Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 72 - 75)

- Hạn chế và thách thức

2.1.2.6.Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hộ

2. Theo giá hiện hành Tỷ đồng 4495,6 5341,1 7018,4 1,19 1,31 1,

2.1.2.6.Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hộ

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Tỉnh nên luôn nhận được sự quan tâm và đầu tư của Tỉnh, đặc biệt năm 2002 Thành phố được Nhà nước công nhận là đô thị loại II. Chính vì vậy cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm luôn được đầu tư xây dựng và cải tạo. Nhiều công trình lớn có giá trị kinh tế, văn hoá và chính trị đã và đang được xúc tiến triển khai như đường tránh quốc lộ 3 qua Thành phố, đường cao tốc Hà nội – Thái Nguyên dự kiến xây dựng vào năm 2008.

● Hệ thống giao thông

Để phát triển sản xuất nông nghiệp thì cần có hệ thống giao thông hoàn chỉnh và hoạt động tốt, điều đó có được ngoài sự giúp đỡ của Nhà nước cần có sự tập trung

63

nỗ lực của nhân dân, của các ban nghành lãnh đạo. Trong những năm qua hệ thống giao thông của thành phố Thái Nguyên đã từng bước phát triển và hoàn thiện, tuyến đường quốc lộ 3 đi qua địa bàn thành phố Thái Nguyên dài 22km, đường tránh Quốc lộ 3 dài 7km và rất nhiều các tuyến đường trong khu vực trung tâm thành phố như: đường Cách mạng tháng 8, đường Hoàng Văn Thụ, đường Lương Ngọc Quyến… Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố. Hệ thống đường liên thôn, liên xóm ngày càng được cải thiện, bê tông hoá phục vụ nhu cầu đi lại, nhu cầu phát triển kinh tế của nhân dân và địa phương.

● Hệ thống thuỷ lợi.

Nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu để sản xuất nông nghiệp, chính vì vậy mà hệ thống kênh mương của thành phố ngày càng được tăng cả về số lượng và chất lượng đảm bảo kịp thời nhu cầu nước tưới phục vụ sản xuất. Hiện nay ở thành phố Thái Nguyên hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp khá hoàn chỉnh. Các công trình đê, kè, cống hàng năm được tu bổ, nâng cấp đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Công tác quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi ngày càng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu chủ động của toàn bộ diện tích canh tác.

● Mạng lƣới điện

Điện là yếu tố cần thiết cho nghành kinh tế nói chung và nghành nông nghiệp nói riêng, điện được cung cấp đầy đủ, hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH- HĐH của thành phố được nhanh chóng. Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V, 95% các đường phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm. Những năm qua thành phố đã tập trung nâng cấp, cải tạo toàn bộ các tuyến điện 110kv, 6kv, lưới điện nông thôn và đưa số hộ sử dụng điện lên 100%, đáp ứng nhu cầu điện hiện tại cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hơn thế nưa ở thành phố Thái Nguyên có 1 nhà máy nhiệt điện

64

Cao Ngạn, hàng năm cung cấp 1 lượng điện rất lớn vào hệ thống lưới điện của Quốc gia.

● Hệ thống giáo dục

Hệ thống giáo dục cũng được chú trọng, toàn thành phố có 7 trường Đại học và rất nhiều trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học. Các trường học đã được xây dựng kiên cố cao tầng, có 75% số phòng học cao tầng và 70% các trường đạt chuẩn Quốc gia, không còn tình trạng trường tạm. Đội ngũ giáo viên cũng được đào tạo, nâng cao trình độ để phục vụ và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

● Hệ thống y tế

Y tế ngày càng phát triển, 100% các xã phường của thành phố điều có trạm y tế, cán bộ y tế được nâng cao về trình độ chuyên môn, những năm qua hệ thống y tế không ngừng được cải thiện và phát triển. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 1 bệnh viện Trung ương, 2 bệnh viện tỉnh, 1 bệnh viện thành phố, 3 bệnh viện Đa khoa tư nhân và rất nhiều phòng khám đa khoa cao cấp với những trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu khám chưa bệnh của nhân dân.

● Hệ thống thông tin liên lạc

Những năm qua bưu chính viễn thông thành phố thành phố đã có bước phát triển đột phá, 100% các cơ quan đơn vị đều có điện thoại, 100% các cơ quan Nhà nước điều lắp đặt mạng Internet, 100% các phòng ban của thành phố Thái Nguyên và UBND các xã phường sử dụng Internet để trao đổi thông tin, gửi văn bản, báo cáo… trên 95% hộ dân cố điện thoại cố định. Trong năm 2009 tại thành phố Thái Nguyên có 6 mạng điện thoại lớn đang hoạt động và phát triển rất mạnh. 100% các phường, xã có bưu điện văn hoá xã và có trạm phát sóng, đường dây internet… Nhờ vậy việc thông tin liên lạc bảo đảm nhanh, thông suốt, kịp thời và chính xác đã góp phần tích cực trong điều hành sản xuất, kinh doanh cũng như nhu cầu trao đổi thông tin của nhân dân.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 72 - 75)