Hệ thống cơ quan quản lí

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 148 - 150)

CHƯƠNG 3 KIỂU NHÀ NƯỚC

5.3. Các hệ thống cơ quan trong bộ máy Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa

5.3.2. Hệ thống cơ quan quản lí

Cũng như thiết chế Chủ tịch nước, thiết chế Chính phủ trong bốn lần thay đổi, tuy nhiên đó chỉ là sự thay đổi về tên gọi, còn về vị trí và bản chất thì nó vẫn là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan có vị trí cao nhất trong hệ thống cơ quan hành pháp.

Địa vị pháp lý: Theo điều 94 Hiến pháp 2013 “Chính phủ là cơ quan

chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

+ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội vì Chính phủ do Quốc hội thành lập, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội,

Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. + Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước ; bảo đảm hiệu lực bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng, chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Thẩm quyền và cơ cấu tổ chức: Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ

của Quốc hội. Thẩm quyền của Chính phủ được quy định tại điều 96 Hiến pháp 2013 và được cụ thể hoá trong chương II luật tổ chức Chính phủ năm 2015 là một thực thể pháp lý, Chính phủ gồm có Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng, các Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Trong đó:

+ Thủ tướng Chính phủ: là người đứng đầu Chính phủ, do Chính phủ bầu

trong số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, và Chủ tịch nước. Thẩm quyền của Thủ tướng được quy định trong điều 98 Hiến pháp 2013 và các quy định trong chương III Luật tổ chức Chính phủ năm 2015. Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm các thành viên khác của Chính phủ, Chủ tịch nước là người ra quyết định bổ nhiệm theo nghị quyết của Quốc hội. Các thành viên khác của Chính phủ khơng nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.

+ Phó thủ tướng: Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân cơng của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân cơng; Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo cơng tác của Chính phủ..

+ Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ

quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi

hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định tại điều 33 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015.

+ Cơ cấu của Chính phủ: gồm bộ và cơ quan ngang bộ. Bộ và cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Bộ và cơ quan ngang bộ do Chính phủ lãnh đạo, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực cơng tác trong phạm vi cả nước. Có thể phân loại bộ theo quản lý ngành (nông nghiệp, xây dựng, thông tin và truyền thông…) và Bộ quản lý theo lĩnh vực (tài chính, ngoại giao, quốc phịng, nội vụ…). Ngồi bộ và cơ quan ngang bộ còn có các cơ quan trực

thuộc Chính phủ, là cơ quan do Chính phủ thành lập có chức năng thực hiện một số thẩm quyền quản lý Nhà nước ngành và lĩnh vực. Một số cơ quan trực thuộc Chính phủ hoạt động sự nghiệp để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ hoặc thực hiện một số thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan thuộc Chính phủ khơng thuộc cơ cấu tổ chức của Chính phủ, do đó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khơng phải là thành viên của Chính phủ.

 Ủy ban nhân dân

- Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp

hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

- Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 148 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)