1.2.2.3 .Dựa trên phạm vi lãnh thổ
2.2. Thực tiễn nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam
2.2.2.3. Thƣơng vụ sáp nhập NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank) vào
NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
Sơ lược về SHB và Habubank trước sáp nhập
NHTMCP Sài gòn – Hà Nội đƣợc thành lập vào năm 1993. Đến cuối năm 2011, SHB có vốn điều lệ là 4.815,7 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 70.990 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 13,37%, tỷ lệ cho vay/huy động là 46,9%. Tính đến thời điểm trƣớc sáp nhập, SHB vẫn đang là ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt với lợi
nhuận sau thuế năm 2011 đạt 753 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2010. Nợ xấu của ngân hàng chỉ ở mức 2,1%, thấp hơn mức trung bình ngành là 3,39%.
NHTMCP Nhà Hà Nội đƣợc thành lập vào năm 1992. Đến cuối năm 2011, vốn điều lệ của Habubank là 4.050 tỷ đồng, tổng tài sản là 41.286 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng trong năm 2011 chỉ đạt 234,2 tỷ đồng, giảm gần 51% so với năm 2010, trong đó quý 4/2011 lỗ gần 41 tỷ đồng. Các khoản cho vay và đầu tƣ trái phiếu gắn với Tập đồn Cơng nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đƣợc xác định là gánh nặng lớn nhất dẫn đến những khó khăn về tài chính của Habubank. Tỷ lệ nợ xấu của Habubank trƣớc khi sáp nhập là 23,66% (tƣơng đƣơng 3.729 tỷ đồng).
Với tình hình nhƣ vậy thì Habubank cần có ngay các giải pháp tích cực để giải quyết tình trạng này một cách hiệu quả. Một trong những giải pháp đó là thực hiện tái cơ cấu ngân hàng một cách tồn diện thơng qua hoạt động sáp nhập với TCTD khác, điều này cũng phù hợp với chủ trƣơng, định hƣớng của NHNN. Và ngày 28/08/2012, Habubank đã chính thức sáp nhập vào SHB. Việc sáp nhập sẽ giúp cho SHB vững mạnh hơn về tài chính cũng nhƣ về thƣơng hiệu, có sức cạnh tranh tốt hơn, mở rộng mạng lƣới hay phát triển dịch vụ; đồng thời giúp Habubank cải thiện một cách toàn diện tình hình tài chính.
Hậu sáp nhập của SHB
Sau khi sáp nhập với Habubank, SHB đã vƣơn lên trở thành một trong 10 NHTMCP lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ trên 8.800 tỷ đồng; tổng tài sản đến hết năm 2012 đạt trên 116.000 tỷ đồng, mạng lƣới kinh doanh đƣợc mở rộng với gần 320 đơn vị, nhân sự gần 5000 cán bộ, nhân viên. Hệ số an toàn vốn của SHB là 14,18%, đạt tiêu chuẩn quốc tế (CAR của Habubank trƣớc đây chỉ hơn 4%).
Theo báo cáo kết quả kinh doanh 2012, lợi nhuận sau thuế của SHB là 1.687 tỷ đồng, lỗ lũy kế do Habubank chuyển sang khi sáp nhập là 1.661 tỷ đồng, do đó lợi nhuận cịn lại của ngân hàng chỉ cịn 26 tỷ đồng. Dƣ nợ cho vay trong năm 2012 đạt 56.940 tỷ đồng, tăng trƣởng tới 95% so với năm 2011. Tuy nhiên, SHB phải trích lập dự phịng rủi ro cho vay khách hàng tới 1.250 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với
năm 2011. Lƣợng tiền gửi của khách hàng tính đến cuối năm 2012 của SHB đạt 77.599 tỷ đồng, tăng tới 120% so với năm 2011. Sau khi sáp nhập Habubank, SHB phải gánh thêm những khoản lỗ và nợ xấu. Theo báo cáo tài chính của SHB, tính đến 31/12/2012, nợ xấu của SHB còn khoảng 5.014 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 8,8% tổng dƣ nợ.