Quan hệ của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 129 - 134)

CHƯƠNG 3 KIỂU NHÀ NƯỚC

4.2. Vị trí, vai trò của nhà nước XHCN trong hê ̣thống chính trị

4.2.2. Quan hệ của Đảng và Nhà nước

Trong hệ thống chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa có thể có nhiều đảng phái chính trị cùng tồn tại và hoạt động. Mỗi đảng phái đóng vai trò nhất đình trong đời sống xã hội và giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động luôn luôn giữ vai trò lãnh đạo. Dù dưới những tên gọi khác nhau (đảng cộng sản, đảng nhân dân cách mạng, đảng lao động...) nhưng đảng của giai cấp công nhân luôn là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Là một bộ phận của hệ thống chính trị, đảng cộng sản giữ vai trò lãnh đạo cả hệ thống chính trị, trong đó lãnh đạo nhà nước là trực tiếp và chủ yếu nhất. Hiến pháp nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam. Các thế lực thù địch chống chủ nghĩa xã hội coi khẳng định này là biểu hiện của sự độc đoán, chuyên quyền. Tuy nhiên, lịch sử dân tộc Việt Nam lại cho phép khẳng định chính thức bằng pháp luật vai trò lãnh đạo của không thể phủ nhận của Đảng cộng sản Việt Nam. Điều này phù hợp với ý muốn và nguyện vọng của nhân dân. Tuy nhiên, cần phải nhận thức đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị khơng có nghĩa là Đảng đứng trên tất cả. Là một tổ chức hoạt động trong xã hội, là một đối tượng của quản lí nhà nước, Đảng phải chịu sự tác động của pháp luật, bình đẳng với các bộ phận cấu thành khác của hệ thống chính trị. Hiến pháp 2013 cũng khẳng định: Đảng và các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam đều nhấn mạnh: Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước,Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị xã hội; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng thực hiện sự lãnh đạo toàn diện đối với Nhà nước trên những lĩnh vực và những hoạt động của Nhà nước mà Đảng quan tâmnhưkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tổ chức cán bộ, hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, hoạt động tư pháp ....

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội không phải là một thực tế lịch sử ngẫu nhiên mà là một thực tế lịch sử có tính quy luật bởi vì:

Thứ nhất, Đảng cộng sản là lực lượng xã hội tiên tiến nhất. được vũ trang

bằng những quan điểm khoa học của chủ nghĩa MÁC - LÊNIN. Chủ nghĩa MÁC - LÊNIN là hệ thống các quan niệm khoa học giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội cũngnhưquy luật tồn tại và phát triển của chúng. Do ra đời trong hoàn cảnh lịch sử cách đay hơn một thế kỷ, một số luận điểm nhất định của học thuyết không còn phù hợp với hồn cảnh hiện nay song nhìn chung, học thuyết Mác - Lênin vẫn giữ vững giá trị khoa học chân chính của nó. Với những trí thức khoa học này, Đảng cộng sản Việt Nam có thể vạch ra chiến lược, chính sách phát triền xã hội phù hợp

với quy luật, có sức thuyết phục, động viên lớn đồng thời có khả năng biến các chiến lược, các chủ trương, chính sách của mình thành hiện thực.

Thứ hai, bằng thực liễn đấu tranh kiên cường của mình, bằng những 'hy

sinh; cống hiến lớn lao cho dân tộc, Đảng cộng sản Việt Nam chiếm được lòng tin của đại đa số quần chứng nhân dân. Chính lòng tin này đã làm cho vai trò lãnh đạo của Đảng không mang dấu ấn của sự áp đặt đối với quần chúng. Vì vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị có cơ sở về tình cảm, tinh thần hết sức quan trọng mà ít có tổ chức hay phong trào xã hội nào có được.

Thứ ba, là một chính đảng kiên trì đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng,

chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ thực dân mới, Đảng cộng sản Việt Nam đã tạo được uy tín quốc tế lớn cũngnhưtình đồn kết và sự giúp đỡ từ phía phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế. Điều này cũng có tác dụng lớn đối với việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị trong nước.

Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo hệ thống chính trị một cách tồn diện. Tuy nhiên, tính tồn diện này hồn tồn khơng có nghĩa là Đảng quyết định tất cả, làm thay tất cả những công việc của các bộ phận cấu thành khác của hệ thống chính trị. Cách hiểu vai trò lãnh đạo của Đảng không đúng sẽ dẫn Đảng tđi sự bao biện, làm thay và cuối cùng sẽ làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước dưới nhiều hình thức phương pháp khác nhau tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của mỗi lĩnh vực đời sống xã hội hay hoạt động nhà nước mà Đảng quan tâm. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước được thực hiện dưới những hình thức chủ yếu sau: Đảng hoạch định chiến lược và những mục tiêu cơ bản, những đường lối chính sách phát triển kinh tế, chính trị cũngnhưcác lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Việc hoạch định chiến lược đường lối phát triển kinh tế, chính trị, xã hội làhình thức lãnh đạo quan trọng nhất, thể hiện rõ nhất vai trò lãnh đạo của Đảng. Uy tín của Đảng phụ thuộc rất nhiều vào hình thức này. Thực tiễn phát triển của đất nước ta trong mấy chục năm qua đã cho thấy tác dụng to lớn của những đường lối, chính sách đúng đắn,

nhất là trong thời kì kháng chiến chống xâm lược Mỹ. Chiến lược đổi mới cũng thể hiện vai trò to lớn của Đảng trong việc lãnh đạo đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về vai trò lãnh đạo của Đảng cũng đã chỉ rõ: Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới giành được vị trí lãnh đạo.

