Hệ thống cơ quan quyền lực

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 144 - 148)

CHƯƠNG 3 KIỂU NHÀ NƯỚC

5.3. Các hệ thống cơ quan trong bộ máy Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa

5.3.1. Hệ thống cơ quan quyền lực

 Địa vị pháp lý của Quốc hội: được quy định trong điều 69 - Hiến pháp 2013: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực

nhà nước cao nhất của nhà nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo đó Quốc hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước,Quốc hội vừa là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, vừa là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, hai đặc trưng trên có mối quan hệ mật thiết với nhau.

+ Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra, các đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân và cho các vùng lãnh thổ trong cả nước, Quốc hội quyết định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước.

+ Quốc hội chính là những người thay mặt cho nhân dân để thực hiện quyền lực nhà nước,do đó Quốc hội cũng đồng thời là cơ quan quyền lực nhà

nước cao nhất. Quốc hội thống nhất tập trung quyền lực nhà nước bao gồm

quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, tuy nhiên theo sự phân công, phối hợp thực hiện quyền lực nhà nước,Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Quốc hội có quyền bầu ra và quyết định các nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ của các chức danh cao nhất trong bộ máy nhà nước như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án tồ án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội có quyền quyết định tối cao đối với các hoạt động đối nội và đối ngoại của nhà nước.

Thẩm quyền của Quốc hội: được quy định tại điều 70 Hiến pháp 2013

và chương 1 trong luật tổ chức Quốc hội 2014. Thẩm quyền của Quốc hội có thể chia thành 3 nhóm: quyền lập hiến và lập pháp, quyền quyết định những công việc quan trọng nhất của nhà nước và quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.

- Nhiệm kỳ: của mỗi khoá Quốc hội là năm năm (điều 71 Hiến pháp 2013), nhưng nhiệm kỳ của mỗi khố Quốc hội cũng có thể kéo dài hoặc rút ngắn nếu được sự tán thành của ít nhất 2/3 số đại biểu Quốc hội.

Hình thức hoạt động của Quốc hội: Quốc hội làm việc theo chế độ tập

thể, ra quyết định về mọi vấn đề thuộc thẩm quyền tại các kỳ họp, biểu quyết, lấy ý kiến đa số. Mỗi năm Quốc hội họp 2 kỳ họp thường niên vào giữa năm và cuối năm, ngoài ra cũng có thể có các kỳ họp Quốc hội bất thường. Kỳ họp Quốc hội được tổ chức công khai, trừ trường hợp cần thiết, Quốc hội có thể họp kín. Đại diện cơ quan nhà nước,các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí, cơng dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội. Chương trình và nội dung kỳ họp Quốc hội được quy định tại chương 5 trong Luật tổ chức Quốc hội năm 2015

Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của Kỳ họp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội.

+ Kỳ họp Quốc hội: được coi là một bộ phận quan trọng của Quốc hội vì kỳ họp Quốc hội là nơi tập trung tất cả các Đại biểu Quốc hội, có quyền quyết định cao nhất đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Có những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội chỉ có thể được thơng qua tại các kỳ họp Quốc hội như thông qua các đạo luật, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước; xem xét, thảo luận báo cáo công tác của các cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp cao nhất, bầu các chức danh cao nhất của Nhà nước.

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội

+ Uỷ ban thường vụ Quốc hội: là cơ quan trường trực của Quốc hội, thay

Quốc hội thực hiện một số thẩm quyền của Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp. Thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có Chủ tịch Quốc hội; các phó chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên. Số lượng thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ. Thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được quy định trong Điều 74 Hiến pháp 2013 và trong chương 3 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014. Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

+ Chủ tịch Quốc hội: do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội chủ toạ các phiên họp của Quốc hội, là người chủ trì và điều hành các hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, tổ chức việc thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội, giữ quan hệ với các đoàn đại biểu Quốc hội.

+ Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội: là các cơ quan của Quốc

hội, do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội, trong đó có một số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách. Các bộ phận này làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội những vấn đề về dân tộc; thực hiện quyền giám sát thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ tịch hội đồng dân tộc được tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, của Chính phủ bàn việc thực hiện chính sách dân tộc. Các uỷ ban của Quốc hội nghiên cứu, thẩm tra dự án luật, dự án

pháp lệnh và dự án khác, những báo cáo được Quốc hội và uỷ ban thường vụ Quốc hội giao, trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của uỷ ban. Hiện nay Quốc hội có 9 uỷ ban là Uỷ ban pháp luật; Uỷ ban tư pháp; Uỷ ban kinh tế; Uỷ ban tài chính, ngân sách; Uỷ ban quốc phòng an ninh; Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường; Uỷ ban đối ngoại (luật tổ chức Quốc hội 2014).

+ Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân

dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội (điều 21 luật tổ chức Quốc

hội 2014). Đại biểu Quốc hội có thể là đại biểu chuyên trách hoặc đại biểu

không chuyên trách. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được cung cấp tài liệu và bảo đảm kinh phí cho việc hoạt động; nghĩa vụ liên hệ chặt chẽ với cử tri, thu thập, phản ánh ý kiến và nguyện vọng của cử tri, tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội... Thẩm quyền của đại biểu Quốc hội được cụ thể hoá trong luật tổ chức Quốc hội 2014.

+ Đoàn đại biểu Quốc hội: là tập hợp của các Đại biểu Quốc hội của một

tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Đồn đại biểu Quốc hội có trưởng đồn, phó trưởng đồn và có đại biểu hoạt động chun trách. Đồn đại biểu Quốc hội có trụ sở, văn phòng giúp việc và hoạt động bằng kinh phí ngân sách nhà nước. Nhiệm vụ của Đoàn đại biểu Quốc hội và trưởng đoàn đại biểu Quốc hội được quy định trong điều 43 Luật tổ chức Quốc hội 2004

- Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

- Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

+ Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân

- Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

+ Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

- Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)