Đặc điểm của các hộ nông đân điều tra

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 97 - 101)

- Đất trồng cây ăn

O pportunities (Cơ hội) T Threats (Nguy cơ)

2.3.1. Đặc điểm của các hộ nông đân điều tra

2.3.1.1. Cơ cấu các loại hình sản xuất của các hộ điều tra

Căn cứ vào số liệu điều tra của 180 hộ, được phân loại hộ như sau. Dựa theo tiêu chí về tổng thu nhập của hộ nông dân về sản xuất nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất, thì các hộ nông dân được phân thành hai loại hình hộ chủ yếu là hộ thuần nông (thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp) và hộ có ngành nghề khác. Trong cơ cấu tổng số hộ điều tra ở ba vùng thì hộ có ngành

88

nghề khác tương đối lớn chiếm 51,67% nhiều hơn các hộ thuần nông chiếm 48.33% cụ thể như sau.

Bảng 2.3.1 . Phân loại hộ điều tra theo loại hình hộ

vùng nghiên cứu Số hộ

Hộ thuần nông

Hộ có ngành

nghề khác So sánh

Số hộ % Số hộ % ±Δ ±%

Vùng I 60 42 48,28 18 19,35 -24 -57,14

Vùng II 60 28 32,18 32 34,41 4 14,29

Vùng III 60 17 19,54 43 46,24 26 152,94

Tổng 180 87 100 93 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2009)

Qua bảng 2.3.1 cho thấy ở vùng I là các xã, phường do mức độ tác động của quá trình đô thị hóa đến diện tích đất nông nghiệp không cao, chỉ một số ít diện tích đất nông nghiệp được lấy để phục vụ cho sản xuất công nghiệp đồng thời ở vùng này là vùng có điều kiện về cơ sở hạ tầng kém nhất do vậy các hộ nông dân vẫn đa phần là sản xuất nông nghiệp. Từ đó hộ thuần nông vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao chiếm 48.28% trong tổng số hộ thuần nông, và chiếm 19.35% trong tổng số hộ có ngành nghề khác.

Ở vùng II là những vùng có mức độ đô thị hóa về nông nghiệp ở mức độ trung bình, do vậy các loại hình hộ được phân bố tương đối đều trong đó hộ thuần nông chiếm 32,18% trong tổng số hộ thuần nông, đồng thời chiếm 34,41% trong tổng số hộ có ngành nghề khác.

Trong vùng III là vùng có mức độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, mức dộ thu hồi diện tích đất nông nghiệp để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, dẫn đến những hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp nên phải chuyển sang làm một số ngành nghề khác, do đó ở vùng này thì hộ thuần nông chỉ chiếm 17% trong tổng số hộ thuần nông và hộ có ngành nghề khác chiếm một tỷ lệ tương đối lớn là 46,24% trong tổng số hộ có ngành nghề khác.

Như vậy có thể thấy rằng ở vùng nào có mức độ tác động của quá trình đô thị hóa càng lớn, càng nhiều diện tích đất nông nghiệp dành cho công nghiệp thì

89

các hộ nông dân sẽ chuyển sang kinh doanh các ngành nghề khác do mất đất nông nghiệp và ngược lại.

2.3.1.2. Cơ cấu các hộ điều tra theo thu nhập

Căn cứ vào số liệu điều tra năm 2009 của 180 hộ của tác giả. Dựa theo tiêu chí về thu nhập của hộ nông dân/năm. Cụ thề nhóm hộ có thu nhập <200000đ/người/tháng được quy vào hộ nghèo gồm có 25 hộ tập chung chủ yếu thuộc loại hình hộ thuần nông, chiếm 13.89% tổng số hộ, nhóm hộ có mức thu nhập từ 200000đ<= người/tháng < 400000đ được xếp vào hộ trung bình theo số liệu điều tra thì hộ trung bình chiếm 52.78% tổng số hộ còn lại là nhóm hộ có mức thu nhập >= 400000đ chiếm 33.33% tổng số hộ.

Bảng 2.3.2. Phân loại hộ điều tra theo thu nhập hộ

vùng nghiên cứu Hộ khá Hộ Trung bình Hộ nghèo Số hộ Cơ cấu Số hộ Cơ cấu Số hộ Cơ cấu (%) (%) (%) Vùng I 12 20,00 35 36,84 13 52 Vùng II 20 33,33 31 32,63 9 36 Vùng III 28 46,67 29 30,53 3 12 Tổng số 60 100 95 100 25 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2009)

Thông qua bảng 2.3.2 cho thấy do quá trình đô thị hoá ảnh hưởng đến cơ cấu đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp do vậy những hộ thuộc vùng I do vẫn chủ yếu là những hộ sản xuất nông nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo ở nhóm hộ này chiếm một tỷ lệ tương đối lớn là 52% tổng số hộ nghèo, hộ trung bình chiếm 36.84%, và hộ khá chiếm một tỷ lệ thấp là 20%.

