Hình thức Nhà nước

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

2.3. Hình thức Nhà nước

2.3.1. Khái niệm

Hình thức nhà nước

Hình thức nhà nước là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Kết quả của việc tiến hành sự thống trị về chính trị phụ thuộc phần lớn vào việc giai cấp thống trị tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo hình thức nào.

Hình thức nhà nước là khái niệm nói lên cách thức tổ chức quyền lực nhà nước hay là phương thức chuyển ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước.

Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.

Hình thức nhà nước do bản chất của nhà nước quy định, hình thức nhà nước gồm 2 hình thức chủ yếu: hình thức chính thể và hình thức cấu trúc. Ngồi ra, chế độ chính trị cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hình thức nhà nước.

2.3.2. Các yếu tố cấu thành của hình thức Nhà nước

Hình thức chính thể

Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan có quyền lực cao nhất của nhà nước cùng với mối quan hệ giữa các cơ quan đó.

Hình thức chính thể có 2 dạng là: chính thể qn chủ và chính thể cộng hồ ♦ Chính thể qn chủ: là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay người đứng đầu nhà nước (nguyên thủ quốc gia) là nhà vua (hoàng đế, quốc trưởng) - vị trí được hình thành theo ngun tắc truyền ngơi (thế tập). Chính thể qn chủ được chia thành quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế

- Quân chủ tuyệt đối: là hình thức chính thể qn chủ trong đó nhà vua có

quyền lực vơ hạn (quyền lực tuyệt đối). Dạng chính thể này chủ yếu tồn tại trong kiểu nhà nước phong kiến. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn còn 4 quốc gia là Vatican, Arập- xê – út, Brunay và Oman có hình thức chính thể này. Trong các nhà nước này đã có một số cải cách dân chủ, nhưng mọi mặt của đất nướcvẫn phụ thuộc vào một người, Quốc vương hoặc Giáo hoàng nắm trong tay quyền lực tối cao của nhà nước. Trong bộ máy nhà nước bên cạnh nhà vua còn có cơ quan có chức năng cơ quan lập pháp (hội đồng lập pháp) nhưng chỉ là cơ quan

tư vấn chứ không phải là cơ quan quyền lực đối trọng với nhà vua.

- Quân chủ hạn chế: là chính thể quân chủ mà nhà vua chỉ nắm giữ một

phần quyền lực nhà nước hoặc khơng có thực quyền, chỉ là hình ảnh đại diện cho quốc gia. Trong các nhà nước này, quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi Hiến pháp, vì thế hình thức chính thể qn chủ hạn chế còn được gọi là chính thể quân chủ lập hiến (bên cạnh nhà vua cịn có Hiến pháp). Dạng chính thể này tồn tại cả ở kiểu nhà nước phong kiến và kiểu nhà nước tư sản. Ở hình thức chính thể này bên cạnh nguyên thủ quốc gia là nhà vua được hình thành bằng con đường truyền ngơi thì còn các cơ quan nhà nước quan trọng khác là nghị viện (Quốc hội), Chính phủ, tồ án do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra và làm việc theo nhiệm kỳ. Dựa vào đặc điểm nhà vua có nắm giữ một phần quyền lực hay khơng mà loại chính thể này lại phân chia thành 2 biến dạng là

quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị.

+ Quân chủ nhị nguyên là hình thức chính thể trong đó giữa nhà vua và nghị viện có sự phân chia đều quyền lực nhà nước,nghị viện nắm giữ quyền lập pháp và nhà vua nắm giữ quyền hành pháp, quyền tư pháp được giao cho toà án thực hiện. Chính thể này tồn tại ở các nướcnhư Monaco, Maroc, Butan, Côoet, Baranh, Quata…

+ Quân chủ đại nghị là hình thức chính thể trong đó nhà vua khơng nắm giữ quyền lực nhà nước,mà chỉ là tượng trưng, đại diện cho quốc gia. Còn nghị viện nắm giữ quyền lập pháp, sau khi được nhân dân bầu ra, nghị viện lập ra Chính phủ và Chính phủ được giao nắm quyền hành pháp, quyền tư pháp thuộc

về tồ án. Chính thể qn chủ đại nghị đang tồn tại ở nhiều nhà nước tư sản hiện đại như Anh, Nhật Bản, Thuỵ Điển, Đan Mạch… do những nguyên nhân lịch sử nhất định.

