Nguyên tắc tổchức bộ máy Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 138 - 143)

CHƯƠNG 3 KIỂU NHÀ NƯỚC

5.2. Nguyên tắc tổchức bộ máy Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ

5.1. Khái niệm bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước cũng như hình thức và phương pháp hoạt động của nó được thực hiện thơng qua bộ máy nhà nước. Cơ quan nhà nước là những bộ phận tạo thành bộ máy nhà nước, mỗi cơ quan nhà nước lại có những chức năng nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn được giao. Cơ

quan nhà nước là một tổ chức chính trị được thành lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong phạm vi luật định.

Ở đây cần phân biệt chức năng của nhà nước và chức năng của cơ quan nhà nước. Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của toàn thể bộ máy nhà nước, trong đó mỗi cơ quan nhà nước có tham gia thực hiện theo sự phân công, phối hợp của nhà nước ở những mức độ khác nhau. Còn chức năng của một cơ quan nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của riêng cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện những chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước.

Cơ quan nhà nước khác với các tổ chức khác trong xã hội ở đặc điểm, vị trí, thẩm quyền của cơ quan nhà nước, nghĩa là cơ quan nhà nước có quyền nhân danh nhà nước đưa ra các quyết định có tính chất bắt buộc các chủ thể có liên quan phải thi hành và nhân danh đó chỉ có thể thực hiện trong một phạm vi nhiệm vụ quyền hạn được nhà nước trao cho nó.

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống cơ sở, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.

5.2. Nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam chủ nghĩa Việt Nam

Để bộ máy nhà nước có hiệu lực và hiệu quả trong việc quản lý xã hội thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải bảo đảm cho nó có được một cơ cấu tổ chức hợp lý, một cơ chế hoạt động đồng bộ và đội ngũ cán bộ có đủ năng lực thực hiện những nhiệm vụ được giao. Tất cả những điều đó chỉ có thể đạt được khi xác định đúng những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan và khoa học, phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và toàn thể bộ máy nhà nước.

Hệ thống nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa rất phong phú và nhiều loại, trong đó những ngun tắc cơ bản có tính bao qt đối với tồn thể bộ máy nhà nước thường được ghi nhận trong hiến pháp, đạo luật cơ bản của nhà nước. Ơ nước ta những nguyên tắc cơ bản đó gồm có: Nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước ; nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước,nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và ngun tắc bình đẳng đồn kết giữa các dân tộc.

5.2.1. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của thể chế nhà nước xã hội chủ nghĩa đó là: Trong chủ nghĩa xã hội quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Xét theo quan điểm chủ thể, nguyên tắc này phản ánh sự thay đổi về chất: Nhân dân lao động từ chỗ đứng bên ngoài quyền lực nhà nước đã trở thành người nhập cuộc, trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước; từ chỗ phải phục tùng, khuất phục. lệ thuộc vào quyền lực nhà nước đã trở thành chủ thể của quyền lực nhà nước, nhân dân không những chỉ tham gia tổ chức và thực hiện quyền lực mà còn có quyền kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước và các nhân viên của bộ máy đó.

Nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thể hiện trên ba phương diện cơ bản là:

Thứ nhất, phải bảo đảm cho nhân dân tham gia đơng đảo và tích cực vào

việc tổ chức lập ra bộ máy nhà nước. Sự bảo đảm này thể hiện trước hết ở chỗ phải có đủ cơ sở pháp lý và các biện pháp tổ chức phù hợp để nhân dân thể hiện ý chí của mình, phát huy quyền làm chủ bầu ra các cơ quan đại diện của mình và thơng qua hệ thống cơ quan đại diện để lập ra các hệ thống cơ quan khác. Nói cách khác, quyền lực nhà nước phải xuất phát từ nhân dân. thể hiện ý chí của nhân dân và thuộc về nhân dân.

Thử hai, phải bảo đảm cho nhân dân tham gia đông đảo vào việc quản lý các

cơng việc nhà nước và quyết đính những vấn đề trọng đại của đất nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì việc nhân dân tham gia đơng đảo vào quản lý các công việc nhà nước là cơ sở để nhân dân trực tiếp phát huy sức lực, trí tuệ và vai trò làm chủ của mình trong quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích của nhà nước,tập thể và cá nhân. V.I. Lênin coi đây là phương pháp tuyệt diệu, phương pháp đặc thù chỉ có thể thực hiện được một cách đầy đủ trong chủ nghĩa xã hội(l).

