Đăc điểm vãn hĩa biểu hiện qua giải pháp kết cấu đình, chùa Nam Bộ

Một phần của tài liệu kiến trúc đình chùa nam bộ phần 2 (download tai tailieutuoi com) (Trang 31 - 40)

3.1.3.1. Đặc điếm văn hĩa biểu hiện qua giải pháp mĩng nền

a ) Giải pháp mĩng

Nam Bộ, đa phẩn là vùng đất bổi tụ phù sa mới (trừ một số vùng đấl giồng), địa tầng bên dưới thường là đất yếu, “khỏng chân”. Với bộ khung sườn gỗ và kết cấu khớp linh hoạt kiểu “mộng-mẹo”, mĩng đình, chùa thường là những “tán đá” kê ngay trên lớp nền được gia cố bằng lớp đất cứng chắc và rất dầy. Đây lả một cách ứng xử linh hoạt dối với mồi trường tự nhiên dựa trên sự kế thừa lịch sử (sẽ trình bày phần sau). Cĩ thể thấy được qua cấu trúc các chùa: Giác Viên-TP.HCM, Hội Khánh-Bình Dương, Vĩnh Tràng-Tiển Giang,... hoặc các đình Tan Lân-BiỄn Hịa, Bình Hịa-TP.HCM, Tân Hưng-Bạc Liêu... Về sau, khi bê-tơng được du nhập và ứng dụng thì mĩng đình, chùa Nam Bộ cĩ biến đổi cho phù hợp với cấu tạo của vật liệu mới.

Đặc điểm vùng vãn hố Nam Bộ trong ứng xử với mồi trường tự nhiên được tìm thấy qua việc sử dụng cừ tràm - loại cây cĩ rất nhiều và mọc thành rừng ờ các vùng ngập trũng tại Nam Bộ, để gia cố nển dất yếu luơn “ngậm nước” tại đây. Mĩng bê-tơng hiện

đại cũng cĩ điều kiện phát triển trong giải pháp kết cấu mới của kiến trúc đình, chùa và nhà ờ dân gian. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại trong giải pháp gia cố nền mĩng như cừ bê-tơng, kể cả mĩng cọc nhồi cũng dược nhiều đình, chùa ứng dụng. Do dặc tính cấu trúc mới, mĩng chính thường chơn sâu dưới mặt đất. Bên trên nển, để tạo dáng, chàn cột giã được đắp nổi hoặc ốp thạch cao, tạo cảm giác cĩ tán kê cơt như trước kia (Xem hình 3.50). Dạng thức này thường rất dễ nhận thấy ờ các dinh, chùa xây mới với khung sườn bẽ-tơng như các chùa VTnh Nghiêm-TP.HCM, Ấn Quang-TP.HCM, Bửu Liên- TP.HCM, Thiền viện Thường Chiếu-Long Thành, Phổ Minh-Kiên Giang hoặc các đình Mỹ Lộc-Long An, Phong Phú-Thủ Đức, Dương Đơng-Phú Quốc...

b) Giải pháp nền

Như phần trên đã trình bày, Nam Bộ thuộc vùng đất bồi trũng, vì vậy, hàng năm nước lũ lẻn rất cao gây ngập úng, cĩ khi hàng tháng. Để khắc phục và bảo vệ, kiến trúc đình, chùa tại Nam Bộ thường cĩ nển rất cao vĩi nhiều bậc cấp đi lên. Xung quanh nền dinh, chùa (bĩ vỉa), thường được tận dụng vật liệu địa phương để xây dựng như đá tảng hoặc đá ong phiến rất dẩy. Bên trên nền đất nện thường được trải một lớp cát để lát “gạch tàu”, về sau được thay thế bằng lớp gạch hoa hiện đại. Đây là kết quả của sự giao thoa vãn hĩa với bản địa (sẽ trình bày sau) và việc ứng xử vĩi mơi trường tự nhiên (dối phĩ và tận dụng tự nhiên). Cĩ thể thấy dạng nển này ờ hẩn hết dinh, chùa cổ như các đình: Hiệp Ninh-Tây Ninh, Tân Lân-Biên Hịa, Bình Hịa-TP.HCM, Long Thanh-Vĩnh Long,... hoặc các chùa Bửu Phong-Biên Hịa, Giác Lâm-TP.HCM, Hơi Khánh-Bình Dương v.v... v ề sau, mặc dù đình, chùa được xây dựng mới với bộ khung sườn và kết cấu hiện đại, nhưng nền đình, chùa vẫn dược tổn cao và bao bĩ lại bằng tường gạch dầy, ốp ngồi bằng đá chẻ hay đá “da qui”, đơi khi chỉ xây gạch tơ hồ kẻ ron (joint). Dễ nhận thấy qua các đình cách tân như Phong Phú-Thù Đức, Thắng Tam-Vũng Tàu, Mỹ Phước-An Giang,... hoặc chùa Từ Hiếu-TP.HCM, Thiên Khánh-Long An, Giác Thiên-Vĩnh Long.

