Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình đô thị hoá

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 36 - 39)

quá trình đô thị hoá

Hiện nay 79% diện tích lúa bị giảm của cả nước lại thuộc đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL. Nghĩa là những “bờ xôi ruộng mật” mà cha ông chúng ta khai phá từ ngàn đời nay đang bị biến thành vùng bêtông, khu công nghiệp, sân golf... Thực trạng này đặt ra hai tình huống, nếu diện tích lúa giảm do chuyển sang làm các sản phẩm nông nghiệp khác (thủy sản, rau, màu, cây ăn trái...) thì không ảnh hưởng đến ANLTTP. Nếu diện tích lúa bị giảm do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp thì có thể ảnh hưởng lớn đến ANLTTP. Từ đó cần có sự cân nhắc và lựa chọn chiến lược giữa phát triển các khu công nghiệp và đô thị với việc bảo tồn quỹ đất nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29

Việc dùng đất cho công nghiệp và đô thị cần phải được tính toán thận trọng hơn. Chúng ta không thiếu đất làm công nghiệp. Nhiều nước trên thế giới thường quy hoạch khu công nghiệp ở các vùng đất xấu. Bài học Nhật Bản cho thấy họ tiết kiệm từng mét vuông đất nông nghiệp.

Dân số nước ta sẽ tăng lên 100 triệu người năm 2020, trong khi diện tích đất nông nghiệp không nhiều (cả nước chỉ có hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có trên 4 triệu ha đất trồng lúa), đáng lo ngại hơn là sự biến đổi khí hậu có thể tác động nặng nề đến nước ta (nước biển dâng lên, diện tích lúa ở ĐBSCL có thể bị suy giảm). Các chuyên gia đã tính toán là để đảm bảo lương thực cho dân số khoảng 100 triệu người thì phải giữ ổn định diện tích trồng lúa cả nước là 3,9 triệu ha và tổng sản lượng lúa phải đạt 39,63 triệu tấn.

Do vậy cần có một quy hoạch đất toàn diện và chiến lược hơn cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và cơ sở hạ tầng đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về lương thực thực phẩm của nước ta, không phải đến năm 2030 mà còn nhiều thế kỷ sau nữa.

Tăng giá đền bù cũng là một cách để giữ đất trồng lúa, nhưng không nên chỉ khoanh vùng vào mỗi cây lúa, nên đề cập giá đất nông nghiệp nói chung. Như vậy, cần có chiến lược giữ diện tích đất nông nghiệp và cho phép một cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp linh hoạt (có thể trồng lúa hay sản phẩm nông nghiệp khác, phù hợp với thị trường) hơn là giữ diện tích lúa.

Muốn giữ diện tích trồng lúa thì phải đầu tư vào hạ tầng, khoa học, công nghệ, phát triển nhân lực, thông tin và thị trường... để người trồng lúa thấy lợi thì sẽ thủy chung với cây lúa.

Kinh nghiệm về quá trình đô thị hóa ở các thành phố lớn:

Ba thành phố nằm ở 3 miền của đất nước, mỗi thành phố có những nét đặc trưng riêng biệt. Riêng hai thành phố loại đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ đô thị hóa được dự kiến 55 - 65% vào năm 2020. Các chuyên gia nhận định, thành phố Hồ Chí Minh sẽ dẫn đầu cả nước về tỷ lệ đô thị hóa và gia nhập hàng ngũ các thành phố có dân số lớn hơn 10 triệu người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30

của thế giới. Thành phố Hà Nội sau khi có quyết định hợp nhất với tỉnh Hà Tây đã trở thành Thủ đô có diện tích lớn với nhiều tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức, tuy đã được mở rộng nhưng giải pháp gì cho vấn đề tắc nghẽn giao thông tại thành phố trung tâm, vấn đề ngập úng khi mưa lớn, vấn đề ô nhiễm khói bụi,… TP.Huế đã được UNESCO công nhận 2 lần là di sản thế giới nhưng quá trình phát triển phải đảm bảo hài hòa giữa phát triển và bảo tồn. Những đặc thù đó là những yếu tố rất cần được quan tâm trong định hướng, chiến lược và giải pháp để đảm bảo phát triển bền vững của mỗi đô thị. Hiệp hội các đô thị Việt Nam là ngôi nhà chung của các đô thị. Hiệp hội rất quan tâm và trân trọng những kết quả và thành tích đạt được của từng đô thị. Mỗi thành công sẽ là một kết quả góp phần vào sự lớn mạnh của hệ thống đô thị Việt Nam.

Trong quá trình phát triển ba thành phố đã có nhiều kinh nghiệm hay mà tại Hội thảo này các đô thị khác có thể học hỏi và trao đổi. Bên cạnh những chiến lược phát triển lớn, thành phố Hồ Chí Minh đã phát động những cuộc thi đua lớn trong toàn thành phố để mọi gia đình, mọi cơ quan đều tích cực thực hiện “Xây dựng Nếp sống văn minh đô thị”, chỉnh trang và làm sạch đường phố… Những công việc tưởng là nhỏ bé đó đã tạo nên sự thay đổi đáng kể bộ mặt của thành phố cùng với việc xây dựng đô thị theo quy hoạch đã góp phần quan trọng trong việc phát triển bền vững. Thành phố Hà Nội đã triển khai đầu tư xây dựng hơn 60 dự án khu đô thị mới. Những dự án này đã làm thay đổi diện mạo đô thị và đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho rất nhiều người. Như vậy từ những kinh nghiệm đã tiến hành, Hà Nội có thể rút ra những vấn đề liên quan tới việc khớp nối các dự án thành phần, bảo đảm có sự thống nhất về hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng, hệ thống công trình văn hoá - dịch vụ, tạo điều kiện hình thành bộ mặt các đường phố một cách đồng bộ... nhất là khi Hà Nội được mở rộng, công tác quy hoạch đang được tiến hành rất khẩn trương. Bên cạnh đó Hà Nội đã có nhiều hoạt động thực hiện cuộc vận động "Xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp" do Hiệp hội các đô thị Việt Nam phát động như: làm sạch các hồ, chỉnh trang bộ mặt đô thị...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31

Những năm qua, để trở thành đô thị trung tâm, thành phố Huế đã có nhiều chương trình trong quy hoạch và quản lý đô thị, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc cảnh quan thiên nhiên và quần thể di tích Cố đô Huế vốn được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của nhân loại. Những bài học về bảo tồn và phát triển như quy hoạch thiết kế để giữ gìn bản sắc sông Hương núi Ngự, và nhiều công trình khác để phục vụ phát triển du lịch. Đã tạo thêm những nét đặc trưng riêng của thành phố Huế. Những việc làm của TP.Huế đã góp phần phát triển thành phố Huế một cách bền vững.

Tất cả những điều đó là các bài học hết sức sinh động để ba thành phố và các thành phố khác cùng trao đổi và chia sẻ.

Ngày 07/04/2009 Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 445/QĐ-TTg Phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu của Định hướng đã nêu rõ: Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển

theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù

hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến

trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao

trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực

hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng Xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ

quốc.”

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 36 - 39)