Những yêu cầu cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 183 - 191)

CHƯƠNG 6 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

6.4. Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

6.4.2. Những yêu cầu cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Việt Nam hiện nay

Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của các nhà tư tưởng trong lịch sử nhân loại là nhà nước đảm bảo tính tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội, trong đó pháp luật phải là ý chí chung, phản ảnh lợi ích chung của nhân dân, pháp luật phải bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân. Bộ máy nhà nước tổ chức và thực hiện có hiệu quả các quyền lập pháp, hành pháp,tư pháp; ngăn chận sự lạm quyền, lạm quyền từ phía nhà nước.

Như vậy, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước gắn với một giai cấp mà là một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước,thực hiện quản lý xã hội theo pháp luật, đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Tiếp thu những tiến bộ khoa học về nhà nước pháp quyền đồng thời quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật kiểu mới có thể khái quát nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như sau:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm phục vụ lợi ích và hạnh phúc của nhân dân, do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đồng thời chịu trách nhiệm trước nhân dân và sự giám sát của nhân dân.

Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thứ 1, Phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân

- Phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng và là mục tiêu bao trùm của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.

- Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân là vấn đề có ý nghĩa sống còn của nhà nước ta. Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân còn là tiêu chí đánh giá tính chất nhà nước của dân, do dân, vì dân.

+ Nhân dân tham gia bầu cử các đại biểu của mình vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Nhân dân tham gia công việc quản lý nhà nước ở địa phương và cơ sở (Tham gia dân quân tự vệ, dân phòng…)

+ Tham gia góp ý, xây dựng, đánh giá các chủ trương, chính sách của nhà nước phù hợp với thực tiễn của địa phương.

+ Tham gia giám sát các cơ quan nhà nước,các đại biểu của dân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo ngăn chặn những hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, công chức nhà nước.

+ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện đầy đủ Quy chế dân chủ ở cơ sở: phổ biến cụ thể những điều dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

- Về hình thức và phương pháp quản lý:

+ Tham gia quản lý xã hội bằng phương thức tự nguyện “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huy động các nguồn lực nhằm giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội.

VD: Huy động nhân, tài, vật lực để xây dựng các cơng trình hạ tầng cơ sở (điện, đường, trường, trạm, chợ, nước sạch, các cơng trình vệ sinh, xử lý nước thải chăn ni, làng nghề…).

+ Thông qua các tổ chức phi nhà nước,tham gia quản lý xã hội của các tổ chức xã hội, các hội đồn thể, các tổ chức chính trị - xã hội. (các hội nghề nghiệp, các tôn giáo, Mặt trận và các tổ chức thành viên).

+ Kết hợp các tổ chức, các phong trào, các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội (Về kinh tế: giúp nhau làm kinh tế, hủ gạo tiết kiệm, heo đất, tiền bỏ ống, họ hụi, nuôi rẽ; Về xã hội, tổ chức các thư viện gia đình, huy động các nguồn lực xây dựng nhà văn hố thơn, xây dựng quỷ khuyến học, khuyến tài của dòng họ, của thôn, của xã …)

Thứ 2. Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.

Yêu cầu khách quan, cấp bách của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật xuất phát từ chính yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền VN XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

- Phấn đấu hồn thiện hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo tính dân chủ, pháp chế, khoa học. Đồng thời đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế mà nhà nước đã tham gia ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập. Trong đều kiện Đảng cầm quyền , phải bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật.

- Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng được hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Công tác xây dựng pháp luật đã được cụ thể hoá trong từng khoá, từng năm và từng kỳ họp Quốc hội.

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải được đẩy mạnh. Các hoạt động tư vấn pháp lý, hoạt động luật sư, công chứng, giám định…nhằm đáp ứng yêu cầu của một nhà nước pháp quyền.

Thứ 3. Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội

Xây dựng Quốc hội bảo đảm thực hiện được vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và luật quy định.

Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.

Các giải pháp cụ thể:

Một là: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của việc thực hiện các chức năng của Quốc hội:

- Là cơ quan có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước về đối nội và đối ngoại, bao gồm cả kinh tế, chính trị, văn hố- xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.

