng đá, cầu lông, quần vợt, các CLB thể dục thể hình, các sân bóng ngoài bãi biển... cho thấy đa số là thanh niên ở độ tuổi HS THPT tham gia tập luyện. Điều đó đòi hỏi các trường cần thiết phải tổ chức tốt các HĐTT ngoại khóa để đáp ứng nhu cầu HS, phát triển hợp lý các năng lực thể chất, đảm bảo giá trị và hiệu quả của GDTC.

3.2.4.3. Tình hình thể chất và thể lực HS THPT ở Đà Nẵng.

Qua đánh giá so sánh thể chất và thể lực của HS THPT 1.294 HS ở 27 lớp của 03 trường đại diện các khu vực nội thị (THPT Phan Châu Trinh), ngoại thị (THPT Hoàng Hoa Thám) và nông thôn (THPT Ông Ích Khiêm), cho thấy trình độ thể chất và thể lực của HS nam và nữ đại diện các khu vực không có sự khác biệt. Điều này có thể do thành phố Đà Nẵng không quá lớn, điều kiện giao thông và sinh hoạt khá tốt, đồng thời HS THPT được quyền chọn trường để thi và học, nên nhiều HS vùng nông thôn được học ở các trường ngay trung tâm thành phố và ngược lại. Sự giao thoa này khá lớn nên tính chất khu vực, vùng miền đối với HS THPT không có nhiều ý nghĩa. Nói cách khác là thể chất và thể lực của HS ở các khu vực như nhau.

Để có cơ sở bàn luận về thể chất HS THPT ở Đà Nẵng, luận án đã so sánh kết quả thể chất của HS THPT ở Đà Nẵng và mức chung toàn quốc, trình bày ở bảng 3.23 đến bảng 3.25.

TT Nội dung kiểm tra Đà Nẵng (201) Toàn quốc (1.500)

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở đà nẵng (Trang 113 - 125)