Quan hệ giữa Nhà nướcvà các tổchức xã hội

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 134)

CHƯƠNG 3 KIỂU NHÀ NƯỚC

4.3.3. Quan hệ giữa Nhà nướcvà các tổchức xã hội

Tổ chức xã hội là một tập hợp quần chúng nhân dân liên kết theo nguyên tắc tự nguyện tham gia và tự quản lý, được thành lập nhằm đáp ứng những lợi ích của các thành viên.

Việc thành lập các tổ chức xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa có mục đích và ý nghĩa rất to lớn. Các tổ chức chính trị này là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi phối hợp thống nhất hành động của các tầng lớp nhân dân, phát huy truyền thống đoàn kết tồn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tinh thần trong nhân dân. Các tổ chức chính trị xã hội tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng với đảng và nhà nước chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tham gia thực hiện và giám sát thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện hiến pháp, pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... góp phần tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa đảng, nhà nước với nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, mạng l ới các tổ chức xã hội ở cácƣ nước xã hội chủ nghĩa cũngnhưở đất nước ta phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng và rất đa dạng về các loại hình tổ chức, hoạt động.

Các đồn thể quần chúng được thành lập và hoạt động theo những mục tiêu cụ thể và liên kết những thành viên có cùng những điều kiện giống nhau hoặc về giới tính (hội phụ nữ) hay ve tuổi tác (hội phụ lão) hoặc về nghề nghiệp (hội nhà báo, hội luật gia) ...

Chính sự thống nhất này tạo nên sự đoàn kết chặt chẽ giữa các thành viên, tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng tuy hoạt động vì những mục tiêu khác nhau song đều có những điểm chung giống nhau dưới đây:

Quan hệ giữa tổ chức và hội viên được xây dựng hoàn toàn trên nguyên tắc tự nguyện. Không một cơ quan nhà nước nào được áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính trong quan hệ giữa tổ chức và hội viên. Nói cách khác, quan hệ ở đây được xây dựng trên cơ sở giáo dục, thuyết phục sự trung thành của thành viên đối với tổ chức.

Các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng vừa là những người đại diện, vừa là người bảo vệ lợi ích của các thành viên trong những quan hệ xã hội nhất định.

Có những hình thức hoạt động tương đối thống nhất như:

Tham gia thành lập các cơ quan nhà nước và tham gia giám sát hoạt động của chúng.

Giáo dục hội viên tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước,đường lối, chủ trương của đảng.

Tham gia vào việc quyết định các vấn đề chính trị quan trọng của đất nước. Các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng hoạt động dựa trên cơ sở pháp luật, các quy chế, điều lệ do chính tổ chức ban hành. Các điều lệ, quy chế có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên với nhau, giữa thành viên và tổ chức.

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, giữa Đảng và các tổ chức chính trị xã hội khác có mối quan hệ mật thiết. Mối liên hệ này tồn tại ngay cả khi Đảng chưa nắm chính quyền, chưa khẳng định được vai trò lãnh đạo nhà nước. Trong thời kì đấu tranh bí mật, Đảng vẫn ln giữ mối liên hệ với tổ chức xã hội, quần chúng và lãnh đạo các tổ chức này đánh đuổi thực dân phong kiến, giành độc lập. Ngày nay, trong điều kiện mới, với tư cách là lực lượng lãnh đạo, Đảng cộng sản Việt Nam xây dựng mối quan hệ với các tổ chức chính trị xã hội trên cơ sở bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, phấn đấu vì lợi ích chung của dân tộc. Đảng

lãnh đạo các tổ chức xã hội bằng các phương pháp truyền thống của mình. Đảng khơng đặt mình lên trên các tổ chức chính trị xã hội và cũng không can thiệp vào cơng việc của các tổ chức đó. Bằng uy tín và khả năng vận động quần chúng của mình, các tổ chức chính trị, xã hội tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, động viên các thành viên của mình và nhân dân thực hiện tết các chủ trương chính sách đó. Các tổ chức chính trị xã hội cũng giúp Đảng giám sát hoạt động của các đảng viên, giới thiệu các thành viên gương mẫu của mình để bổ sung cho đội ngũ của Đảng. Trong điều kiện của việc chuyến sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, tầm quan trọng của mối liên hệ giữa Đảng và các tổ chức chính trị-xã hội càng trở nên quan trọng hơn.

Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, giữa nhà nước và các tổ chức xã hội ln có sự hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau. Trong việc thành lập các cơ quan nhà nước,các tổ chức xã hội tham gia giới thiệu, đề cử và bầu cử đại biểu nhân dân vào các cơ quan quyền lực nhà nước.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa cho phép các tổ chức xã hội được thành lập hoặc thừa nhận sự tồn tại và hoạt động của chúng, khuyến khích, tạo điều kiện cho việc thành lập và kiện toàn các tổ chức xã hội đặc biệt là việc thành lập các tổ chức xã hội trong các cơ quan nhà nước.

Nhà nước và các tổ chức xã hội còn giúp đỡ nhau trong việc giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi tổ chức. Điều này thể hiện ở sự tham gia của các tổ chức xã hội vào việc đề ra các kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà nước, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản pháp luật; tham gia vào một số hoạt động của các cơ quan nhà nước,thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khi được các cơ quan nhà nước ủy quyền; giáo dục hội viên tự giác thi hành pháp luật; tham gia tích cực vào các phong trào thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm và các phong trào văn hóa xã hội khác. Nhà nước giúp đỡ các tổ chức xã hội về cơ sở vật chất, bảo vệ các hoạt động chính đáng của các tổ chức xã hội, phối hợp với các tổ chức xã hội trong việc giáo dục chính trị tư tưởng, đề cao kỷ luật lao động, thúc đẩy các phong trào thi đua. Nhà nước luôn tạo điều kiện để các tổ chức xã hội thực hiện có hiệu quả những mục tiêu của mình.

Nhà nước và các tổ chức xã hội còn thực hiện sự kiểm tra giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện pháp luật và đường lối chính sách của Đảng. Các tổ chức xã hội ln thực hiện sự kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước,các đại biểu dân cử, các công chức nhà nước trong việc tuân theo pháp luật và đường lối chính sách của Đảng. Về phần mình, nhà nước tiến hành phê chuẩn điều lệ của các tổ chức xã hội, giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động của các tổ chức xã hội, giám sát việc tuân theo pháp luật của các tổ chức xã hội.

Quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức xã hội luôn đảm bảo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc thuộc nội bộ của mỗi tổ chức và phải ln tơn trọng tính tự quản của các tồ chức xã hội. Tuy nhiên, quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức chính trị-xã hội khác nhau có những đặc điểm khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm, vị trí, vai trò của mỗi tổ chức đó trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

Tài liệu học tập

Khoa Luâ ̣t, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý Luận chung về Nhà nước và Pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý Luận chung về Nhà nước và Pháp luật, NXB Tư pháp

CHƯƠNG 5

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 5.1. Khái niệm bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước cũng như hình thức và phương pháp hoạt động của nó được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước. Cơ quan nhà nước là những bộ phận tạo thành bộ máy nhà nước, mỗi cơ quan nhà nước lại có những chức năng nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn được giao. Cơ

quan nhà nước là một tổ chức chính trị được thành lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong phạm vi luật định.

Ở đây cần phân biệt chức năng của nhà nước và chức năng của cơ quan nhà nước. Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của toàn thể bộ máy nhà nước, trong đó mỗi cơ quan nhà nước có tham gia thực hiện theo sự phân công, phối hợp của nhà nước ở những mức độ khác nhau. Còn chức năng của một cơ quan nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của riêng cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện những chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước.

Cơ quan nhà nước khác với các tổ chức khác trong xã hội ở đặc điểm, vị trí, thẩm quyền của cơ quan nhà nước, nghĩa là cơ quan nhà nước có quyền nhân danh nhà nước đưa ra các quyết định có tính chất bắt buộc các chủ thể có liên quan phải thi hành và nhân danh đó chỉ có thể thực hiện trong một phạm vi nhiệm vụ quyền hạn được nhà nước trao cho nó.

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống cơ sở, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.

5.2. Nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam chủ nghĩa Việt Nam

Để bộ máy nhà nước có hiệu lực và hiệu quả trong việc quản lý xã hội thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải bảo đảm cho nó có được một cơ cấu tổ chức hợp lý, một cơ chế hoạt động đồng bộ và đội ngũ cán bộ có đủ năng lực thực hiện những nhiệm vụ được giao. Tất cả những điều đó chỉ có thể đạt được khi xác định đúng những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan và khoa học, phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và toàn thể bộ máy nhà nước.

