- Hạn chế và thách thức
2. Theo giá hiện hành Tỷ đồng 4495,6 5341,1 7018,4 1,19 1,31 1,
2.1.2.5. Tình hình sử dụng đất đa
Năm 2009 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn thành phố là 9.048,64 ha chiếm 47,69% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm là 5.059,44ha chiếm 26,67% với cây lúa là cây trồng chủ đạo (chiếm tới 73,45% diện tích). Hơn nửa diện tích đất nông nghiệp còn lại dùng vào mục đích trồng cây lâu năm, đặc biệt là trồng chè – cây kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hóa, vừa có giá trị xuất khẩu, vừa có giá trị nội tiêu. Diện tích toàn thành phố có 1.241 ha, trong đó chè kinh doanh có 1.048 ha, hàng năm cho sản lượng búp tươi đạt trên 13 nghìn tấn. Tuy nhiên đất nông nghiệp bình quân cho một lao động nông nghiệp trong thành phố còn thấp và không ngừng giảm do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh. So với năm 2000, trong khi đất đai sử dụng cho các mục đích khác tăng lên thì diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp giảm đi, đặc biệt là sự giảm mạnh của đất lúa: trong vòng 4 năm từ 2005 - 2007 giảm 78,71 ha; diện tích đất bằng chưa sử dụng cũng giảm gần 14,18 ha. Điều này chứng tỏ thành phố đã có những biện pháp tích cực để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng một cách có hiệu quả.
Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá - công nghiệp hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì nhu cầu đất giành cho nhà ở, xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị cũng tăng lên. Cụ thể, đất giành cho nhà ở tăng 254,06 ha, đất chuyên dùng tăng 468,55 ha trong 9 năm (từ 2000 - 2009), bình quân mỗi năm tăng xấp xỉ 52,06 ha. Với diện tích đất lúa chiếm 73,45% đất trồng cây hàng năm thì sự gia tăng này ảnh hưởng nhiều đến sự giảm sút diện tích đất lúa. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và ổn định xã hội thì sự giảm sút này là cần thiết mà không ảnh hưởng lớn đến vấn đề an ninh lương thực cũng như các nhu cầu thiết yếu khác của thành phố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58
Bảng 2.7. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai năm 2009 của thành phố Thái Nguyên
(ĐVT: ha) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh TĐBQ (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) 08/07 09/08 Tổng diện tích đất tự nhiên 17.707,52 18.970,48 18.970,48 1,07 1,00 103,50 1.Đất nông nghiệp 11.596,51 65,49 12.377,88 65,25 12.381,41 65,27 1,07 1,0003 103,33 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 8.303,80 71,61 9.040,34 73,04 9.048,64 73,08 1,09 1,0009 104,39
1.1.1. Đất trồng cây hàng
năm 4.548,98 54,78 5.067,57 56,06 5.059,44 55,91 1,11 0,9984 105,46
- Đất lúa 3.360,78 73,88 3.727,61 73,56 3.716,46 73,46 1,11 0,997 105,16
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 3,38 0,07 15,88 0,31 15,88 0,31 4,70 1 216,75
- Đất trồng cây hàng năm
khác 1.184,82 26,05 1.333,08 26,31 1.327,10 26,23 1,13 0,9955 105,83
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.754,82 45,22 3.963,77 43,85 3.989,20 44,09 1,06 1,0064 103,07
1.2. Đất lâm nghiệp 2.987,92 25,77 3.027,13 33,48 3.023,77 24,42 1,01 0,9989 100,60
2. Đất phi nông nghiệp 5.765,63 32,56 6.184,36 32,60 6.213,57 32,75 1,07 1,0047 103,81
2.1 Đất nhà ở 1.476,65 25,61 1.592,85 25,76 1.596,85 25,70 1,08 1,0025 103,99
- Nhà nông thôn 402,56 27,26 508,97 31,95 510,76 31,99 1,26 1,0035 112,64
- Nhà ở thành thị 1.074,09 72,74 1.083,88 68,05 1.086,09 68,01 1,01 1,002 100,56
2.2 Đất chuyên dùng 3.433,59 59,55 3.619,67 58,53 3.648,38 58,72 1,05 1,0079 103,08
3. Đất chưa sử dụng 345,38 1,95 408,24 2,15 375,5 1,98 1,18 0,9198 104,27
59
Trong quá trình đô thị hoá diễn ra rất mạnh mẽ như hiện nay thì diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để phục vụ cho quá trình sản xuất công nghiệp và dịch vụ làm cho diện tích nông nghiệp giảm đi qua các năm. Cụ thể như sau:
Qua số liệu bảng 2.7 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố qua 3 năm - từ năm 2007-2009 có nhiều biến động. Tổng diện tích đất tự nhiên tăng từ 17.707,52 ha năm 2007 lên 18.970,48 ha năm 2008 và 2009, nguyên nhân sự tăng lên của diện tích đất tự nhiên này là do vào năm 2008 có thêm 2 xã của huyện Đồng Hỷ là Đồng Bẩm và Cao Ngạn sát nhập vào thành phố. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu đất đai của thành phố (65,27% năm 2009), tiếp đến là đất phi nông nghiệp (32,75% năm 2009), còn diện tích đất chưa sủ dụng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (1,985% năm 2009).
Đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đất nông nghiệp với 9.048,64 ha năm 2009 (chiếm 73,08%), đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ hơn với 3.023,77 ha năm 2009 (chiếm 24,42%). Qua số liệu của bảng 2.7 ta thấy đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh qua từng năm, diện tích trồng một số loại cây nông nghiệp đều giảm: giai đoạn 2005-2007 trung bình mỗi năm giảm 45 ha và giai đoạn 2008- 2009 giảm 8 ha; còn đất nuôi trồng thủy sản tuy có biến động ít hơn nhưng đều có xu hướng giảm.
Cùng với việc giảm diện tích đất nông nghiệp do quá trình thu hồi đất thì cơ cấu đất trồng một số loại cây trồng trong đất sản xuất nông nghiệp cũng thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày như rau, đỗ, đậu… giảm dần tỷ trọng đất đai về trồng lúa. Do diện tích đất chủ yếu bị thu hồi là đất trồng cây hàng năm (Đất trồng cây hàng năm)
Đất phi nông nghiệp của thành phố liên tục tăng lên qua từng năm, qua biểu số liệu 2.7 ta thấy diện tích đất ở liên tục tăng, giai đoạn 2005-2007 tăng trung bình trên 17 ha/năm, giai đoạn 2008-2009 tăng 4 ha, trong đó diện tích đất nhà ở thành phố tăng nhanh hơn so với ở nông thôn. Đất chuyên dùng bao gồm: đất công trình sự
60
nghiệp, đất cơ quan, đất dành cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp… tăng trung bình khoảng 28ha/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh làm thay đổi cơ cấu và mục đích sử dụng đất của thành phố, cụ thể như sau:
- Năm 2005 là 5.647,64 ha, chiếm 31,89% diện tích đất tự nhiên - Năm 2007 là 5.765,63 ha, chiếm 32,56% diện tích đất tự nhiên - Năm 2009 là 6.213,57 ha, chiếm 32,75% diện tích đất tự nhiên
Ta thấy từ năm 2005 đến 2009 diện tích đất phi nông nghiệp tăng trung bình mỗi năm tăng khoảng 2,5%. Điều này thể hiện quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và ở thành phố diễn ra nhanh hơn so với ở nông thôn. Đất nông nghiệp ngày càng nhường chỗ cho xây dựng nhà cửa, nhà máy – xí nghiệp, làm đường và xây dựng các công trình công cộng khác. Nhu cầu nhà ở của người dân ngày càng tăng cao, các khu tái định cư, khu dân cư mới ngày càng mọc lên nhiều, do đó diện tích đất ở của thành phố không ngừng tăng lên. Trong giai đoạn này thành phố đang có quy hoạch phát triển một số cụm công nghiệp, trước năm 2003 trên địa bàn thành phố không có cụm công nghiệp nào nhưng đến sau năm 2003 diện tích các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đã tăng lên đến trên 70ha. Ngoài ra, trong quá trình phát triển kinh tế và theo nhu cầu của xã hội thì các loại đất phi nông nghiệp khác như: đất xây dựng cơ quan, trụ sở hành chính sự nghiệp, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất dành cho nghĩa trang nghĩa địa… cũng tăng lên theo hằng năm.
Điều này thể hiện nhu cầu đất đai cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên đang rất cấp bách. Trong những năm tiếp theo xu hướng biến động đất đai của thành phố là đất nông nghiệp tiếp tục giảm, đất dành cho phát triển công nghiệp và dịch vụ tiếp tuc tăng mạnh theo đà phát triển của xã hội.
61
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên Năm 2009
65,27%32,75% 32,75%
1,98%
1.Đất nông nghiệp 2. Đất phi nông nghiệp 3. Đất chưa sử dụng
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên năm 2009
60,73%3,99% 3,99%
35,24%
0,04%
Đất trồng cây hàng năm Đất nuôi trồng thủy sản Đất lâm nghiệp Đất nông nghiệp khác
Từ kết quả nghiên cứu biến động đất đai qua 3 năm ở trên, đất đai của thành phố biến động theo xu hướng sau:
- Đất nông nghiệp giảm dần nhằm giải quyết đất cho các mục đích khác và cho nhu cầu CNH - HĐH.
- Đất phi nông nghiệp tăng lên cùng với quá trình phát triển dân số và sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và các công trình xây dựng khác.
62
- Đất chưa sử dụng giảm dần do cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp và sử dụng vào các mục đích chuyên dùng khác.
Qua trên ta thấy hiện trạng cơ cấu và sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên như sau: diện tích đất nông nghiệp chiếm gần nửa diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm. Về diện tích mặt nước ao hồ còn ít, khiến cho việc nuôi trồng thuỷ sản không phải là thế mạnh, vì thế việc sử dụng diện tích có mặt nước vẫn chưa được chú trọng nhiều. Nên có kế hoạch cải tạo đất chưa được sử dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp với các mục đích trồng lúa, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
Như vậy thành phố cần có những giải pháp thích để khai thác và sử dụng đất đai một cách hợp lý, đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế cao.
Vấn đề về tăng năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích là một vấn đề hết sức cần thiết trong giai doạn hiện nay. Do khả năng sản xuất của đất đai vượt sa so với thực trạng canh tác hiện nay hay không tương xứng với tiềm năng sử dụng đất đai. Vấn đề về phát triển các mô hình sản xuất là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.