- Là cơ quan giám sát tối cao các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hai là: Phát huy vai trò của Đại biểu Quốc hội:

- Đại biểu là thành tố cơ bản trong cơ quan quyền lực cao nhất. vì vậy, cần xác định rõ vị trí vai trò của đại biểu quốc hội (đại biểu chuyên trách và đại biểu không chuyên trách.

- Đổi mới chế độ bầu cử, đảm bảo tính đại diện trong cơ cấu nhưng chát lượng phải được đưa lên hàng đầu. Nâng cao năng lực đại biểu, nhất là bản lĩnh và nghiệp vụ.

Ba là: Tiếp tục kiện toàn các cơ quan của Quốc hội: Các cơ quân của Quốc hội gồm:

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội, - Hội đồng dân tộc,

- Các uỷ ban.

Bốn là: Tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội và nhân dân

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, với tư cách là người dai diện cho nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân và nhà nhà nước.

- Thông qua các kỳ họp, các phương tiện thông tin đại chúng thông báo đầy đủ những việc mà Quốc hội bàn bạc và quyết định.

- Thơng qua đại biểu của mình Quốc hội quy định cơ chế tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp là nội dung quan trọng trong mối quan hệ giữa Quốc hội và nhân dân.

Năm là: Bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Quốc hội - Tăng cường đội ngũ chuyên gia giỏi cho VP Quốc hội,

- Đảm bảo kinh phí cho hoạt động của Quốc hội,

- Đảm bảo cơ sở vật chất: trụ sở, phương tiện, tài liệu và các nguồn thông tin cần thiết…trong đó chú trọng cộng nghệ thơng tin hiện đại.

- Nền hành chính nhà nước chính là hoạt động thực hiện chức năng hành pháp, bao gồm hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước từ TW đến địa phương.

- Nền hành chính nhà nước là nơi cụ thể hố chủ trương đường lối, chính sách , pháp luật của Đảng và Nhà nước.

- Hoạt động hành chính là bộ mặt của một nhà nước,của một địa phương. Kết quả quản lý nhà nước gồm nhiều cơ quan nhưng hiệu quả cụ thể là thông qua hoạt động của cơ quan hành chính, là cầu nối của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

- Nền hành chính nhà nước đảm bảo hoạt động của nhà nước được thực hiện theo chương trình, kế hoạch đã dự kiến; xử lý các tình huống trong quản lý nhà nước nhằm đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội.

Nội dung của cải cách hành chính:

- Cải cách thể chế (xây dựng và hoàn thiện các luật lệ) + Các thể chế về kinh tế thị trường:

Thị trường vốn và tiền tệ, bất động sản, lao động, dịch vụ + Thể chế về hoạt động của các cơ quan hành chính:

Hoạt động của CP, các bộ, các cơ quan thuộc CP, Uỷ ban nhân các cấp (phân cấp các chúc năng cho các cơ quan, các cấp)

+ Thể chế về quan hệ giữa nhà nước và công dân, nhà nước với doanh nghiệp…

- Cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước :

+ Điều chỉnh chức năng của các cơ quan bộ, ngang bộ, cơ quan thuộc CP và chính quyền địa phương cho phù hợp với yêu cầu mới. (đã và đang tiếp tục thực hiện).

+ Cải cách tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương theo đặc điểm của từng loại hình: thành phố, nơng thơn, hải đảo…

+ Thực hiện từng bước hện đại hố nền nhành chính, thực hiện chính phủ điện tử.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:

+ Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu các cơ quan hành chính.

+ Cải cách tiền lương và các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức. + Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức.

- Tiếp tục đổi mới chế độ tài chính cơng và tài sản cơng:

Thu, chi tài chính cơng đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước,đảm bảo tiết kiệm, cơng bàng, có hiệu quả.

Thứ 5: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp

Hoạt động tư pháp chủ yếu là hai cơ quan: Toà án và Viện kiểm sát. Trong truy tố và xét xử phải đảm bảo khách quan, vô tư, đúng người đúng tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật:

Xây dựng hệ thống pháp luật theo hướng đáp ứng cơ chế thị trường, tương thích với luật pháp quốc tế mà chúng ta đã gia nhập và ký kết.

- Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp:

+ Về Toà án: Sửa đổi Luật Tổ chức Toà án , tăng thẩm quyền cho toà cấp huyện, thành lập toà án khu vực, rút gon thủ tục xét xử.

