Loại hình TCTD 2007 2008 2009 2010 2011 2012 NHTMNN 53,3 51,5 49,4 42,2 39,7 45,7 NHTMCP 31,5 32,5 33,2 46,7 45,6 42,5 NH liên doanh, chi nhánh NH nƣớc ngoài 10,8 11,5 12,8 11,1 11 10,9
Nguồn: Báo cáo số 49/BC-NHNN năm 2009 của NHNN tổng kết 10 năm thi hành Luật các TCTD, Nguyễn Thị Mùi và tính tốn của tác giả
Xét theo tỷ trọng, nếu nhƣ trong năm 2007 tỷ trọng tổng tài sản của khối NHTMNN chiếm trên 50% so với tồn hệ thống TCTD thì tỷ lệ này có sự sụt giảm
trong những năm sau đó. Đối với nhóm NHTMCP, trong giai đoạn 2007-2010, tỷ trọng tổng tài sản liên tục gia tăng, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2010. Điều này chứng tỏ khối NHTMCP đang thể hiện sự tăng trƣởng nhanh, cũng nhƣ khả năng chiếm lĩnh thị phần mạnh hơn các khối cịn lại.
Hình 2.2: Thị phần huy động của các NHTM qua các năm (đvt:%)
Nguồn: NHNN Việt Nam
Hình 2.3: Thị phần tín dụng của các NHTM qua các năm (đvt:%)
Dựa vào hình 2.2 và 2.3 ta thấy, trong giai đoạn 2007-2010, nếu thị phần của khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi khơng có sự biến động lớn thì thị phần của khối NHTMCP (cả huy động và tín dụng) ngày càng lấn sân khối NHTMNN. Nếu nhƣ cuối năm 2007, khối NHTMNN còn áp đảo ở cả thị phần cho vay và huy động, lần lƣợt là 59,3% và 59,5%; thì đến cuối năm 2010 chỉ cịn tƣơng ứng 51,4% và đặc biệt là thị phần huy động chỉ còn 45,1%. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây, cơ cấu thị phần trên khơng có nhiều thay đổi. Ngun nhân là do năm 2011, lần đầu tiên sau một thời gian dài NHNN nhất quyết áp trần tăng tƣởng tín dụng 20% đối với mọi NHTM. Khó khăn về thanh khoản cũng ảnh hƣởng nhiều đến thị phần của khối NHTMCP, đặc biệt là đối với các ngân hàng vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, trong hai năm trở lại đây, khối NHTMNN đã và đang mở rộng nhanh chóng về quy mơ. Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của hệ thống các TCTD tăng trƣởng 2,54% so với năm 2011 lên 5.085.780 tỷ đồng. Nhƣ vậy, cả năm 2012 tổng tài sản của hệ thống tăng gần 126.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng tài sản của tồn hệ thống tăng trƣởng phần lớn đƣợc đóng góp bởi khối NHTMNN. Năm 2012, tài sản của nhóm này tăng thêm hơn 232.00 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 11,78%). Ngƣợc lại, tài sản của khối NHTMCP bị sụt giảm hơn 102.000 tỷ đồng so với năm 2011.
Hình 2.4: Tổng tài sản của các NHTMCP qua các năm (đvt: tỷ đồng)
Cũng giống nhƣ quy mô vốn điều lệ, quy mô tổng tài sản của các NHTMCP có sự chênh lệch đáng kể. Các NHTMCP thuộc nhóm 1 có tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, nhóm 2 trong khoảng từ 50.000 đến 100.000 tỷ đồng, nhóm 3 (trừ VIB) có tổng tài sản chƣa đến 50.000 tỷ đồng. Trong năm 2012, một số ngân hàng có sự sụt giảm tổng tài sản nhƣ Eximbank, SeABank, VIB, Nam A Bank.
Mặc dù quy mơ vốn của phần lớn các NHTMCP cịn khá nhỏ, song tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản có khá lớn trong giai đoạn 2007-2010. Năm 2011, tỷ lệ vốn điều lệ/tổng tài sản của khối NHTMCP là 7,26%, thấp hơn hầu hết các nƣớc trong khu vực và đang có xu hƣớng tiếp tục giảm. Năm 2010, tỷ lệ vốn/tổng tài sản của các ngân hàng Thái Lan là 10,5% và Philipin là 11,8% (năm 2009) của Malaysia là 8,9%.
