CHƯƠNG 3 KIỂU NHÀ NƯỚC
5.3. Các hệ thống cơ quan trong bộ máy Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa
5.3.5. Chế định Chủ tịch nước
Địa vị pháp lý: Thiết chế Chủ tịch nước ở nước ta đã có nhiều thay đổi
qua bốn lần thay đổi Hiến pháp. Hiến pháp 1946 quy định Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước và là người đứng đầu Chính phủ. Hiến pháp 1959 quy định Chủ tịch nước chỉ là nguyên thủ quốc gia, mà khơng còn đứng đầu Chính phủ. Hiến pháp 1980 quy định Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia và là một thành viên trong hội đồng nhà nước,thời kỳ này Chủ tịch nước là chủ tịch tập thể (thiết chế nhà nước trong thời gian này tương ứng với thiết chế Chính phủ - cơ
tịch nước là người đứng đầu Nhà nước,thay mặt nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại (điều 86)
- Về đối nội: Chủ tịch nước có quyền cơng bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ cao cấp của nhà nước ; tuyên bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp;…
- Về đối ngoại: Chủ tịch nước có quyền cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài, nhân danh nhà nước ký kết điều ước quốc tế; quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam. Thẩm quyền cụ thể của Chủ tịch nước được quy định cụ thể tại điều 88 Hiến pháp 2013.
Chủ tịch nước và phó chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Phó chủ tịch nước giúp chủ tịch nước làm nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm thay chủ tịch nước làm một số nhiệm vụ.
Tài liệu học tập
Khoa Luâ ̣t, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý Luận chung về Nhà nước và Pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý Luận chung về Nhà nước và Pháp luật, NXB Tư pháp