Đảng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, có năng lực để giới thiệu vào các cương vì quan trọng của nhà nước. Việc giới thiệu cán bộ của Đảng vào các vị trínhưvậy phải được tiến hành thơng qua sự tín nhiệm của Nhà nước,của quần chúng. Đảng không áp đặt các tổ chức, cơ quan nhà nước phải chấp nhận người mình giới thiệu. Chỉ trên cơ sở đó Đảng mới thực sự lãnh đạo được hệ thống chính trị thơng qua cơng tác cán bộ.

Đảng kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng thông qua hệ thống các biện pháp và phương tiện khác nhau. Thông qua công tác kiểm tra, Đảng kịp thời phát hiện những sai lầm, những thiếu sót trong các chủ trương, chính sách do mình đề ra, khắc phục chúng để hồn thiện hơn nữa vai trò lãnh đạo. Công tác kiểm tra của Đảng phải được tiến hành theo những nguyên tắc của tổ chức Đảng, trên cơ sở tôn trọng quyền hạn và chức năng quản lý của Nhà nước.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được thực hiện thông qua các tổ chức cơ sở của Đảng được thành lập trong các cơ quan nhà nước và các đảng viên làm việc trong bộ máy nhà nước,đặc biệt là những đảng viên đang giữ những cương vị quan trọng trong đó.

Một nét đặc trưng trong vai trò lãnh đạo của Đảng là phương pháp lãnh đạo. V.I.Lênin đã khẳng định: "Nhà nước là lĩnh vực thực hành cưỡng bức. Chỉ

có điên rồ mới từ bỏ cưỡng bức, nhất là trong thời đại chun chính vơ sản. Dùng "mệnh lệnh hành chính" và đứng trên quan điểm hành chmh để giải quyệt vấn đề ở đây là tuyệt đối cần thiết. Đảng là đội tiền phong của giai cấp vơ sản, đội tiền phong trực tiếp nắm chính quyền, đó là người lãnh dạo. Khai trừ ra

khỏi đảng chứ khơng phải cưởng bức, chính là phương pháp hành động đặc biệt đối với đội tiền phong để làm cho đội đó được trong sạch và rèn luyện nó".

Đảng là tổ chức chính trị, phương pháp lãnh đạo của Đảng khơng phải là phương pháp hành chính. Phương pháp lãnh đạo của Đảng là giáo dục, thuyết phục và nêu gương. Trong thực tiễn đấu tranh và xây dựng đất nướcmấy chục năm qua từ khi Đảng được thành lập, những tấm gương hi sinh cao cả của các đảng viên đã làm cho nhân dân thực sự tin vào Đảng, vào lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Khi nói vềphương pháp lãnh đạo của Đảng, V.I.Lênin vạch rõ: "Tự cho

mình là tiên phong, là dội tiên phong thì khơng dủ mà cịn phải hành động sao cho tất cả các đội khác nhận thấy rõ là bắt buộc phải thừa nhận chúng ta đi tiên phong mới được” Vì thế, ở khía cạnh này, việc củng cố vai trò lãnh đạo của

Đảng cũng đồng nghĩa với việc hồn thiện phương pháp lãnh đạo, nâng cao tính gương mẫu, tiên phong của đảng viên. "Đảng đề ra đường lối, chính sách xây

dựng và bảo vệ dân nước; nắm vững tổ chức và cán bộ để đảm bảo thực hiện có kết quả đường lối chính sách của đảng. Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách; lãnh dạo thông qua tổ chức đảng chứ không chỉ thông qua đảng viên; lãnh đạo bằng quyết định của tập thể và bằng cách theo dõi, cho ý kiến chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện, khuyết khích những mặt tốt, uốn nắn những lệch lạc nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò và hiệu lực của Nhà nước chứ không điều hành thay Nhà nước ".

Nhà nước xã hội chủ nghĩa - tổ chức quyền lực chính trị của nhân dân lao động ln ghi nhận và chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Là người tổ chức và thục hiện đường lối chính sách của đảng, nhà nước xã hội chủ nghĩa thường xuyên phải thể chế hóa đường lối chính sách của đảng thành pháp luật, thành những chính sách, quy định cụ thể và tổchức thực hiện. Có thể nói nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức có vai trò chủ yếu trong việc hiện thực hóa đường lối chính sách của đảng. Đồng thời, thơng qua hoạt động thực tiễn, thông qua việc thực hiện đường lối chính sách của đảng nhà nước kiểm nghiệm tính đúng đắn, sự phù hợp của những đường lối chính sách đó. Từ đó, nhà nước góp ý với đảng trong việc đề ra hoặc điều chỉnh đường lối, chính sách cho phù hợp.

Với chức năng quản lý tồn diện các mặt hoạt động của xã hội, nhà nước thực hiện việc quản lý các tổ chức đảng, kiểm tra giám sát việc tuân theo pháp luật của các tổ chức đảng và các cá nhân đảng viên.

Là người bảo vệ Đảng, nhà nước xã hội chủ nghĩa tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức đảng hoạt động. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thường xuyên ủng hộ, giúp đỡ về vật chất cũngnhưvề tinh thần đối với hoạt động của các tổ chức đảng các cấp.

Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, quan hệ giữa đảng và nhà nước luôn dựa trên cơ sở các nguyên tắc của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)