1.2.2.3 .Dựa trên phạm vi lãnh thổ
3.2. Giải pháp đối với các NHTMCP Việt Nam
3.2.3. Giải quyết tốt những vấn đề hậu M&A
Những vấn đề hậu M&A đƣợc giải quyết tốt, ngân hàng sau sáp nhập hoặc mua lại đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả thì khi ấy M&A mới có thể phát huy hết những lợi ích, vai trị của nó. Do đó, để giải quyết tốt các vấn đề hậu M&A, ngân hàng cần thực hiện tốt các nội dung sau:
Duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng
Khách hàng lựa chọn ngân hàng để giao dịch dựa trên sự tin tƣởng vào ngân hàng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu ngân hàng có những động thái thay đổi theo chiều hƣớng xấu thì sẽ ảnh hƣởng đến niềm tin của khách hàng. Mà một khi khách hàng đã mất niềm tin vào ngân hàng thì ngân hàng đó sẽ rất khó hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững. Chính vì thế, khi thực hiện M&A, các ngân hàng cần có thơng báo rõ ràng đến các khách hàng, tránh việc các khách hàng nghe từ những nguồn thơng tin khơng chính thức, dễ gây tâm lý hoang mang. Ngân hàng mới sau khi hợp nhất, sáp nhập vẫn duy trì chính sách chăm sóc khách hàng đã cam kết trƣớc đó với khách hàng, đồng thời tiếp tục nghiên cứu đƣa ra những chính sách mới tốt hơn dành cho khách hàng. Điều này sẽ giúp ngân hàng duy trì và phát triển mối quan hệ tốt với khách hàng hiện tại cũng nhƣ khách hàng tiềm năng trong tƣơng lai.
Đảm bảo quyền lợi của các cổ đông
Các ngân hàng cần phải lƣu ý đến sự công bằng giữa các cổ đông, tránh ảnh hƣởng đến quyền lợi của các cổ đông. Ngân hàng cần tạo tạo sự minh bạch thông tin để truyền tải đến các cổ đơng về những vấn đề nhƣ: tầm nhìn chiến lƣợc, các chính sách và tình hình tài chính, phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh, cơ cấu bộ máy quản lý… nhằm tạo sự an tâm và tin tƣởng của cổ đông về phƣơng hƣớng phát triển của ngân hàng sau khi tiến hành M&A.
Hịa hợp văn hóa doanh nghiệp
Sự bất đồng về văn hóa doanh nghiệp sẽ gây ra những khó khăn cho vấn đề quản trị ngân hàng sau sáp nhập, từ đó ảnh hƣởng đến sự thành cơng của thƣơng vụ M&A. Vì vậy, ban lãnh đạo các NHTMCP Việt Nam không nên xem nhẹ vấn đề này. Đặc biệt, các giao dịch M&A ngân hàng có yếu tố nƣớc ngồi có xu hƣớng gia tăng mạnh mẽ trong tƣơng lai, nên vấn đề hịa hợp văn hóa doanh nghiệp cần đƣợc các ngân hàng quan tâm nhiều hơn nữa.
Sự thống nhất về giá trị và văn hóa doanh nghiệp sau khi thực hiện M&A là một phần tất yếu trong quá trình quản trị sự thay đổi ngân hàng.
Văn hóa doanh nghiệp dần dần đƣợc định hình trong quá trình phát triển hậu M&A theo chiến lƣợc phát triển của ngân hàng.
Thống nhất những giá trị đƣợc thừa nhận và nhấn mạnh của ngân hàng, tiến tới hình thành các giá trị văn hóa doanh nghiệp chung để cùng phát triển.
Hòa hợp các yếu tố văn hóa doanh nghiệp và dung nạp các khác biệt có chọn lọc của các ngân hàng để tạo ra giá trị văn hóa mới làm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Xây dựng chính sách nhân sự hợp lý nhằm giữ chân và thu hút nhân tà
i Khi sáp nhập hoặc hợp nhất diễn ra sẽ thay đổi nhân sự của các bên. Môi
trƣờng làm việc mới, các mối quan hệ mới, quy trình làm việc mới sẽ tác động đến tất cả từ cán bộ quản lý cấp cao đến đội ngũ nhân viên và khơng phải ai cũng hài lịng và thích ứng đƣợc. Ngân hàng cần xây dựng đƣợc một đội ngũ các nhà quản lý giỏi, xác định đƣợc ngƣời có khả năng vào các vị trí quản lý trong ngân hàng. Riêng đối với đội ngũ nhân viên cần có chính sách đãi ngộ và trọng dụng công bằng, hợp lý giữa nhân viên cũ và nhân viên mới sau quá trình sáp nhập. Ban lãnh đạo ngân hàng cần khuyến khích động viên, nắm đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của nhân viên và có chế độ đãi ngộ phù hợp nhƣ chế độ về lƣơng thƣởng, cơ hội thăng tiến, chính sách đào tạo, môi trƣờng làm việc để giữ chân và thu hút nhân tài, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới.
Chú trọng đến vấn đề tích hợp cơng nghệ thơng tin sau M&A
Hệ thống ngân hàng lõi là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro… trong hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang sử dụng rất nhiều hệ thống core banking khác nhau nhƣ T24, I-flex, TCBS… Khi hai ngân hàng sáp nhập với nhau, ngoài việc kết hợp hệ thống cơ sở hạ tầng, nhân sự… thì việc tích hợp hệ thống công nghệ thông tin là một vấn đề cần lƣu tâm khi các ngân hàng sử dụng hệ thống
core banking khác nhau. Trong khoảng thời gian đầu sáp nhập, hệ thống khách hàng hiện hữu của ngân hàng bị sáp nhập sẽ vẫn đƣợc quản lý dƣới hệ thống core banking cũ. Nhƣng về lâu dài, các ngân hàng phải xây dựng một hệ thống core banking mới thống nhất, tạo thuận lợi cho các nhà quản lý trong việc quản trị và điều hành ngân hàng sau sáp nhập. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải thƣờng xuyên cập nhật và ứng dụng những công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.