Phương pháp kiểm tr ay học.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở đà nẵng (Trang 52 - 53)

T (3) Nhóm giải pháp S (4) Nhóm giải pháp W rong đó:

2.2.5.Phương pháp kiểm tr ay học.

Phương pháp kiểm tra y học được sử dụng để đánh giá hình thái và chức năng của đối tượng nghiên cứu.

2.2.5.1 Chiều cao đứng.

Mục đích: Xác định chiều cao đứng của cơ thể.

Dụng cụ: Thước sắt Trung Quốc dài 2m, chính xác đến mm, được nẹp cố định vào một bảng gỗ, vuông góc với mặt phẳng người được đo đứng.

Kỹ thuật đo: Người được đo ở tư thế đứng nghiêm, chân đất; gáy, lưng, mông và hai gót chân chạm vào tường; đuôi mắt và vành tai nằm trên một đường ngang. Kiểm tra viên đứng bên phải đối tượng điều tra, đặt một cạnh thước êke lên đỉnh đầu người được đo, một cạnh đặt áp sát tường; sau khi đã thực hiện chính xác thì cho người được đo bước ra khỏi vị trí đo. Kiểm tra viên xác định kết quả, đọc và ghi vào biên bản. Đơn vị tính chiều cao đứng là cm.

2.2.5.2 Cân nặng.

Mục đích: Xác định trọng lượng cơ thể.

Dụng cụ: Cân bàn điện tử chính xác đến 0,01kg.

Kỹ thuật đo: Người được đo mặc quần áo mỏng, chân đất, ngồi trên ghế, đặt hai bàn chân lên bàn cân, rồi từ từ đứng thẳng người lên. Kiểm tra viên xác định kết quả và ghi vào biên bản. Đơn vị tính là kg.

2.2.5.3. Chỉ số BMI (Body Mass Index).

Mục đích: Tính chỉ số khối cơ thể

Công thức tính: BMI = Cân nặng (kg)/Chiều cao2(m).

Bình thường BMI từ 19-24,9 ở nam giới. 18,5 - 23,8 ở nữ giới. Lứa tuổi HS THPT, chỉ số BMI lý tưởng nhất là 18,5-20.

2.2.5.4. Chỉ số Quetelet.

Chỉ số Quetelet dùng thương số cân nặng (kg)/chiều cao (dm). Đây là tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao của một người, nói các khác, chỉ số cho biết sức nặng của một đơn vị chiều cao (1dm) của một người. Chỉ số này có ưu điểm là cho phép ta so sánh được sức nặng tương đối của mọi người có chiều cao khác nhau. Song,

nhược điểm của nó cũng như chỉ số là thiệt cho những người cao, vì ta biết cân nặng tương đối của một người càng giảm khi chiều cao càng tăng.

Chỉ số Quetelet được đánh giá như sau: Béo: 3,9 – 5,1; Trung bình: 3,6 – 5,4; Gầy: 2,9 – 3,6; Rất gầy: 2,0 – 2,9; Hết sức gầy: dưới 2,0.

2.2.5.5. Công năng tim.

Mục đích: Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ tim mạch và đặc biệt là năng lực hoạt động của tim đối với lượng vận động nhất định, còn gọi là chỉ số Rufier.

Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, máy đếm nhịp, thiết bị đo nhịp tim. Cách thực hiện: Người được kiểm tra ngồi nghỉ 10-15 phút, sau đó lấy mạch lúc nghỉ trong 15 giây (x 4), lấy liền 3 lần, nếu cả 3 lần có số mạch trùng nhau thì mạch lúc nghỉ ký hiệu là F0. Sau đó, cho người kiểm tra đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay chống hông, thực hiện ngồi xuống (mông chạm gót chân), đứng lên 30 lần/30 giây, theo nhịp đếm, nếu sai một nhịp phải ngồi nghỉ và sau 15 phút cho làm lại từ đầu. Bắt mạch 15 giây ngay sau vận động (x 4) và ký hiệu là F1. Bắt mạch trong 15 giây (x 4) ngay sau vận động 1 phút và ký hiệu là F2. Ghi các kết quả vào biên bản.

Chỉ số công năng tim được tính theo công thức: 10 200 ) ( 0 + 1 + 2 − = F F F HW

Trong đó: HW (Heart Work): là chỉ số công năng tim; F0 là mạch đập lúc yên tĩnh trong một phút;

F1 là mạch đập của phút thứ nhất ngay sau vận động; F2 là mạch đập của phút thứ hai sau vận động.

Cách đánh giá: HW < 1 là rất tốt; HW từ 1-5 là tốt; HW từ 6 - 10 là trung bình; HW từ 11 - 15 là kém; HW >15 là rất kém [22],[63],[84].

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở đà nẵng (Trang 52 - 53)