3.1.3.2. Đặc điểm văn hĩa biểu hiện qua bộ khung sườn chịu lực

Trong nhận dạng chung về mặt hình thức thì bộ khung sườn chịu lục cùa đình và chùa gần nhu tương đồng nhau, cĩ thể chia thành 4 dạng thức như sau:

a) Bộ khung sườri thuần gỗ truyền thống

Đây là dạng thức khung sườn chịu lực làm tồn bộ bằng gỗ cĩ từ trước khi kỹ thuật xây dựng phương tầy được du nhập vào Việt Nam, khoảng giữa thế kỷ XVII trở vể trước và cịn kéo dài đến cuối thế kỷ XIX. Việc sử dụng bơ khung sườn thuần gỗ (Xem hình 3.51) là một ứng xử khác trong việc tận dụng mơi trường tự nhiên lúc bấy giờ - khi mà gỗ cịn là vật liệu xây dựng cĩ thừa thãi trong buổi đầu khai hoang lập làng. Theo thời gian, dưới khí hậu nĩng và ẩm khắc nghiệt tại đây, vật liệu gỗ, nhất là các bộ phận bao che bên ngịai, bị hư hoại dẩn theo năm tháng. Từ nguyên nhân trên cho thấy, khĩ tìm được bộ khung sườn thuần gỗ truyền thống cịn tồn tại nguyên vẹn trong các đình, chùa

hiện nay tại Nam Bộ, khi mà hầu hết k ít cấu bao che gỗ, từ lâu, đã khơng cịn thích hợp. Tuy thế, trong một số dinh, chùa; tường gạch được xây kề sát bên ngồi cột biên, vẫn cịn tồn tại bộ khung sườn thuẩn gỗ này như các đình: Long Hung-Tiển Giang, Long Thanh-Vĩnh Long, Tân Hưng-Bạc Liêu, đặc biệt chùa Giác Lãm-TP.HCM bộ khung sườn thuần gỗ cịn tồn tại gần như nguyên vẹn, nhất là khối nhà chính điện, dù đã trải qua nhiều lần đại trùng tu.

Bộ khung sườn thuần gỗ trong dinh, chùa Nam Bộ như Huỳnh Ngọc Tràng đã mơ tả:

"N hìn chung, đình (chùa) lùng Nam Bộ gồm một quẩn th ề gồm nhiều nhà vuơng cĩ bốn cột cái, gọi là tứ trụ hay tử tượng. Loại nhà này cĩ diện tích m ở rộng ra bốn phía bằng bộ kèo đâm và kèo quyết đều nhau vuơng vức" [63], Qua mơ tả trên cho thấy: Bộ khung

sườn thuần gỗ trong đình, chùa Nam Bộ cĩ đinh nĩc rất ngắn so với chiều dài mặt dứng. Từ “tứ trụ”, các bộ kèo như những nhánh cây tủa ra các hướng nối các cột “hàng nhì”, “hàng ba” hay “hàng tư” kết hợp đểu đặn, đối xứng xung quanh tạo thành một khơng gian nghi lễ thống đãng cần thiết cho nơi thờ tự. Phụ lực với các khung kèo, cịn cĩ hệ thơng “xuyên-trính” đàm ngang, nối dọc, tạo thế ổn định chung cho tồn thể bộ khung sườn thuần gỗ Nam Bộ. Qua bộ khung chịu lực này cho thấy: Hệ kết cấu hồn tồn chỉ là sự liên kết khớp ở “dàn đầu”; các chân cột của “dàn chân” chỉ tì tự do lên các tán đá, khơng cĩ chân ngạch cửa hay xuyên lui chống bão như các vùng Bắc và Trung Bộ. Chính sự đơn giản của bộ “dàn trị” cho thấy nét đặc thù cơ bản của giải pháp kết cấu xuất phát từ đặc điểm tự nhiên khí hậu của vùng Nam Bộ. Bộ dàn trị chùa Giác Lâm là mơt ví dụ.