♦ Chính thể cộng hồ: là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về các cơ quan nhà nước do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra và làm việc trong một thời hạn nhất định. Chính thể cộng hòa có 2 hình thức chủ yếu là cộng hoà quý tộc và cộng hoà dân chủ.

- Cộng hồ q tộc: là hình thức chính thể trong đó cơ quan đại diện là do

giới quý tộc bầu ra. Chính thể này chỉ tồn tại ở nhà nước chủ nơ và nhà nước phong kiến.

- Cộng hồ dân chủ: là hình thức chính thể, trong đó cơ quan đại diện là do

dân bầu ra. Chính thể này tồn tại ở tất cả 4 kiểu nhà nước đã tồn tại trong lịch sử, ngày nay đây là hình thức nhà nước phổ biến nhất ở các nước tư sản. Chính thể cộng hồ trong các nhà nước tư sản có các biến dạng: Cộng hoà tổng thống,

Cộng hoà đại nghị và Cộng hồ lưỡng tính.

+ Cộng hồ tổng thống: Trong chính thể này, ngun thủ quốc gia (tổng thống) có vị trí và vai trò rất quan trọng. Tổng thống do nhân dân trực tiếp (hoặc gián tiếp thông qua đại cử tri) bầu ra. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia

vừa là người đứng đầu Chính phủ. Chính phủ khơng phải do nghị viện thành lập, các thành viên Chính phủ do tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng thống. Ở các nước theo chính thể cộng hồ tổng thống sự phân định giữa quyền lập pháp và hành pháp rất rõ ràng: tổng thống có tồn quyền trong lĩnh vực hành pháp, nghị viện có quyền lập pháp, nghị viện khơng có quyền lật đổ Chính phủ, tổng thống khơng có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn. Hợp chủng quốc Hoa kỳ và một số nướcchâu Mỹ la tinh là những quốc gia tổ chức nhà nước theo chính thể cộng hồ tổng thống.

+ Cộng hồ đại nghị: Trong chính thể này, nghị viện là một thiết chế quyền

lực trung tâm, nghị viện có vị trí, vai trò rất lớn trong cơ chế thực thi quyền lực nhà nước. Ở đây nguyên thủ quốc gia (tổng thống) do nghị viện bầu ra, chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có thể bỏ phiếu khơng tín nhiệm Chính

phủ. Vì vậy, nghị viện có khả năng thực tế kiểm tra các hoạt động của Chính phủ, còn tổng thống không trực tiếp tham gia giải quyết các công việc của đất nước. Hiện nay cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hồ Áo, Cộng hồ Italia… là những nướctổ chức theo chính thể cộng hồ đại nghị.

+ Chính thể cộng hồ lưỡng tính: là sự kết hợp của 2 hình thức chính thể cộng hồ tổng thống và cộng hồ đại nghị, nó vừa mang tính chất của cộng hồ đại nghị, vừa mang tính chất của cộng hồ tổng thống. Chính thể cộng hồ lưỡng tính có những đặc điểm cơ bản như: Nghị viện do nhân dân bầu ra nắm quyền lập pháp, tổng thống (nguyên thủ quốc gia) cũng do nhân dân bầu ra, có quyền hạn rất lớn, có quyền hành pháp, có quyền hoạch định chính sách quốc gia, có quyền giải tán nghị viện, quyền thành lập Chính phủ. Chính phủ gồm có thủ tướng và các bộ trưởng, những người này do tổng thống bổ nhiệm nhưng thủ tướng Chính phủ khơng thể là ai khác ngồi thủ lĩnh của liên minh cầm quyền. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ nhưng thực ra Chính phủ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổng thống. Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện, vừa phải chịu trách nhiệm trước tổng thống. Cộng hồ Pháp là một điển hình của hình thức chính thể này. Ưu điểm của hình thức chính thể này là việc tập trung quyền lực vào tay một cá nhân, đảm bảo được nền hành pháp mạnh, nhằm giữ ổn định chính trị - xã hội trong giai đoạn chuyển tiếp, do đó, ngồi cộng hồ Pháp, nhiều nướcthuộc Liên Xơ cũ, Đơng Âu và Châu phi, sau khi cải cách thể chế đã lựa chọn áp dụng hình thức chính thể này để xây dựng bộ máy Nhà nước.

