Tài nguyên thiên nhiên và xã hộ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 57 - 58)

- Hạn chế và thách thức

2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên và xã hộ

Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú:

● Tài nguyên đất

Với tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Thái Nguyên là 18.970,48 ha. - So với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35 ha, chiếm 17,65 % so với tổng diện tích tự nhiên.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, gây yếu có 100,19 ha, chiếm 0,75 % tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá.

- Đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84 ha, chiếm 2,35 % tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3 ha, chiếm 1,53 %; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6 ha, chiếm 3,08 %.

● Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn thành phố có 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công). Do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố.

Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, cỏ mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn, mang lại giá trị kinh tế cao.

● Tài nguyên rừng

Thành phố Thái Nguyên có 3.023,77 ha rừng, phân bố chủ yếu ở các xã ở khu vực nông thôn như Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Phúc Hà, Lương Sơn. Rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, trong đó: đất rừng sản xuất là 2.035,96 ha,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48

đất rừng phòng hộ là 987,81 ha. Vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.

● Tài nguyên nhân văn

Hiện nay trên địa bàn thành phố có nhiều dân tộc sinh sống hòa thuận với nhau: Kinh, Tày, Nùng, Dao... Cộng đồng các dân tộc trong thành phố với những truyền thống, bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hoá rất phong phú, có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc. Sự giàu có, phong phú của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay.

Tất cả những thứ đó đều là những tài nguyên quý thể hiện bản sắc, tiềm năng của một vùng đất không chỉ riêng của thành phố mà còn là tài sản nhân văn của cả tỉnh, của dân tộc cần được giữ gìn, tôn tạo và phát triển.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)