Hệ thống nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa rất phong phú và nhiều loại, trong đó những ngun tắc cơ bản có tính bao qt đối với tồn thể bộ máy nhà nước thường được ghi nhận trong hiến pháp, đạo luật cơ bản của nhà nước. Ơ nước ta những nguyên tắc cơ bản đó gồm có: Nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước ; nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước,nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc bình đẳng đồn kết giữa các dân tộc.

5.2.1. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của thể chế nhà nước xã hội chủ nghĩa đó là: Trong chủ nghĩa xã hội quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Xét theo quan điểm chủ thể, nguyên tắc này phản ánh sự thay đổi về chất: Nhân dân lao động từ chỗ đứng bên ngoài quyền lực nhà nước đã trở thành người nhập cuộc, trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước; từ chỗ phải phục tùng, khuất phục. lệ thuộc vào quyền lực nhà nước đã trở thành chủ thể của quyền lực nhà nước, nhân dân không những chỉ tham gia tổ chức và thực hiện quyền lực mà còn có quyền kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước và các nhân viên của bộ máy đó.

Nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thể hiện trên ba phương diện cơ bản là:

Thứ nhất, phải bảo đảm cho nhân dân tham gia đơng đảo và tích cực vào

việc tổ chức lập ra bộ máy nhà nước. Sự bảo đảm này thể hiện trước hết ở chỗ phải có đủ cơ sở pháp lý và các biện pháp tổ chức phù hợp để nhân dân thể hiện ý chí của mình, phát huy quyền làm chủ bầu ra các cơ quan đại diện của mình và thơng qua hệ thống cơ quan đại diện để lập ra các hệ thống cơ quan khác. Nói cách khác, quyền lực nhà nước phải xuất phát từ nhân dân. thể hiện ý chí của nhân dân và thuộc về nhân dân.

Thử hai, phải bảo đảm cho nhân dân tham gia đông đảo vào việc quản lý các

cơng việc nhà nước và quyết đính những vấn đề trọng đại của đất nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì việc nhân dân tham gia đơng đảo vào quản lý các công việc nhà nước là cơ sở để nhân dân trực tiếp phát huy sức lực, trí tuệ và vai trò làm chủ của mình trong quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích của nhà nước,tập thể và cá nhân. V.I. Lênin coi đây là phương pháp tuyệt diệu, phương pháp đặc thù chỉ có thể thực hiện được một cách đầy đủ trong chủ nghĩa xã hội(l).

Thứ ba, phải có cơ chế bảo đảm cho nhân dân thực hiện việc kiểm tra,

giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước,nhân viên nhà nước,các tổ chức và cá nhân khác được trao cho những quyền hạn nhất định để quản lý một số công việc của nhà nước. Đây là vấn đề có tính ngun tắc, đồng thời là một trong những phương pháp bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động đúng mục đích phục vụ và bảo vệ lợi ích của nhân dân, chóng những biểu hiện tiêu cựcnhưquan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, xa rời quần chúng của đội ngũ cán bộ nhà nước. Ơ Việt nam, từ hiến pháp đầu tiên (1946) đến Hiến pháp hiện hành (2013) đều khẳng định nguyên lý: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước,nhân viên nhà nước trong việc tôn trọng nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũngnhưnhững hình thức tham gia của nhân dân vào việc thiết lập bộ máy nhà nước,tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nướcvà kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và công

chức nhà nước. Trong các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt nam vấn đề tôn trọng quyền lực nhân dân, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước luôn là một trong những nội dung quan trọng nhất. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (khoá VIII) đã khẳng định, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao đối với việc xây dựng Nhà nước trong thời kỳ mới thì một trong những yêu cầu cơ bản là phải "tiếp tục phát huy tốt hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân qua các hình

thức dân chủ đại diện và dân chủ tỉ ực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước,nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước ". Để thực hiện tết nguyên tắc này trong thực tế

đời sống, nhà nước ta cũng cần có những biện pháp để nhân dân có điều kiện nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, pháp luật, quản lý, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, cung cấp thông tin đầy đủ để dân biết, dân làm, dân kiểm tra các hoạt động của nhà nước.

5.2.2. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhànước nước

Cơ sở hiến định của nguyên tắc: Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng là

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)