Khái niê ̣m, đặc điểm của hê ̣thống chính trị XHCN

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 121 - 126)

CHƯƠNG 3 KIỂU NHÀ NƯỚC

4.1. Khái niê ̣m chung về hê ̣thống chính trịxã hội chủ nghĩa

4.1.1. Khái niê ̣m, đặc điểm của hê ̣thống chính trị XHCN

Khái niệm và đặc điểm của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

Quá trình phát triển của xã hội lồi người đã dẫn đến sự xuất hiện chế độ tư hữu, xuất hiện sự phân hóa xã hội thành các nhóm, các giai tầng có địa vị xã hội khác nhau, có lợi ích khơng giống nhau. Điều đó cũng có nghĩa là trong xã hội xuất hiện các lực lượng chính trị-xã hội khác nhau.

Nhằm bảo vệ, củng cố lợi ích của mình, mỗi nhóm xã hội, mỗi giai tầng, mỗi lực lượng chính trị-xã hội đã thiết lập các thiết chế chính trị - xã hội khác nhau. Các thiết chế chính trị - xã hội ln đấu tranh và hợp tác với nhau vì lợi ích, vì sự tồn tại và phát triển của lực tượng chính trị-xã hội mà họ là đại diện, đồng thời vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội nói chung. Cùng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, sự phân hóa, chia tách của các nhóm xã hội có cùng lợi ích ngày càng phong phú và đa dạng hơn theo nhiều nguyên nhân, với nhiều dấu hiệu khác nhau. Chính điều đó đã làm cho trong xã hội xuất hiện và tồn tại ngày càng nhiều lực lượng chính trị-xã hội, nhiều thiết chế chính trị-xã hội khác nhau.

Trong q trình tồn tại và phát triển, các thiết chế chính trị-xã hội ln có sự liên hệ ràng buộc với nhau, luôn tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều này xảy ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Toàn bộ các thiết chế này lạo thành hệ thống chính trị-xã hội để nắm giữ và thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp thì giai cấp thống trị về kinh tế luôn thiết lập và củng cố cho mình một hệ thống chính trị vững mạnh nhằm bảo vệ lợi ích và củng cố địa vị thống trị của giai cấp mình. Những thiết chế chính trị - xã hội nào đi ngược lại với lợi ích và mục đích của giai cấp thống trị thường bị cấm hoạt động hoặc bị đàn áp, chèn ép.

Như vậy, có thể hiểu hệ thống chính trị là liên minh các thiết chế chính trị- xã hội có liên hệ mật thiết với nhau, tồn tại và hoạt động nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội đồng thời bảo vệ lợi ích, thực hiện những mục đích của giai cấp thống trị trong xã hội.

Về cấu trúc hình thức, hệ thống chính trị là một tập hợp các thiết chế chính tn-xã hội được thành lập và hoạt động vì những mục đích chính trị-xã hội khác nhau. Các thiết chế đó gồm có nhà nước, các đảng phái chính trị, các tổ chức và đồn thể chính trị-xã hội, trong đó nhà nước là tổ chức quan trọng nhất. Các tổ chức đó được xắp xếp theo một trật tự khách quan, khoa học và ln có những mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau.

Về nội dung, hệ thống chính trị được hiểu là một cơ chế thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội. Có thể nói, quyền lực chính trị là cốt lõi của hệ thống chính trị. Quyền lực đó được vật chất hóa bằng các thiết chế chính trị-xã hội và được biểu hiện thông qua các quan hệ chính trị giữa các lực lượng chính trị-xã hội. Quyền lực chính trị được thể hiện một cách tập trung và trước hết ở đường lối chính sách của các lực lượng chính trị-xã hội, ở pháp luật của nhà nước. Chính vì thế hệ thống chính trị của mỗi nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại, phát triển của đất nướcnói riêng, của xã hội lồi người nói chung. Sự yếu kém, rạn nứt, thiếu thống nhất trong nội bộ của hệ thống chính trị thường được chuyển hố thành các xung đột chính trị-xã hội, cản trở tiến bộ xã hội.

Mỗi xã hội đều có hệ thống chính trị riêng của mình. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển sau khi cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là một trong những kết quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là các định chế khác nhau cấu thành nên hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện sau khi cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công. Nhiều yếu tố cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa đã hình thành ngay trong xã hội tư sản.