Chất lượng tài sản
Sự tăng trƣởng không cân xứng giữa quy mơ vốn điều lệ và quy mơ tài sản có đã làm nảy sinh những quan ngại về sự phát triển không bền vững của hệ thống ngân hàng. Hiện nay, tại một số NHTMCP có rủi ro hoạt động tƣơng đối cao do đầu tƣ tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro cao nhƣ đầu tƣ vào chứng khoán, bất động sản. Theo thống kê của NHNN, tỷ trọng đầu tƣ vào lĩnh vực bất động sản khoảng 11%, con số này không lớn, nhƣng hầu hết các khoản vay đƣợc thế chấp bằng bất động sản. Do vậy, khi thị trƣờng bất động sản trầm lắng càng làm tăng rủi ro cho các ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng nhanh trong thời gian gần đây. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Hình 2.5: Tỷ lệ và tốc độ tăng trƣởng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam qua các năm (đvt:%)
Nguồn: NHNN Việt Nam
Trong 2 năm gần đây, ta thấy nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam gia tăng cả về quy mô lẫn tốc độ tăng trƣởng. Trong đó, nợ xấu đƣợc xếp vào nhóm có khả năng mất vốn và nợ xấu có liên quan đến bất động sản chiếm một tỷ lệ tƣơng đối lớn. Nếu phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD có thể lên tới 2 chữ số.
Trong tồn hệ thống NHTM, nhóm NHTMNN vẫn chiếm mức độ nợ xấu cao nhất. Bên cạnh đó, đối tƣợng tín dụng chính của nhóm này tập trung vào khối doanh nghiệp Nhà nƣớc, vốn là khối có hiệu quả hoạt động thấp nên rủi ro tiềm ẩn nợ xấu của nhóm này càng có nguy cơ tăng cao. Đối với nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi, đây là nhóm có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất so với toàn hệ thống. Riêng khối NHTMCP, những ngân hàng có quy mơ vừa và nhỏ, hoạt động cịn yếu kém thì thì tỷ lệ nợ xấu càng cao.
Hình 2.6: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP năm 2012 (đvt: %)
Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng Trong năm 2012, những ngân hàng có quy mơ lớn nhƣ Eximbank, Sacombank, Quân Đội (MB), Á Châu (ACB), mặc dù tỷ lệ nợ xấu có tăng so với năm 2011 (trong đó Sacombank tăng từ 0,56% lên 1,97%) nhƣng vẫn ở mức an toàn là dƣới 3%. Riêng SHB và SCB, tuy quy mô vốn điều lệ trên 8.000 tỷ đồng nhƣng tỷ lệ nợ xấu khá cao (lần lƣợt là 8,8% và 7,2%). Nguyên nhân là do hai ngân hàng vừa tiến hành tái cơ cấu nên phải gánh thêm nợ xấu của các cùng hợp nhất hay sáp nhập. Các ngân hàng có quy mơ vốn thấp nhƣ ngân hàng Phƣơng Tây (WesternBank), Nam Việt (Navibank), Đại Á (DaiABank), Bảo Việt (BaoVietBank) đều có tỷ lệ nợ xấu khá cao trên 5%. Trong đó, Navibank và WesternBank là các ngân hàng trong diện buộc phải tái cơ cấu theo chủ trƣơng của NHNN.
Tỷ lệ nợ xấu gia tăng buộc các ngân hàng phải tăng chi phí dự phịng rủi ro, từ đó làm cho lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, theo báo cáo của ngân hàng Thế giới (WB), các ngân hàng Việt Nam vẫn chƣa trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ. Hiện cịn tồn tại một thực trạng là có nhiều con số khác nhau về quy mơ
nợ xấu. Theo số liệu báo cáo của các TCTD cho ngân NHNN thì nợ xấu là 4,93% tính đến cuối tháng 9/2012. Tuy nhiên, NHNN đã công bố con số nợ xấu là 8,86% theo tính tốn riêng của cơ quan này. WB cho rằng, chênh lệch giữa con số báo cáo và ƣớc tính với nợ xấu hàm ý là các ngân hàng hiện vẫn chƣa trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ, cho thấy tiềm lực vốn của các ngân hàng thấp hơn con số mà họ công bố. Theo báo cáo, tổng chi phí dự phịng của hệ thống ngân hàng đạt 75.000 tỷ đồng vào cuối quý 3/2012, sau khi các ngân hàng đã xử lý 12.000 tỷ đồng nợ xấu. Nhƣng theo WB, số tiền dự phòng này vẫn còn xa so với con số nợ xấu đƣợc công bố là hơn 200.000 tỷ đồng, mà thực tế cũng còn thấp hơn so với ƣớc tính theo tiêu chuẩn quốc tế.
2.1.4. Khả năng thanh khoản
Từ năm 2008-2012, vấn đề nổi lên nhất của hệ thống các NHTMCP đó là vấn đề thanh khoản, mà một trong những nguyên nhân cơ bản của nó là tăng trƣởng tín dụng nhanh hơn huy động vốn. Trong đó, có khơng ít NHTMCP quy mơ nhỏ, mạng lƣới huy động vốn còn hẹp nhƣng lại đẩy mạnh cho vay tín dụng, coi đó là sản phẩm chính để thúc đẩy ngân hàng phát triển. Tỷ lệ cho vay/ huy động (LDR) ở các ngân hàng rất cao, thậm chí có ngân hàng trên 100%.
Bảng 2.4: Tỷ lệ cho vay/huy động của các NHTMCP qua các năm (đvt: %)Ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Trung bình