Hệ thống cơ quan xét xử

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 150 - 153)

CHƯƠNG 3 KIỂU NHÀ NƯỚC

5.3. Các hệ thống cơ quan trong bộ máy Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa

5.3.3. Hệ thống cơ quan xét xử

 Địa vị pháp lí: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (Điều 102 – Hiến pháp 2013)

 Cơ cấu tổ chức: Toà án nhân dân là một hệ thống bao gồm: Toà án nhân dân tối cao; Toà án nhân dân cấp cao; Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là toà án nhân dân cấp tỉnh); Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là toà án nhân dân cấp

huyện); các toà án quân sự; các toà án khác do luật định. Cơ cấu tổ chức của các

cấp toà án nhân dân được quy định trong luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014. Ở mỗi cấp, cơ cấu tổ chức của tồ án nhân dân có sự khác nhau, cụ thể như sau:

- Cơ cấu tổ chức của toà án nhân dân tối cao gồm có: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Bộ máy Toà án nhân dân tối cao gồm có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.

- Cơ cấu tổ chức của toà án nhân dân cấp cao: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Bộ máy Tồ án nhân dân cấp cao gồm có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Ủy ban Thẩm phán; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Bộ máy Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động

- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Bộ máy Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.

- Toà án quân sự là một bộ phận của hệ thống toà án nhân dân nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chức năng xét xử những vụ án mà bị cáo là

quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của pháp luật. Toà án quân sự gồm: Toà án quân sự trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương, toà án quân sự khu vực. Ở cấp trung ương, Toà án quân sự trung ương nằm trong cơ cấu của Toà án nhân dân tối cao, nhưng ở cấp địa phương (cấp tỉnh và cấp

huyện), toà án quân sự lại tách riêng với Toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân

dân cấp huyện, là toà án quân sự quân khu và tương đương và toà án quân sự khu vực được chia theo đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân. Chánh án toà án quân sự trung ương là Phó chánh án tồ án nhân dân tối cao, thẩm phán toà án quân sự trung ương là thẩm phán toà án nhân dân tối cao. Trong toà án quân sự quân khu và tương đương và toà án quân sự khu vực đều có chánh án, các phó chánh án, thẩm phán, hội thẩm quân nhân, thư ký toà.

Thẩm quyền và hoạt động của toà án nhân dân các cấp được quy định

trong Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014.

+ Chánh án Toà án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Chánh án toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Phó chánh án tồ án nhân dân tối cao, Chánh án, phó Chánh án tồ án qn sự trung ương do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh án toà án nhân dân tối cao. Chánh án, phó chánh án các tồ án nhân dân địa phương do Chánh án toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân địa phương. Chánh án, phó chánh án tồ án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với bộ trưởng bộ quốc phòng. Thẩm phán các cấp do chủ tịch nước bổ nhiệm.

+ Hội thẩm nhân dân là thành viên trong Hội đồng xét xử của toà án nhân dân, tương đương ở toà án quân sự, trong hội đồng xét xử cũng có hội thẩm quân nhân. Khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Hội thẩm nhân dân ở các toà án nhân dân địa phương do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp và do hội

đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án toà án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp. Nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân toà án địa phương theo nhiệm kỳ của hội đồng nhân dân cùng cấp. Ở toà án quân sự, Hội thẩm quân nhân được cử ra bởi Chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam (đối với toà án

quân sự quân khu và tương đương), bởi chủ nhiệm chính trị qn khu, qn

đồn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương (đối với toà án khu vực). Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân là 5 năm.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 150 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)