Vốn điều lệ của các NHTMCP qua các năm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại (Trang 49 - 53)

Ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nhóm 1: Vốn điều lệ trên 8.000 tỷ đồng Eximbank 2.800 7.220 8.800 10.560 12.355 12.355 Sacombank 4.450 5.116 6.700 9.179 10.740 10.740 SHB 2.000 2.000 2.000 3.497,5 4.815,7 8.865,7 Nhóm 2: Vốn điều lệ từ 5.000 đến 8.000 tỷ đồng VPBank 2.000 2.117 2.117 4.000 5.050 5.770 SeABank 3.000 4.068 5.068 5.335 5.335 5.335 DongA Bank 1.600 2.880 3.400 4.500 4.500 5.000 Nhóm 3: Vốn điều lệ dƣới 5.000 tỷ đồng VIB 2.000 2.000 2.400 4.000 4.250 4.250

ABBank 2.300 2.705 3.482 3.831 4.200 4.200 OCB 1.111 1.474 2.000 2.635 3.000 3.234 Nam A Bank 576 1.253 1.253 2.000 3.000 3.000 KienLong Bank 580 1.000 1.000 3.000 3.000 3.000

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng Ta thấy, trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012, hầu hết 3 nhóm

NHTMCP khơng ngừng gia tăng vốn điều lệ. Do hoạt động của các ngân hàng ảnh hƣởng sâu rộng đến nền kinh tế nên phải chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ và thực hiện nghiêm ngặt các quy định của Nhà nƣớc, trong đó có quy định về vốn pháp định. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về việc ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD thì các NHTMCP phải đáp ứng mức vốn pháp định tối thiểu là 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2008 và 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Nếu nhƣ trong 2008 hầu hết các NHTMCP đều đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định thì lại có rất nhiều ngân hàng gặp khó trong đợt tăng vốn thứ hai. Tính đến cuối năm 2010, có khoảng 10 NHTMCP có vốn điều lệ dƣới 3.000 tỷ đồng. Có nhiều ngun nhân ảnh hƣởng đến tiến trình tăng vốn của các ngân hàng, nhƣng nguyên nhân chính là do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và thị trƣờng chứng khốn trong nƣớc đóng băng sau một thời gian tăng trƣởng nóng. Trƣớc thực tế đó, ngày 26/01/2011, Chính phủ đã phải ban hành Nghị định số 10/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141. Theo đó, các TCTD đƣợc lùi thời hạn tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng vào ngày 31/12/2011 và thực tế đến cuối năm 2011, nhiều ngân hàng đã “cán mốc” 3.000 tỷ đồng. Bên cạnh những ngân hàng nhỏ trầy trật trong lộ trình tăng vốn thì các ngân hàng lớn đã vƣợt mức vốn quy định cũng ồ ạt tăng vốn; cụ thể Eximbank tăng vốn điều lệ từ 10.560 lên 12.355 tỷ đồng, Sacombank tăng từ 9.179 lên 10.740 tỷ đồng, SHB tăng từ 3.497,5 lên 4.815,7 tỷ đồng. Đặc biệt, cũng trong năm 2011, sau khi hợp nhất với NHTMCP Đệ Nhất (Ficombank) và NHTMCP Việt NamTín Nghĩa (TinNghiaBank), vốn điều lệ của NHTMCP Sài Gòn (SCB) tăng từ 4.185 lên 10.583 tỷ đồng. Trong năm 2012, SHB cũng tăng vốn khá mạnh sau thƣơng vụ sáp nhập NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank).

Vốn điều lệ của các NHTMCP Việt Nam đã tăng trƣởng nhiều qua các năm nhƣng nhìn chung, quy mơ vốn vẫn cịn thấp so với các NHTM trong khu vực. Tính đến cuối năm 2012, Eximbank là NHTMCP có vốn điều lệ cao nhất đạt 12.355 tỷ đồng (khoảng 590 triệu USD), đƣợc tạp chí Banker xếp hạng vào Top 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2012. Trong khi đó, các ngân hàng lớn trong khu vực đều có mức vốn điều lệ cao hơn rất nhiều. Chẳng hạn ngân hàng Bangkok của Thái Lan có mức vốn điều lệ là 3 tỷ USD, ngân hàng Krung Thai là 2 tỷ USD, ngân hàng Maybank của Malaysia là 4 tỷ USD và ngân hàng Public Bank là 2 tỷ USD.

Nhƣ vậy, hiện nay tất cả các NHTMCP đều đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của Nghị định 141 quy định về mức vốn tối thiểu. Tuy nhiên, khi các ngân hàng tiếp tục tăng quy mơ vốn tự có thì câu chuyện này lại trở nên quá sức đối với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Với một nền tảng tài chính yếu nhƣ vậy thì sẽ rất khó khăn cho các ngân hàng trong việc triển khai các loại hình dịch vụ mới vốn chủ yếu dựa trên nền tảng hạ tầng kỹ thuật hiện đại, địi hỏi chi phí đầu tƣ lớn. Đồng thời, điều này cũng hạn chế khả năng triển khai các công cụ quản trị kinh doanh ngân hàng hiện đại.

2.1.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005, NHNN yêu cầu yêu cầu các TCTD (trừ chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi) phải duy trì tỷ lệ vốn tối thiểu là 8%, theo tiêu chuẩn của Basel I. Đến năm 2010, NHNN ban hành Thơng tƣ số 13/2010/TT-NHNN, trong đó quy định nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM từ 8% lên 9%, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng đảm bảo an tồn cho hệ thống ngân hàng.

Hình 2.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM năm 2011, 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012 và NHNN Việt Nam

Tính đến cuối năm 2011, mặc dù hệ số CAR của toàn hệ thống là 11,82%, cao hơn yêu cầu của Nhà nƣớc là 9% nhƣng vẫn còn một số ngân hàng chƣa đáp ứng đƣợc tỷ lệ này. Cụ thể, đối với khối NHTMNN, chỉ số CAR chung của các ngân hàng là 9,07%, tăng mạnh so với tỷ lệ 7,1% cuối năm 2010, trong đó vẫn cịn ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Argibank) hệ số CAR chỉ có 8%. Đối với khối ngân hàng liên doanh, nƣớc ngoài, hệ số CAR của cả khối trong năm 2011 là 25,31%. Đây là con số rất cao so với mức quy định của NHNN và so với các khối khác trong hệ thống các TCTD. Riêng khối NHTMCP, chỉ số CAR chung của khối là 13,25%. Nhìn chung, hệ số CAR của khối NHTMCP là khá cao qua các năm. Tính đến 31/10/2012, hệ số CAR của toàn hệ thống là 13,7%, trong khi có NHTMCP tỷ lệ đạt tới 19,43% (VIB), 21,44% (Nam A Bank). Hệ số CAR quá cao cũng phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn chƣa tốt. Đến năm 2012, tất cả các ngân hàng đều đã đảm bảo yêu cầu về vốn pháp định, thậm chí một số ngân hàng đã tăng mạnh vốn điều lệ. Hệ số CAR cao cho thấy tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng trong năm cịn thấp.

Bảng 2.2: Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của các NHTMCP qua các năm (đvt: %)Ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w