Năm 2010 thành phố Đà Nẵng có 887.609 người, đến năm 2012 tăng lên 973.838 người, mật độ dân số thay đổi từ 691 người/km2. lên đến 757,60 người/km2
.
Bình quân dân số tăng cơ học hơn 50.000 người/năm. Hiện trạng phân bố dân cư ở các quận, huyện của thành phố Đà Nẵng không đồng đều, tỷ lệ dân số thành thị chiếm gần 90%, trong đó quận có dân số đông nhất là Hải Châu với 202.271 người, quận Thanh Khê 184.340 người, ít nhất là Ngũ Hành Sơn chỉ có 72.664 người. Về mật độ dân số, các quận trung tâm thành phố, nơi tập trung nhiều cơ quan, doanh nghiệp, trường học có mật độ dân số rất cao như quận Thanh Khê 19.527 người/km2 (năm 2010 là 17.126 người/km2), quận Hải Châu 8.688 người/km2. Trong khi đó, huyện Hoà Vang chiếm diện tích đất đến 50,74% toàn thành phố, có mật độ dân số
chỉ có169,88 người/km2, so với năm 2010 có mật độ là 211 người/km2, chỉ số này cho thấy xu hướng dân cư tập trung về nội thành ngày càng cao [28],[29].
Bảng 1.2. Dân số, đất đai, con người và trường học ở Đà Nẵng
TT Quận – Huyện Diện tích tự nhiên (km2) Tỷ lệ (%) Dân số Mật độ dân số /km2 Đất cho TDTT (ha) Số trường THPT Số HS THPT 1 Hải Châu 23,28 1,92 202.271 8.688 4.320 4 11.572 2 Thanh Khê 9,44 0,74 184.340 19.527 6.103 3 6.858 3 Sơn Trà 59,32 4,84 140.741 2.372 10.000 4 6.127 4 Ngũ Hành Sơn 39,12 2,91 72.664 1.857 1.955 1 1.989 5 Liên Chiểu 79,13 6,56 147.472 1863 9.530 3 3.359 6 Cẩm Lệ 35,25 2,14 101.056 2879 2.115 3 3.420 7 Hoà Vang 724,89 56,64 121.844 169 38.339 3 3.494 8 Hoàng Sa 305,00 24,29 - - - - - Tổng cộng 1.285,4 3 973.839 757 72.363 21 37.125
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng rất quan tâm đến công tác TDTT. Năm 2003 Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Chỉ thị số 13-CT/TƯ về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư (khoá VII) về phát triển TDTT đến năm 2010. Năm 2013, Thành ủy Đà Nẵng triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU của BCT (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020. Để cụ thể hoá và thực hiện các Chương trình hành động của Thành uỷ Đà Nẵng, liên ngành GD&ĐT, Y tế, TDTT thành phố Đà Nẵng đã tiến hành ký các văn bản, kế hoạch liên tịch để hướng dẫn và triển khai thực hiện công tác GDTC và y tế trường học ở địa bàn thành phố [76],[77]. Bên cạnh đó, trong Đề án đẩy mạnh XHH hoạt động TDTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (2007), UBND thành phố Đà Nẵng cũng quan tâm đến công tác TDTT trường học, đề ra giải pháp XHH TDTT trong các trường học, huy động các nguồn lực để góp phần nâng cao chất lượng GDTC và HĐTT trong nhà trường [83],[105].
Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự nỗ lực của các trường học, công tác GDTC và HĐTT trường học ở Đà Nẵng đã đạt được một số thành tựu. Việc dạy học môn TD chính khoá đảm bảo chương trình của Bộ GD&ĐT, các hoạt động thể thao ngoại khoá thường kỳ (chủ yếu là các hoạt động thi đấu thể thao) thu hút khá nhiều HS tham gia, đội ngũ GV được bổ sung về số lượng và nâng dần về chất lượng, các công trình thể thao, cơ sở vật chất TDTT trong nhà trường từng bước được tăng cường và bổ sung, phục vụ cho yêu cầu dạy học và hoạt động TDTT trường học của HS [76],[77].
Tuy nhiên, GDTC và HĐTT trường học ở Đà Nẵng cũng còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận cán bộ quản lý và GV vẫn nhận thức chưa đúng về công tác TDTT trong nhà trường, chưa thật quan tâm đến dạy học Thể dục và tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa cho HS. Mặt khác, sự phối hợp chưa đồng bộ của các ban, ngành liên quan trong một số hoạt động đã làm hạn chế hiệu quả công tác, do đó chưa phát huy hết tiềm năng, thực lực của địa phương trong công tác TDTT trường học. Công trình thể thao, sân bãi dụng cụ tuy có được quan tâm đầu tư song chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu dạy học môn TD và HĐTT trong trường, một số trường chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn TD theo hướng đổi mới và tổ chức các phong trào ngoại khóa TDTT [77],[105]…
Ngành GD&ĐT Đà Nẵng cũng xác định các mục tiêu về công tác TDTT trong nhà trường những năm tới là: (1) Tiếp tục nâng cao nhận thức cho mọi người về vị trí, vai trò của TDTT trong nhà trường. (2) Cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học môn TD, phát triển phong trào tập luyện và thi đấu thể thao trong nhà trường, giữa các trường và các khối lớp. (3) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng GV TDTT và cán bộ quản lý TDTT. (4) Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí cho công tác GDTC và HĐTT. (5) Cải tiến hệ thống quản lý GDTC và ưu tiên cho hoạt động NCKH về GDTC trong nhà trường [77],[83],[105].
Nhìn chung, GDTC và HĐTT trường học ở Đà Nẵng trong những năm qua đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai chặt chẽ, đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, TDTT trường học ở Đà Nẵng chưa tương xứng với vị thế
của thành phố lớn và năng động nhất miền Trung, cũng như chưa khai thác được những nét đặc trưng của thành phố để nâng cao hiệu quả GDTC và HĐTT trường học. Do vậy, song song với việc quán triệt và triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành về công tác TDTT nói chung và TDTT trường học nói riêng, việc nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc thực trạng công tác GDTC và HĐTT để có cơ sở đề ra những giải pháp mới, phù hợp để nâng cao chất lượng TDTT cho các trường học phổ thông ở Đà Nẵng là hết sức cần thiết.