b) Bộ khung sườn £0 phơi họp tưcmg, cột gạch

Bước chuyển biến Ihứ hai, khoảng nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, khi khoa học xây dim g Nam Bộ vừa mới tiếp xúc với văn minh phương tây, đã cho ra dời bộ khung sườn gỗ “cải cách” kết hợp mỏt phần với kết cấu tường gạch, cột gạch mới được tích hợp sử dụng (Xem hình 3.52). Vĩi kiểu thức này, phẩn lớn bộ khung sườn truyển thống vẫn được giữ nguyên, chì thay thế những cột tiếp giáp với tường gạch bằng cột gạch. Dễ dàng nhận thấy sự cải cách này ờ các đình, chùa xuất hiện trước thời Pháp

thuộc và được trùng tu ờ cuối thế kỷ XIX hoặc đẩu thế kỷ XX như các đình Gia Lộc-Tây Ninh, Bình Hịa-TP.HCM, Mỹ Phuớc-Long Xuyên,... hoặc các chùa Phước Tường-Thủ Đức, Giác Viên-TP.HCM...

Theo năm tháng, sự ưu việt của giải pháp kết cấu mới được khẳng định, tiến xa hơn bước nữa, ngồi việc thay thế các cột gỗ “hàng ba” (nâm tiếp giáp với tường) bằng cột gạch; cột hiên “hàng tư” cũng được thay bằng cột gạch, thường tiết diện vuơng (Xem hình 3.54) như các đình Phú Nhuận-TP.HCM, Nguyễn Hữu Cảnh-Biẽn Hịa, Đơng Phú- TP.HCM,... hoặc các chùa Long Thiển-Biên Hịa, Từ Ân-TP.HCM, Phụng Sơn- TP.HCM... Qua đây cho thấy người dân Nam Bộ luịn cĩ ý hướng đổi mới, thốt ly khỏi sự bất hợp lý đã cĩ trước và vươn tới theo những tiến bộ mới của xã hội.

c) Bộ khung sườn bê-tơng già gỗ

Đây là bước chuyển thứ ba cùa quá trình cách tân trong xây dựng đinh, chùa xuất hiện khoảng nửa đẩu thế kỷ XX và kéo dài đến cuối thế kỷ XX. Hình thức truyền thống, vật liệu hiện dại là cấu trúc cơ bản của loại hình kết cấu này. Khung sườn bê-tống cốt Ihép đã thế chỗ cho khung sườn gỗ trong hệ kết cấu từ mĩng dến mái (Xem hình 3.53). Mơt lần nữa ý tường đổi mới của đăc thù vùng vãn hố Nam Bơ đươc phát huy. Tùy mức độ sử dụng sẽ cho ra nhiều dạng thức phong phú từ'giản đơn đến phức tạp. Cĩ thể dỗ dàng tìm thấy dạng khung sưịn này qua các đình, chùa mới xây dựng hay sửa chữa, đơn cử như các đình Phong Phú-TP.HCM, Bình Đơng-TP.HCM, Bình Chánh-TP.HCM,... hoặc các chùa Long Ân-Biơn Hịa, Đại Giác-Biên Hịa,...

Hình 3.51: Bộ khung sườn thuẩn gổ Nam Bộ Hình 3.53: Bộ khung sườn già gổ giữa th ế kỳ

cuối thế kỷ XIX. [Nguồn: TG] XX. [Nguồn: TG]

Hình 3.52: Khung sườn gổ kết hợp tường cột gạch, Hình 3.54: Cột gỗ hành lang

đâu thếkỷXXtại Nam Bộ. [Nguồn: TG] được thay bằng cột gạch. [Nguồn: TG]

d) Bộ khung sườn bê-tơng cốt thép hiện đại

Xuất hiện từ giữa thế kỳ XX, đây là bưĩc chuyển gần đây nhất để đưa kỹ thuật xây dựng đình, chùa hội nhập vào kỷ nguyên đương đại. Cĩ thể nĩi, vào thời điểm khoảng 1999 bước chuyển vẫn chưa hồn thành, đa sơ' cịn lúng túng chưa tìm ra hướng chuyển thích hợp để khịi bị “hịa tan”, mất đi đặc tính truyền thống vốn cĩ để cĩ thể tự khẳng

