Bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

2.5. Bộ máy nhà nước

2.5.1. Khái niệm

Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước cũng như hình thức và phương pháp hoạt động của nó được thực hiện thơng qua bộ máy nhà nước. Cơ quan nhà nước là những bộ phận tạo thành bộ máy nhà nước,mỗi cơ quan nhà nước lại có những chức năng nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn được giao. Cơ

quan nhà nước là một tổ chức chính trị được thành lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong phạm vi luật định.

Ở đây cần phân biệt chức năng của nhà nước và chức năng của cơ quan nhà nước. Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của tồn thể bộ máy nhà nước,trong đó mỗi cơ quan nhà nước có tham gia thực hiện theo sự phân cơng, phối hợp của nhà nước ở những mức độ khác nhau. Còn chức năng của một cơ quan nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của riêng cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện những chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước.

Cơ quan nhà nước khác với các tổ chức khác trong xã hội ở đặc điểm, vị trí, thẩm quyền của cơ quan nhà nước,nghĩa là cơ quan nhà nước có quyền nhân danh nhà nước đưa ra các quyết định có tính chất bắt buộc các chủ thể có liên quan phải thi hành và nhân danh đó chỉ có thể thực hiện trong một phạm vi nhiệm vụ quyền hạn được nhà nước trao cho nó.

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống cơ sở, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.

2.5.2. Nguyên tắc tổ chức Bộ máy nhà nước

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những tư tưởng chỉ đạo, những định hướng làm cơ sở, nền tảng cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Các kiểu nhà nước khác nhau có thể có những nguyên tắc tổ chức và hoạt động khác nhau mang tính đặc thù. Đa số nhà nước chiếm hữu nô lệ và nhà nước phong kiến dều thiết lập các nguyên tắc: Chủ quyền tối cao thuộc về một ông Vua; ngôi vua được thiết lập theo kế truyền; cơng chúa chỉ được truyền ngơi khi khơng có hồng tử; khi có nhiều hồng tử thì ưu tiên truyền ngơi cho hồng tử trưởng; ngơi vị hồng đế chỉ truyền cho một người để lãnh thổ không bị phân chia.

Nhà nước tư sản được thiết lập theo nguyên tắc sau: Quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân (hoặc chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân); Phân chia quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; đa nguyên chính trị và đa đảng trong bầu cử nghị viện và tổng thống; tôn trọng và bảo vệ các quyền công dân và quyền con người; xây dựng nhà nước pháp quyền.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa được thiết lập theo quyên tắc cơ bản sau: Tất cả quyền lự nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất và có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát hoạt động giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước và xã hội; tập trung dân chủ; đảm bảo sự bình đẳng và đồn kết giữa các dân tộc, tôn trọng và bảo vệ quyền công dân và quyền con người; xây dựng pháp chế và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân.

Tài liệu học tập

Khoa Luâ ̣t, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý Luận chung về Nhà nước và Pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý Luận chung về Nhà nước và Pháp luật, NXB Tư pháp

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)