Chức năng của Nhà nước

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

2.4. Chức năng của Nhà nước

2.4.1. Khái niệm, đặc điểmChức năng của nhà nước Chức năng của nhà nước

Bản chất, vai trò xã hội của nhà nước được được thể hiện thông qua các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước,gắn liền với các chức năng của nó. Nói cách khác, chức năng của nhà nước gắn liền với sự tồn tại của nhà nước. Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Còn nhiệm vụ là những vấn

đề, những mục tiêu mà nhà nước cần đạt được và bao giờ cũng có đích cuối cùng. Chức năng của nhà nước được xác định xuất phát từ bản chất của nhà nước,do các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội … của xã hội quyết định ở mỗi thời kỳ phát triển.

Chức năng nhà nước do bộ máy nhà nước thực hiện, mỗi cơ quan nhà nước sẽ thực hiện một số hoạt động nhất định: có cơ quan chuyên xây dựng pháp luật, cơ quan chuyên xét xử, cơ quan chuyên quản lý kinh tế… cả bộ máy tạo thành một cơ chế để thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước.

Đặc điểm chức năng của nhà nước

Thứ nhất, bản chất nhà nước khác nhau thì chức năng của nhà nước cũng

khác nhau. Chức năng nhà nước xã hội chủ nghĩa khác với chức năng của nhà

nước bóc lột ở nội dung và phương thức thực hiện, vì nhà nước xã hội chủ nghĩa dự trên cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, cơ sở xã hội rông lớn là khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân, tầng lớp trí thức, và nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân

lao động, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Thứ hai, chức năng nhà nước do chủ yếu do các cơ quan nhà nước thực hiện.

Vì vậy, cần phân biệt chức năng của nhà nước nói chung với chức năng của các cơ

quan nhà nước nói riêng. Nếu chức năng của nhà nước là phương diện (mặt) hoạt động chủ yếu của cả nhà nước,khơng chỉ có bộ máy nhà nước thực hiện, mà cả các thiết chế xã hội khác cũng thực hiện, nhưng bộ máy nhà nước thực hiện là chủ yếu. Còn chức năng của một cơ quan nhà nước chỉ là những phương diện, mặt hoạt động của cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện chức năng chung của nhà nước. Vì vậy, một chức năng nhà nước được giao cho nhiều cơ quan nhà nước thực hiện. Ví dụ, ở nước ta chức năng tổ chức và quản lý kinh tế quốc dân được giao cho: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương thực hiện.

Thứ ba, các chức năng của nhà nước được quy định một cách khách quan

bởi cơ sở kinh tế và xã hội của nhà nước. Các chức năng của nhà nước có quan

hệ gắn bó hữu cơ với nhau tạo thành một thể thống nhất.

2.4.2. Phân loại chức năng nhà nước

Trong khoa học lý luận chung về nhà nước và pháp luật, thông thường chức năng cơ bản của nhà nước được xác định căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước. Theo tiêu chí này, các chức năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

Chức năng đối nội là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước

trong nội bộ đất nướcnhư: bảo đảm trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối, bảo vệ chế độ chính trị - xã hội, xây dựng và phát triển đất nước…

Chức năng đối ngoại là mặt hoạt động của nhà nước thể hiện vai trò của

nhà nước trong quan hệ với các quốc gia, dân tộc các tổ chức quốc tế khác như: phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, thiết lập mối quan hệ bang giao với các quốc gia khác vv...

2.4.3. Các hình thức và phương pháp thực hiện chức năng

Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Chức năng đối ngoại được xác định trên cơ sở tình hình thực hiện chức năng đối nội,

kết quả thực hiện chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ đến việc tiến hành các chức năng đối nội. Ví dụ: các chức năng đối ngoại xuất phát từ chức năng đối nội và phục vụ cho chức năng đối nội, nó như là sự phát triển tiếp tục của chức năng đối nội, nếu thực hiện tốt các chức năng đối nội sẽ có thuận lợi cho việc thực hiện chức năng đối ngoại và ngược lại việc thực hiện thành công hay thất bại chức năng đối ngoại sẽ ảnh hưởng tốt hoặc cản trở việc thực hiện chức năng đối nội.

Trong hai loại chức năng thì chức năng đối nội là chủ yếu, vì chúng động chạm trực tiếp đến điều kiện tồn tại, phát triển của chế độ xã hội trong một quốc gia.

Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều hình thức, phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình thức hoạt động cơ bản là: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Tương ứng với ba hình thức đó thì có ba loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

Tuỳ thuộc vào bản chất và đặc điểm cụ thể của mỗi nhà nước mà các nhà nước sử dụng các phương pháp hoạt động theo cách khác nhau. Phương pháp thực hiện của nhà nước rất đa dạng, nhưng nhìn chung các nhà nước đều sử dụng 2 phương pháp chủ yếu là thuyết phục và cưỡng chế.

Nhà nước ở mỗi chế độ xã hội có bản chất riêng nên chức năng của nhà nước thuộc mỗi chế độ xã hội cũng khác nhau và việc tổ chức bộ máy để thực hiện các chức năng đó cũng có những đặc điểm khác nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu chức năng của nhà nước và bộ máy nhà nước phải xuất phát từ bản chất của nhà nước đó.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)