định mình trên trường quốc tế. Trước sự hỗn dung vội vã với cái mới đã cho ra đời các dạng chùa (khơng cĩ đình) hình hộp - “chùa hộp” hoặc “chùa phố”. Qua thực tế ấy, bằng thái độ thận trọng và dè chừng cần thiết, trước khi khẳng định một chiều hướng hội nhập cụ thể, hình thức khung sườn bê-tơng hiện đại được sử dụng rất hạn chế trong kiến trúc đình, chùa. Hầu hết chỉ mới dừng ở bước chuyển thứ ba: Khung sườn bê-tơng giả gỗ hoặc cấu trúc bê-tơng tương tự như gỗ. Trong chiéu hướng đĩ, tiếp tục phát huy đặc tính đổi mới, vươn tới... của đặc thù văn hố vùng Nam Bộ, một sơ' chùa (khịng cĩ đình) đang cố gắng tìm tịi kiểu thức khung sườn mới qua sự kết hợp giữa truyền thống với hiện đại. Tuy kết quả cịn khá khiêm tốn, nhưng bước đầu đã hình thành một hướng mới trong xây dựng đình, chùa. Cĩ thể thấy khuynh hưởng này qua một số chùa mới xây dựng trong thập niên cuối của thế kỷ XX vừa qua như: Vạn Hưưng-An Giang, Lâm Tế- TP.HCM, Từ Hiếu-TP.HCM, Vạn Hạnh-TP.HCM, Bửu Liên-TP.HCM, ni viện Thiện Hịa-Long Thành, Phật Lớn-Núi Cấm-Châu Đốc,...

3.1.3.3. Đặc điểm văn hĩa biểu hiện qua giải pháp bao che

a) Giải plìúp tường, vách

Như các phần trên đã phân tích, theo dịng chảy của lịch sử, cộng thêm chiến sự liên tiếp xảy ra tại Nam Bộ, hầu như khơng cĩ cơng trình kiến trúc đình, chùa nào cịn giữ nguyên vẹn kiến trúc buổi ban đầu, dù đĩ là một “tiểu thất” (chùa nhỏ) với vật liệu thơ sơ tranh, tre, nứa, lá... hay một “đại bửu sát” (chùa lớn) xây dựng bằng nhiểu loại danh mộc... Hầu hết đã bị biến cách sau nhiều đợt trùng tu “khơng mấy đình, chùa cịn giữ lại

vách ván, chấn song gỗ như chùa Hội Khánh-Bình Dương" [68].

Đối với một số dinh, chùa xây dựng và sửa chữa trước thế kỷ XX, dù đã đại trùng tu nhiều lần, ở một số cơng trình vãn cịn giữ lại vách gỗ ngăn phịng kiểu “vách lụa”, “bổ kho”, “đố bản” hoặc “chấn song” (Xem hình 3.55, 3.56) như các đình: Hiệp Ninh-Tây Ninh, Long Thanh-Vĩnh Long,... hoặc các chùa Hội Khánh - Bình Dương, Giác Viên - TP.HCM, Phước Tường-Thủ Đức... Tuy nhiên, hầu hết kết cấu bao che bên ngồi đều là tuờng gạch, hổ xi-măng. Như trên đã trình bày, đây là kết quả của sự tích hợp văn hĩa với phương Tây.

Hình 3.55: Vách “hổkho” và vách “lụa" Hình 3.56: Vách “chấn song”

Một số đình, chùa xây dựng và sửa chữa trong thế kỷ XX, hầu hết tường, vách ngăn đều xây gạch, quét vơi. M ột số xây dựng và sửa chữa trong thập niên cuối thế kỷ XX cịn sử dụng sơn nước thay vơi, một đổi mới cần thiết trong phong cách hiện dại.

Như vậy tường vách xây gạch, hổ xi-măng, quét vơi là phổ biến trong hẩu hết các cơng trình đình, chùa cịn tổn tại hiện nay tại Nam Bộ.

b) Giải pháp mái

Trong phẩn “Đặc điểm tự nhiên, khí hậu” Nam Bộ, cho chúng ta thấy rằng vùng Nam Bộ cĩ nển nhiệt độ cao, gần như khõng thay dổi quanh năm, nắng nhiều, cường độ mưa cũng khá lớn và khí hậu ít biến đổi, ít cĩ giĩ lốc to. Các yếu tố thịi tiết này là cơ sờ định dạng hệ kết cấu và cấu trúc mái đình, chùa Nam Bị.

