- Hạn chế và thách thức
2.1.1.3 .Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu thời tiết
Do nằm ở bắc chí tuyến trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, nên khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới gió mùa: Mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44
10, mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa này nói chung thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng, con gia súc. Song vào mùa mưa, thỉnh thoảng có bão, có những cơn bão gây mưa to, gió lớn, gây úng lụt, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời do địa hình miền núi nên những trận mưa to ở đầu nguồn, dẫn đến xói mòn đất, gây bạc màu cho đất. Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ trung bình từ 15oC - 22oC, mùa này thường ít mưa và thường hay bị hạn hán vào tháng 12; 1 có những đợt gió thổi mạnh cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp.
Bảng 2.2. Tổng hợp tình hình khí hậu khu vực TP Thái Nguyên năm 2009
TT Yếu tố ĐVT TB từ tháng 1-3 TB từ tháng 4-6 TB từ tháng 7-9 TB từ tháng 10-12 TB cả năm
1 Nhiệt độ trung bình oC 19,5 26,3 28,3 21,7 24
2 Lượng mưa trung
bình mm 42,3 177,9 237,1 26,5 120,9
3 Độ ẩm tương đối % 81,3 79,7 82,7 79,7 81
4 Số giờ nắng Giờ-Hr 40,7 140,7 163,7 113 115
(Nguồn số liệu: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên)
Nhìn chung điều kiện thời tiết, khí hậu của thành phố Thái Nguyên thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng đặc biệt là cây lúa và cây ngô, về chăn nuôi rất thích hợp cho phát triển chăn nuôi lợn. Tuy nhiên khi xẩy ra hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh… cũng gây khó khăn cho sản xuất nông - lâm nghiệp.
Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình là 240C, tổng tích ôn là 8.0000C, nhiệt độ cao nhất trung bình là 2906C, nhiệt độ thấp nhất trung bình là 1602C, tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất , tháng một là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất , số giờ nắng bìn quân trong năm 115 giờ, lượng bức xạ đạt 115Kcal/cm2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45
Về chế độ mưa ẩm: Mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm 90,6% năm, lượng mưa trung bình 2.000mm – 2.100mm, tháng 7 có lượng mưa lớn nhất 300 – 400mm, tháng 12 và tháng 1 có lượng mưa ít nhất khoảng 2,0mm – 2,5mm.
Lượng bốc hơi trung bình năm là 985,5mm, chỉ số ẩm ướt (K) đạt 2,05 nghĩa là phần nước mưa rơi xuống lãnh thổ gấp 2,05 so với lượng bốc hới , như vậy độ ẩm ướt tương đối khá. Tuy vậy hệ số (K) tháng 12 tháng 1 tương đối nhỏ hơn 0,3 thường gây khô han.
Bảng 2.3: Tình hình khí hậu thời tiết năm 2009 của thành phố Thái Nguyên
TT Yếu tố Tháng Nhiệt độ TB (oC) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm không khí TB (%) Số giờ nắng (Giờ-Hr) 1 Tháng 1 16,2 2,1 71 55 2 Tháng 2 21,6 39,1 83 54 3 Tháng 3 20,7 85,7 90 13 4 Tháng 4 22,9 135,4 82 70 5 Tháng 5 26,7 160,2 77 161 6 Tháng 6 29,4 238,1 80 191 7 Tháng 7 29,6 317,2 80 205 8 Tháng 8 28,5 120,8 84 153 9 Tháng 9 26,8 273,3 84 133 10 Tháng 10 25,4 45,7 80 115 11 Tháng 11 20,3 9,9 75 190 12 Tháng 12 19,5 23,8 84 34 Bình quân năm 24,0 120,9 81 115
(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường thành phố Thái Nguyên)
Như vậy với điều kiện về khí hậu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây trồng, vật nuôi tuy nhiên cần chủ động nguồn cung cấp nước tưới kịp thời đặc biệt chú trọng vào tháng 1 và tháng 12 hàng năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 * Về hệ thống thuỷ văn
Thành phố Thái Nguyên có 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), bên cạnh đó có hồ Núi Cốc vừa phục vụ cho việc du lịch, vui chơi giải trí, cung cấp số lượng nước rất lớn cho việc sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
+ Sông Cầu là sông lớn nhất chảy theo hướng bắc nam, biên giới phía tây, dài 47km, đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu, có tiềm năng về khai thác vận tải đường thuỷ, song chế độ dòng nước chảy thất thường về mùa mưa thường gây ra gập úng, về mùa khô nước sông xuống thấp gây hạn hán, Do vậy cần phải chuẩn bị các nguồn nước khác vào mùa này.
+ Sông công với chiều dài 15km chảy qua thành phố Thái Nguyên, có vai trò to lớn trong việc dự trữ và cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn thúc đẩy hoạt động giao thông đường thủy phát triển.
+ Nước ngầm qua thăm dò được đánh giá đất phong phú
Mặc dù có một lượng nước tương đối dồi dào rất thuận lợi cho việc tưới tiêu các loại cây trồng. Nhưng do sự tác động của con người lên nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do vậy cần có những giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nước cho người dân đặc biệt chú trọng tới nguồn nước ngầm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.
Như vậy với điều kiện thời tiết và thuỷ văn trên. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát huy lợi thế so sánh vùng về sản xuất nông nghiệp chú trọng và cây chè và cây lúa, đặc biệt là cây chè do điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển chè, lấy cây chè làm lợi thế so sánh vùng (sản phẩm chè Tân Cương). Do như ta đã biết là chất lượng chè phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, đồng thời cần phải có những giải pháp để khắc phục nguồn nước của thành phố, cần phải chủ động nguồn nước tránh hiện tượng thiếu nước vào mùa khô gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47