Hệ thống cơ quan kiểm sát

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 153 - 154)

CHƯƠNG 3 KIỂU NHÀ NƯỚC

5.3. Các hệ thống cơ quan trong bộ máy Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa

5.3.4. Hệ thống cơ quan kiểm sát

Địa vị pháp lý: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm

sát hoạt động tư pháp; Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. (Điều 107

– Hiến pháp 2013)

 Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân được quy định như sau: Hệ thống viện kiểm sát nhân dân gồm có viện kiểm sát nhân dân tối cao; các viện kiểm sát nhân dân cấp cao; các viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh); các viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là viện

kiểm sát nhân dân cấp huyện); các viện kiểm sát quân sự.

- Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm: Ủy ban kiểm sát; bộ máy giúp việc; Viện kiểm sát quân sự trung ương. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên;

- Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao: Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; Các viện và tương đương. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

- Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có uỷ ban kiểm sát, bộ máy giúp việc. Ở viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có viện trưởng, các phó viện trưởng, các kiểm sát viên. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có viện trưởng, các phó viện trưởng, các kiểm sát viên, các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước uỷ ban thường vụ Quốc hội và chủ tịch nước. Các phó viện trưởng và kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao do chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao.

+ Các chức danh khác của Viện kiểm sát nhân dân các cấp (Viện trưởng,

phó viện trưởng, kiểm sát viên và điều tra viên) đều do Viện trưởng Viện kiểm

sát nhân dân tối cao bổ nhiệm.

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát của hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân các địa phương, viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao.

 Thẩm quyền và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân các cấp được quy định trong luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 153 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)