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau và cũng có nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung nhất cho mọi định nghĩa về hệ thống chính trị. Đó là định nghĩa mà theo đó hệ

thống chính trị được coi là cách thức tổ chức quyền lực chính trị mà giai cấp nắm quyền thực hiện phù hợp với lợi ích của mình. Quyền lực chính trị là vấn đề quan trọng bậc nhất: "Vấn đề lớn nhất mà qua mọi thời đại đã quấy nhiễu loài

người, đã đem lại cho loài người phần lớn nhất những tổn thương, đã làm tàn lụi các đô thị, làm trống trải các quốc gia, phá vỡ sự ổn định của hịa bình thế giới khơng phải là vấn đề có hay khơng quyền lực, nó từ đâu tới mà là vấn đề ai có nó". Quyền lực và cách thức tổ chức nó có ý nghĩa quan trọng đối với cả giai

cấp vô sản, tức là giai cấp thực hiện sự thống trị của đa số đối với thiểu số. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là cách thức tổ chức quyền lực của nhân dân lao động nắm chính quyền. Xuất phát từ những quan điểm nêu trên về quyền lực chính trị, về cấu trúc quyền lực chính trị, chúng ta có thể định nghĩa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩanhưsau:

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là liên minh các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội được thành lập, hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ mà vai

trò lãnh đạo thuộc về đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm

thực hiện triệt để quyền lực nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ra đời trên cơ sở xóa bỏ hệ thống chính trị của xã hội cũ. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động phải đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp bóc lột đồng thời phải xóa bỏ những yếu tố phản dân chủ của hệ thống chính trị cũnhưgiải tán các đảng phái phản động, các tổ chức chính trị-xã hội đi ngược lại với lợi ích của nhân dân. Cùng với việc xây dựng nhà nước kiểu mới, nhân dân lao động phải nhanh chóng củng cố xây dựng hệ thống chính trị dân chủ vững mạnh phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới để thực hiện quyền lực nhân dân nhằm xây dựng xã hội mới tươi đẹp, vì hạnh phúc của nhân dân.

Sự hình thành và phát triển của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là một q trình lịch sử lâu dài với những bước thăng trầm khác nhau nhưng luôn giữ vững mục tiêu là xây dựng xã hội dân chủ, cơng bằng, khơng có sự phân cực đối kháng giữa giàu và nghèo, vô sản và hữu sản. Hệ thống chính trị ln phản ánh những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Ơ mỗi thời kỳ

phát triển của đất nước, khi những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội... có những thay đổi thì hệ thống chính ta cũng thay đét. Trong hệ thống chính trị có thể xuất hiện thêm những tổ chức chính trị-xã hội mới và cũng có thể mất đi một số tổ chức cũ đồng thời cũng diễn ra sự thay đổi trong bản thân mỗi tổ chức. Ngược lại, hệ thống chính trị cũng tác động, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Ngồi ra, hệ thống chính trị của mỗi nướccòn chịu ảnh hưởng của mơi trường quốc tế và cũng có ảnh hưởng tới đời sống chính trị quốc tế.

Hệ thống chính trị ở mỗi nước xã hội chủ nghĩa mang những nét đặc thù, phản ánh những đặc điểm riêng về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nướcđó. Chẳng hạn, hệ thống chính trị Việt Nam mang dấu ấn của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị hình thành từ các cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, thực dân, giành độc lập dân tộc. Hệ thống chính trị Việt Nam có cơ sở xã hội rộng rãi và nền tảng đồn kết dân tộc vững chắc. Tuy nhiên, do cơ sở kinh tế-xã hội có cùng bản chất nên hệ thống chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa đều có chung những đặc trưng cơ bản sau:

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ln đảm bảo tính thống nhất cao. Các bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị chính xã hội chủ nghĩa đều tồn tại, hoạt động hợp pháp và ln có sự liên hệ, tác động qua lại mật thiết với nhau để đạt mục đích chung. Tính thống nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được quyết định bởi các yếu tố:

- Các quan hệ kinh tế tồn tại ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay đều chịu sự chi phối có tính chất quyết định của sở hữu xã hội chủ nghĩa. Sở hữu xã hội chủ nghĩa là nhân tố đảm bảo không chỉ cho sự phát triển của nền kinh tế mà còn đảm bảo cho việc hạn chế tình trạng bóc lột, tình trạng phân hóa xã hội.nhưvậy, trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa luôn luôn tồn tại một nhân tố thống nhất. Ngay cả trong điều kiện của nền kinh tế nhiều thành phầnnhưhiện nay, nhân tố này vẫn tổn tại. Thực tế cho thấy, bất chấp mọi biến động của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, quan hệ kinh tế dựa trên sở hữu xã hội chủ

nghĩa vãn giữ vị trí chủ đạo. Đó chính là cơ sở kinh tế cho sự thống nhất của hệ thống chính trị.

- Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa có mục đích tương đối thống nhất. Các tổ chức khác nhau trong hệ thống chính trị đều có mục tiêu chính trị riêng. Tuy nhiên, với tư cách là đại diện cho lợi ích của đa số người lao động, tất cả các tổ chức này đều gặp nhau ở mục tiêu cuối cùng là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ và phát triển. Khơng riêng gì mục tiêu lâu dài, ngay trong mục tiêu chính trị trước mắt của các chính đảng, đồn thể cũng đã có sự thống nhất cao.

- Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa do đảng tiền phong của giai cấp công nhân và những người lao động lãnh đạo. Với tư cách là chính đảng cách mạng nhất trong lịch sử, được vũ trang bằng lý luận khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin, các chính đảng của giai cấp công nhân và những người lao động thực sự là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị, có định hướng phát triển đúng, phù hợp với lợi ích của đa số nhân dân, của dân tộc. Ơ nước ta, hệ thống chính trị do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Hệ tư tưởngmà Đảng vũ trang cho mình đã được khẳng định: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng”.

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa quán triệt ở mức độ cao nguyên tắc quyền lực nhân dân. Quyền lực nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa được coi là một nguyên tắc tối cao và được thực hiện thực sự đầy đủ trong tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị. Quyền lực nhân dân trong xã hội xã hội chủ nghĩa được thực hiện thơng qua hệ thống chính trị với ngun tắc thống nhất, khơng phân chia. Hệ thống chính trị với nhà nước là nền tảng và đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là hạt nhân lãnh đạo, đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo cho quyền lực nhân dân được thực hiện.

Đặc trưng quan trọng khác của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là tính tích cực chính trị cao của quần chúng lao động. Điều này thể hiện đậm nét nhất trong những thời điểm lịch sử mà vận mệnh của tổ quốc, của sự nghiệp cách

mạng bị đặt trước những thử thách nghiêm trọng. Đặc trưng này thể hiện qua một số điểm sau đây:

- Quần chúng tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào những quyết định chính trị lớn của đất nướcmà biểu hiện cao nhất là các hội nghị hiệp thương chính trị.

- Quần chúng tham gia tích cực vào q trình thực hiện các quyết định chính trị của đất nước, ủng hộ thiết thực cả bằng vật chất lẫn tinh thần đối với những cố gắng của đảng, nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế phức tạp.

- Sự tham gia tích cực của tầng lớp nhân dân vào hoạt động của các tổ chức, đoàn thể xã hội với tư cách là thành viên hoặc với tư cách là những người ủng hộ. Chính điều này làm cho các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong đời sống chính trị của xã hội.

Một đặc trưng nữa của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là cả hệ thống dùngnhưtừng bộ phận trong hệ thống khơng ngừng hồn thiện và phát triển vì các mục tiêu, các giá trị của chủ nghĩa xã hội, trong đó nổi bật nhất là các mục tiêu dân chủ và nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Mọi chính sách, mọi cố gắng của đảng cộng sản, của nhà nước, của các tổ chức, đoàn thể xã hội, của cả xã hội đều vì hạnh phúc của con người, nhằm phục vụ con người-giá trị cao cả nhất trong xã hội.

Việc nghiên cứu hệ thống chính trị nói chung, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, nhất là đối với q trình đổi mới hiện nay. Nếu khơng tổ chức hợp lý, đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước, đảng và các tổ chức chính trị-xã hội thì khó thực hiện tốt nguyên tắc tối cao của chủ nghĩa xã hội là quyền lực thuộc về nhân dân, khơng thể dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)