triển.
Ngày nay, do quá trình phát triển kinh tế xã hội diễn ra với tốc độ nhanh, con người có thể đầu tư và lập ra khu đô thị mới trên các vùng đất mà trước đó hoàn toàn là vùng sản xuất nông nghiệp. Quá trình hình thành và phát triển của các đô thị đều gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người với xuất phát điểm của nó là từ khu vực nông thôn. Cho nên phần lớn các đô thị đều gắn liền với sản xuất nông nghiệp và nông thôn..
Do tốc độ đô thị hoá nhanh, sự hình thành các khu công nghiệp, khu dịch vụ nên đất nông nghiệp trong đô thị dễ bị chia cắt và không có vùng đất nông nghiệp tập chung rộng lớn như ở nông thôn thuần tuý.
Từ những đặc điểm trên, nếu không có cơ chế chính sách rõ ràng, phát triển nông nghiệp đô thị sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của nông nghiệp đô thị. Nếu quy hoạch không tốt, lâu dài thì năm nay là đất nông nghiệp, năm sau có thể trở thành đất đô thị, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự đầu tư lâu dài làm cho tính ổn định của nông nghiệp đô thị không cao.
Việc chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp là rất phù hợp với quá trình đô thị hoá hiện nay. Những năm gần đây, nhằm đáp ứng yêu cầu tốc độ đô thị hóa, tại nhiều vùng nông thôn, Nhà nước tiến hành đô thị hóa nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, chế xuất và đô thị. Tuy nhiên, từ đây cũng nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc ở địa phương, trong đó có vấn đề việc làm của những lao động sau khi bị đô thị hóa.
Trong quá trình đô thị hóa canh tác nông nghiệp, nhiều địa phương chưa gắn công tác quy hoạch với hỗ trợ tái định cư, nhất là đào tạo nghề cho người lao động. Việc bồi thường cho các hộ bị đô thị hóa lại chủ yếu thực hiện dưới hình thức trả tiền mà chưa có cơ chế, giải pháp kịp thời và hiệu quả để tạo việc làm, ổn định đời sống cho họ. Vì vậy, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm đang là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng chuyển đổi đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33
Đất đai luôn gắn với một điều kiện tự nhiên cụ thể và gắn với điều kiện kinh tế xã hội, một số loại cây trồng chỉ phù hợp với mỗi loại đất đai nhất định. Từ đó để có được sự một cơ cấu đất hợp lý, trước hết con người cần phải nghiên cứu các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội để sau đó chuyển dịch đến một cơ cấu đất mới hợp lý vừa phù hợp với sự thay đổi của thời đại, vừa thể hiện đúng đắn những mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội của mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Sự phát triển của nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nói chung. Vì vậy, việc xác lập cơ cấu đất nông nghiệp hợp lý, vừa phù hợp với nền kinh tế quốc dân, vừa đảm bảo khai thác được thế mạnh của vùng, miền là vấn đề mà chúng ta quan tâm.