Chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp nhằm phát triển bền vững

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 129 - 130)

- Đất trồng rau, đậu và

2. Biến độc lập (Biến giải thích)

3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp nhằm phát triển bền vững

Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. Chú trọng điện khí hóa, cơ giới hóa ở nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ; liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trên từng địa bàn. Tăng đầu tư xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

120

dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch các khu dân cư, phát triển các thị trấn, thị tứ, các điểm văn hoá ở làng xã; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, xây dựng cuộc sống dân chủ, công bằng, văn minh ở nông thôn.

- Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với chất lượng. Bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hóa và ngô làm thức ăn chăn nuôi; tận dụng điều kiện thích hợp của các địa bàn khác để sản xuất lương thực có hiệu quả. Nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Có chính sách bảo đảm lợi ích của người sản xuất lương thực. Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm, mở rộng phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)