Trong khi đó các hộ thuộc vùng II các hộ phân bố đều về loại hình hộ (hộ thuần nông, và hộ có ngành nghề khác) thì hộ nghèo chiếm một tỷ lệ vừa phải là 36% tổng số hộ nghèo và hộ khá chiếm 33,33% và hộ trung bình chiếm 32,63%. Ở vùng III do mức độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nên có rất nhiều hộ bị mất đất nông nghiệp chuyển sang làm các ngành nghề khác thu nhập tương đối cao cụ thể tỷ lệ hộ khá ở vùng này chiếm 46,67% tổng số hộ khá, hộ trung bình chiếm

90

30,53% tổng số hộ trung bình, và chỉ một số ít hộ do việc chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp không hợp lý, và vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp vì vậy hộ nghèo ở vùng này chỉ có 12% tổng số hộ nghèo.

Qua đó mức độ tác động của quá trình đô thị hóa tác động mạnh mẽ đến phân hóa giàu nghèo của người dân. Đối với những hộ nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp, vì vậy họ chủ động chuyển sang các ngành nghề khác thu nhập cao hơn, còn các hộ không bị mất đất và mất ít thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để phục cho nhu cầu của quá trình đô thị hóa tương đối nhanh nên thu nhập tăng lên.

2.3.1.3. Các nguồn lực sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân

Sau khi thu thập số liệu thông qua các biểu hỏi được tính toán, phân tổ chúng tôi tổng hợp được một số đặc điểm chính về các nông hộ thuộc hai nhóm (hộ thuần nông) và (hộ có ngành nghề phụ) với mức độ tác động của đô thị hóa tới các hộ nông dân như sau:

Bảng 2.3.3. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Hộ thuần nông Hộ có nghành nghề phụ so sánh Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn I. Thông tin về chủ hộ - - - - - 1. Tuổi BQ Năm 46,36 0,86 41,55 0,96 89,62 2. Nam % 78,974 0,737 95,43 1,35 120,84 3. Nữ % 21,026 0,92 4,57 1,23 21,73

4. Học vấn Lớp 5,21 0,476 9,15 0,32 175,62

5. Tỷ lệ qua đào tạo, tập huấn % 36,63 1,89 78,2 2,57 213,49

II. Đất nông nghiệp - - - - -

1. Đất trồng cây hàng năm sào 8,25 0,015 5,53 0,73 67,03

2. Đất trồng chè sào 2,23 0,016 0,91 0,011 40,81

3. Đất trồng cây ăn quả sào 2,76 0,011 1,21 0,01 43,84

4. Đất NN khác sào 1,32 0,002 0,69 0,011 52,27

III. Nguồn lực SX

1. Nhân khẩu/hộ khẩu 5,33 0,201 5,26 0,019 98,69

2. Lao động/hộ LĐ 2,47 0,012 2,35 0,031 95,14

91

IV. Chỉ tiêu hiệu quả SX - - - - -

1. Hệ số sử dụng đất lần 2,82 0,001 2,57 0,218 91,13 2. Thu nhập từ NN/tổng thu % 94,12 1,203 51,35 1,31 54,56 2. Thu nhập từ NN/tổng thu % 94,12 1,203 51,35 1,31 54,56

3. Tỷ lệ hộ nghèo % 25,14 2,251 20,68 1,407 82,26

4. Tỷ lệ hộ khá, giầu % 11,24 1,026 25,83 1,082 229,80

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ, năm 2009 của tác giả)

Thông qua bảng trên ta thấy đối với hộ đối với những hộ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp do tác động của quá trình đô thị hóa làm giảm diện tích đất nông nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo là cao hơn do thu nhập của những hộ nông dân này chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng nhờ quá trình đô thị hóa dẫn đến thị trường được mở rộng, việc mua bán trao đổi hàng hóa trên thị trường thuận lợi nên phần lớn những hộ nông dân có ngành nghề kinh doanh phụ hoặc những hộ nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đúng đắn thì tương đối phát triển do sản phẩm sản xuất ra dễ dàng tiêu thụ trên thị trường nên tỷ lệ hộ nghèo giảm đi.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)