+ Viện kiểm sát: Tăng cường chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, mở rộng thẩm quyền cho VKS cấp huyện tương ứng với Tồ án.

+ Về cơng tác điều tra: Giảm sự chồng chéo của cơ quan điều tra; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan điều tra.

+ Về công tác thi hành án: tập trung nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi hành án vào một đầu mối theo tinh thần Nghị quyết 08 và 49 của Bộ Chính trị.

- Chấn chỉnh các tổ chức và các hoạt động bổ trợ tư pháp: Các hoạt động luật sư, công chứng, hộ tịch, giám định… từng bước xã hội hoá nhưng cần xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, đạo đức của người thực hiện.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ngành tư pháp: chú ý vận dụng những đặc thù của nghề nghiệp.

Thứ 6. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền

- Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay: + Ưu điểm: Được giáo dục, rèn luyện …

+ Hạn chế: Một bộ phận thoái hoá, biến chất tham nhũng; năng lực chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu…

- Yêu cầu trong giai đoạn mới:

+ Năng lực chun mơn: tuyển dụng cán bộ có đủ năng lực chun mơn đáp ứng u cầu cơng việc mà mình đảm nhận.

+ Đạo đức nghề nghiệp; Trung thành, tận tuỵ, gương mẫu

Để có được đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, phải thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau đây:

* Thực hiện tốt công tác quy hoạch * Đổi mới công tác đào tạo

* Đổi mới cơ chế đánh giá, tuyển dụng cán bộ, công chức * Đổi mới chế độ chính sách, đảm bảo thu nhập, đãi ngộ… * Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá…

Kết hợp chặt chẽ các khâu: quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh gia, luân chuyển, sắp xếp, điều động…cán bộ và người làm công tác cán bộ phải khách quan, vô tư.

Thứ 7.Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước

Để đấu tranh có hiệu quả vơi các tiêu cực nói trên, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Thực trạng:

+ Có mặt trái của cơ chế thị trường

+ Thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện của một bộ phận cán bộ, có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Tầm quan trọng của cuộc đấu tranh:

+ Tham nhũng làm cho nhân dân ta bất bình, là nhân tố kìm hảm xã hội. + Chống quan liêu tham nhũng là việc làm có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp đổi mới của đát nước.

-Xác định đúng quan điểm, thái độ trong đấu tranh chống tham nhũng: + Làm rõ tình trạng tham nhũng, quan liêu…

+ Khơng hoang mang, dao động trước tình hình… + Có chiens lược, kế hoạch đấu tranh

+ Thái độ kiên quyết, kiên trì…

- Triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh: + Vừa chống, vừa xây

+ Chống tận gốc

+ Phát huy sức mạnh toàn xã hội + xử lý nghiêm minh, kịp thời

+ Tăng cường vai trò của cơ quan chuyên trách. + Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng.

Các giải pháp nói trên phải được thực hiện đồng bộ và biến thành quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Thứ 8. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền

Sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền thể hiện ở các nội dung:

- Xác định quan điểm, phương hướng, nội dung cơ bản, - Đề ra đường lối, chính sách,

- Lãnh đạo hoạt động của các cơ quan dân cử, - Lãnh đạo hoạt động của các cơ quan hành chính, - Lãnh đạo hoạt động của các cơ tư pháp,

- Lãnh đạo công tác xây dựng pháp luật,

- Lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.

Phương thức lãnh đạo của Đảng là: Công tác tư tưởng, tổ chức và kiểm tra, thể hiện hai nhóm giải pháp sau đây:

- Nhóm giải pháp chỉnh đốn:

+ Nâng cao cơng tác gió dục chính trị, tư tưởng,

+ Đổi mới các khâu trong công tác cán bộ (quy hoạch, đào tạo, đánh giá, sử dụng…

+ Đảy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. - Nhóm giải pháp đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo:

+ Xây dựng và hoàn thiện các quy chế phối hợp giữa Đảng với Nhà nước. + Tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ nội bộ của Đảng,

+ Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với công tác cán bộ trong bộ máy nhà nước

Tài liệu học tập

Khoa Luâ ̣t, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý Luận chung về Nhà nước và Pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý Luận chung về Nhà nước và

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 183 - 191)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)