Chính thể cộng hồ cũng tồn tại ở các nước xã hội chủ nghĩa: Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Lào… với những tên gọi khác nhau về quốc hiệu (cộng

hoà, cộng hoà dân chủ, cộng hoà xã hội chủ nghĩa…) tuỳ thuộc vào đặc điểm

lịch sử của mỗi nước.

Hình thức cấu trúc

Hình thức cấu trúc: là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính - lãnh thổ và mối quan hệ giữa các đơn vị ấy với nhau cũng như giữa trung ương và địa phương.

Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu là hình thức nhà nước đơn nhất và hình thức nhà nước liên bang.

- Nhà nước đơn nhất: là nhà nước có chủ quyền chung, có một hệ thống

pháp luật thống nhất, có một Quốc hội và một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương. Các đơn vị hành chính - lãnh thổ thường bao gồm tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường) hoạt động trên cơ sở các quy định của chính quyền trung ương. Những nướccó hình thức cấu trúc đơn nhất này bao gồm các nướcnhư Trung Quốc, Việt Nam, Pháp, Hàn Quốc…

- Nhà nước liên bang: là nhà nước được hình thành từ hai hay nhiều nhà

nước thành viên (hoặc nhiều bang) hợp lại. Trong nhà nước liên bang ngoài các cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước chung cho tồn liên bang, thì mỗi nhà nước thành viên còn có hệ thống cơ quan nhà nước và hệ thống pháp luật riêng của mỗi nhà nước thành viên. Nói cách khác trong nhà nước có hình thức cấu trúc liên bang, khơng chỉ nhà nước liên bang mới có dấu hiệu nhà nước mà mỗi nhà nước thành viên ở những mức độ nhất định cũng có dấu hiệu nhà nước,tuy dấu hiệu đó khơng đầy đủ như theo khái niệm nhà nước nguyên nghĩa của nó. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, cộng hồ liên bang Đức, cộng hồ liên bang Nga… là những nhà nước có hình thức cấu trúc liên bang.

2.3.3. Chế độ chính trị

Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, cách thức, phương tiện mà cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.

Kể từ khi nhà nước được hình thành cho đến nay, giai cấp thống trị đã dùng nhiều thủ đoạn, cách thức khác nhau để thực hiện quyền lực nhà nước,có 2 biện pháp chính được dùng để thực hiện quyền lực nhà nước là phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ (độc tài, chuyên chế)

Trong đó, phương pháp dân chủ là phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước mà người dân được tham gia vào việc giải quyết các công việc của nhà nước. Còn phương pháp phản dân chủ là phương pháp mà người dân không được tham gia vào việc giải quyết các công việc của nhà nước,mọi việc nhất nhất đều phải tuân theo mệnh lệnh của một hệ thống cơ quan nhà nước. Phương

pháp phản dân chủ là phương pháp được dùng trong chế độ chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến và nhà nước Phát xít. Giữa chế độ độc tài và chế độ chuyên chế cũng có sự khác biệt, chế độ độc tài là chế độ loại trừ đa số người dân ra khỏi hoạt động chính trị, nhưng Chính phủ lại ít can thiệp đến đời sống của người dân, ngược lại chế độ chuyên chế là chế độ cũng loại trừ đa số người dân ra khỏi hoạt động chính trị, nhưng lại can thiệp rất sâu và đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)