CHƯƠNG 6 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
6.3. Phân biệt tư tưởng Nhà nước pháp quyền với tư tưởng pháp trị và chế độ
độ pháp trị
Pháp quyền và pháp trị là hai khái niệm rất dễ bị lẫn lộn với nhau, đặc biệt là trong tiếng Việt. Trong tiếng Anh, pháp quyền là “the rule of law” và pháp trị là “rule by law”. Dịch ra tiếng Việt, pháp quyền là “sự cai trị của pháp luật”, và pháp trị là “sự cai trị bằng pháp luật”. Đây là hai khái niệm rất khác nhau.
Pháp quyền là sáng tạo của người Anh. Người ta cho rằng tư tưởng pháp quyền hình thành từ Đại hiến chương “Magna Carta” năm 1215. Đây cũng là một trong những đóng góp lớn nhất của người Anh cho nhân loại. Bằng chứng là nhiều nước theo pháp quyền đã trở nên giàu có, thịnh vượng nhất nhì trên thế giới.
Pháp trị là sáng tạo của người Trung Hoa. Nhà tư tưởng của pháp trị được cho là Hàn Phi (281 - 233 TCN).
Tuy nhiên, lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, pháp trị đã không đưa lại được một sự phát triển vượt bậc và bền lâu như pháp quyền. Bằng chứng là đất nước Trung Hoa đã tụt hậu rất xa so với các nước theo pháp quyền trong suốt nhiều thế kỷ.
Pháp quyền khác với pháp trị chỗ nào? Pháp trị là việc vua (hoặc giới cầm quyền) có quyền ban hành pháp luật để cai trị (hay nói bằng ngơn từ hiện đại là để quản lý). Mặc dù pháp luật được tuân thủ tuyệt đối, nhưng ban hành pháp luật như thế nào lại là quyền độc đoán của vua (hoặc của giới cầm quyền). Pháp quyền lại khơng hồn tồn như vậy.
Trước hết, pháp quyền là việc pháp luật đứng trên tất cả, trên cả nhà nước (trên cả vua). Và quan trọng hơn nữa, người dân cũng như nhà nước đều bình đẳng trước pháp luật. Đối với người Anh, vua có quyền của vua, quý tộc có quyền của quý tộc, thứ dân có quyền của thứ dân. Nếu vua hành xử trong khn khổ các quyền của mình, thì thậm chí người Pháp làm vua Anh cũng chẳng sao. (Thực tế, đã có thời kỳ người Pháp làm vua Anh). Thế nhưng, nếu vua xâm phạm đến quyền của quý tộc hoặc của thứ dân, thì những tầng lớp này sẽ đứng lên lật đổ vua, vì vua đã vi phạm pháp luật.
Thứ hai, pháp quyền công nhận nhiều quy phạm của pháp luật tự nhiên. “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. (Lời của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ được Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn trong Tun ngơn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Các quyền mà tạo hóa ban cho con người (các quyền tự nhiên của con người) được coi là phần cấu thành của Luật Hiến pháp - đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Thứ ba, việc ban hành pháp luật bị điều chỉnh rất chặt chẽ. Bất cứ luật gì mà nhà cầm quyền muốn có để dễ bề cai trị đều phải đáp ứng được một loạt các quy định chặt chẽ về thủ tục lập pháp và đều phải được cơ quan đại diện cho dân (Quốc hội) thông qua.
Thứ tư, các cơ quan nhà nước nắm giữ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được thiết kế theo nguyên tắc kiểm soát và cân bằng lẫn nhau để khơng một cơ quan nào có thể lạm quyền. Đặc biệt, một hệ thống tư pháp độc lập được xây dựng để khơng chỉ nhà nước mới có quyền truy tố người dân, mà người dân cũng có quyền khởi kiện nhà nước ra trước pháp luật. Hệ thống tư pháp này còn
có thẩm quyền kiểm tra lại các văn bản lập pháp (judicial review) để chống lại lạm quyền và bảo vệ công lý.
Thứ năm, tòa án Hiến pháp hoặc các thiết chế bảo hiến khác được thành lập và vận hành trên thực tế để bảo đảm việc tuân thủ Hiến pháp và bảo vệ các quyền của con người khỏi sự xâm hại của các quyền lực lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp.
Việt Nam chúng ta đang theo đuổi pháp quyền hay pháp trị? Tất nhiên, cái chúng ta đang theo đuổi là pháp quyền. Hiến pháp năm 2013 đã chính thức ghi nhận Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền. Một loạt các nguyên tắc của pháp quyền như bảo vệ quyền con người, các cơ quan nhà nước kiểm soát lẫn nhau, tòa án phải bảo vệ công lý… cũng đã được Hiến pháp ghi nhận. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị thì vẫn còn rất đáng kể. Thí dụ, thói quen khơng quản được thì cấm vẫn còn rất thịnh hành hay các thiết chế bảo hiến vẫn còn khá yếu và kém hiệu quả.