Thứ ba, phải có cơ chế bảo đảm cho nhân dân thực hiện việc kiểm tra,

giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước,nhân viên nhà nước,các tổ chức và cá nhân khác được trao cho những quyền hạn nhất định để quản lý một số cơng việc của nhà nước. Đây là vấn đề có tính ngun tắc, đồng thời là một trong những phương pháp bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động đúng mục đích phục vụ và bảo vệ lợi ích của nhân dân, chóng những biểu hiện tiêu cựcnhưquan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, xa rời quần chúng của đội ngũ cán bộ nhà nước. Ơ Việt nam, từ hiến pháp đầu tiên (1946) đến Hiến pháp hiện hành (2013) đều khẳng định nguyên lý: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước,nhân viên nhà nước trong việc tôn trọng nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũngnhưnhững hình thức tham gia của nhân dân vào việc thiết lập bộ máy nhà nước,tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nướcvà kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và công

chức nhà nước. Trong các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt nam vấn đề tôn trọng quyền lực nhân dân, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước luôn là một trong những nội dung quan trọng nhất. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (khoá VIII) đã khẳng định, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao đối với việc xây dựng Nhà nước trong thời kỳ mới thì một trong những yêu cầu cơ bản là phải "tiếp tục phát huy tốt hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân qua các hình

thức dân chủ đại diện và dân chủ tỉ ực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước,nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước ". Để thực hiện tết nguyên tắc này trong thực tế

đời sống, nhà nước ta cũng cần có những biện pháp để nhân dân có điều kiện nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, pháp luật, quản lý, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, cung cấp thông tin đầy đủ để dân biết, dân làm, dân kiểm tra các hoạt động của nhà nước.

5.2.2. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhànước nước

Cơ sở hiến định của nguyên tắc: Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng là

nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động của nhà nước ta. Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn, thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững bản chất tốt đẹp của Nhà nước là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính trên tinh thần đó điều 4 - Hiến pháp 2013 khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai

cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.; Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”

- Đảng vạch ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn làm cơ sở cho chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong quản lí nhà nước ; về tổ chức bơn máy nhà nước và chính sách cán bộ…

- Đảng đào tạo, bồi dưỡng và giới thiệu những cán bộ có phẩm chất và năng lực để đảm nhận những cương vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

- Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra, giám sát

- Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương pháp dân chủ, giáo dục, thuyết phục và bằng vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên là các cán bộ, công chức và các tổ chức đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước

5.2.3. Tập trung dân chủ

Cơ sở hiến định của nguyên tắc: điều 8 luật - Hiến pháp 2013 quy định

“nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp là pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.”.

 Nội dung của nguyên tắc:

- Các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở nước ta (Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp) đều do nhân dân trực tiếp bầu ra; các cơ quan nhà nước khác đều được thành lập trên cơ sở của các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân.

- Quyết định của các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương có tính bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương; quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên có tính bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan nhà nước cấp dưới.

- Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể thì thiểu số phải phục tùng đa số; cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng thì nhân viên phải phục tùng thủ trưởng…

Tuy nhiên, việc tập trung trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước khơng mang tính quan liêu mà phải mang tính dân chủ, đòi hỏi các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp trên khi ra quyết định phải điều tra, khảo sát thực tế, phải tiếp thu các ý kiến, kiến nghị hợp lý của phương, của cấp

dưới và ý kiến, kiến nghị của nhân dân; cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi biểu quyết phải thảo luận dân chủ…

5.2.4. Pháp chế xã hội chủ nghĩa

Cơ sở hiến định của nguyên tắc: điều 8 luật - Hiến pháp 2013 quy định

“nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp là pháp luật”

 Nội dung của nguyên tắc:

- Tất cả cơ quan nhà nước phải được hiếp pháp và pháp luật xác định rõ ràng về cách thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật.

- Các cơ quan nhà nước,cán bộ nhà nước khi thực thi công quyền phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định pháp luật, không được lạm quyền, lợi dụng quyền hạn và càng không thể lộng quyền.

- Mọi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước,cán bộ nhà nước đều phải bị xử lí nghiêm minh bất kể họ là ai, giữ cương vị gì trong bộ máy nhà nước.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 138 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)