Nhìn chung, hẩu hết đình, chùa đều cĩ mái dốc (kể cả mái dốc bê-tơng). Dạng mái bằng bê-tơng chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng rất hiếm, đa số chi để tạo một mặt tiển “bẻ thế” hiện đại qua kiểu thức “nhà thảo bạt”, cĩ thể thấy ở mặt tiền đình Phong Phú- Thủ Đức (Xem hình 3.57), chùa Tơn Thạnh-Long An... hoặc chỉ đom giản là sụ sửa chữa

‘hiện đại” như hậu tổ chùa Bửu Phong-Biên Hịa... Cĩ hai loại mái dốc nhận thấy qua kiến trúc đình, chùa:

- Loại truyển thống: Với loại này, bộ sườn mái là hệ thống “m i, m è” gỗ, bên trên lợp ngĩi “máng xối”(ngĩi âm-dương), ngĩi ống trúc, ngĩi “vẩy cá” (ngĩi lá) hoặc “ngĩi tây” (ngĩi mĩc-ngĩi máy); trong đĩ ngĩi máng xối (Xem hình 3.58) thường được sử dụng rộng rãi từ giữa thế kỷ XX trở vể trước, đây là một ứng xử phù hợp với điều kiện then tiết dặc thù tại Nam Bộ như trên (lắm mưa, nhiều nắng, ít giĩ bão); cĩ thê thấy qua cấu trúc mái của các đình, chùa cổ như các đình Đức Thắng-Thuận Hải, Hiệp Ninh-Tây Ninh, Bình Hịa-TP.HCM, Thắng Tam-Vũng Tàu, hoặc các chùa Huệ Quang-Bến Tre, Kim Cang-Long An, Hội Thọ-Tiển Giang, Giác Lâm-TP.HCM...

- Loại hiện dại: Sau khi tích hợp văn hố với Tây phương, nhằm lơ-gích (hợp lý) với cấu trúc chung cùa bộ khung sườn bê-tơng hiện đại, một cấu trúc mái mới dã xuất hiện. Với loại này, hệ rui mè của khung sườn mái được thay thế bằng tấm bê-tơng nguyên bản trải theo chiểu dốc như dốc mái ngĩi truyển thống tương úng, bên trên được “dán” ngĩi vẫy cá hoặc ngĩi ống trúc, khơng cĩ hệ rui, mè. Đa số các đình, chùa tân tạo đều hay sử dụng loại này như chùa Xá Lợi-TP.HCM, Vĩnh Nghiêm-TP.HCM, Bửu Liên-TP.HCM, Thiên Khánh-Long An, ni viện Thiện Hịa-Long Thành... cá biệt cĩ chùa cịn thay ngĩi vẩy cá bằng “ngĩi mũi H ài” như chùa Châu Thới-Biên Hịa (Xem hình 3.59). Đ ây là sự sáng tạo nhằm tìm kiếm một lối thốt, một sự cách tân cho kiến trúc hiện đại kết hợp truyền thống.

Ngồi ra, ngĩi ống trúc thường thấy đa phần ờ mái đình, chùa gốc Hoa như đình M inh Hương Gia Thạnh-TP.HCM, Nghĩa Thuận-TP.HCM, Tân Lân-Biên H ịa,— hoặc chùa Bà Thiên Hậu-TP.HCM, chùa Bà-Bình Dương, Long Bàn-Bà Rịa, Viên Minh-Bến

Tre... Ngĩi tày được sử dụng trong hệ mái cấc đình, chùa xây dựng và tu tạo giữa th ế kỳ XX như các đình Phước Hịa-Bà Rịa, Phú Lâm-TP.HCM, Mỹ Lộc-Long An,... hoặc chùa Huệ Lâm-TP.HCM, Long Thiền-Biên Hịa, Thiền Lâm-Tây Ninh...

y

H ình 3.57: “Tháo bạt” hêtơng CỐI thép (dinh Phong Phú). [Nguồn: TG]

H ình 3.58: Ngĩi “mániỊ xối” (chùa Huệ Quang). [Nguồn: 68]

H ình 3.59: Ngĩi mũi Hùi (chùa Cháu Thời). [Nguồn: TGỊ

Đặc biệt, cĩ một số đình, chùa cịn sử dụng tơn (tole) hoặc tấm phíp-rơ (fibro) để lợp mái, nhimg thường chỉ sử dụna ờ một số cịna trình phụ như nhà túc, võ ca, hậu đường, nhà bếp..., đây là bước chuyển tiếp giữa mái lá và mái ngĩi trong xây dựng đình, chùa Nam Bộ, khi kinh phí xây dựng dinh, chùa cịn eo hẹp. Tuy nhiên, trong khơng gian xây dựng chung ờ một số nơi, nhất là vùng nơng thơn đương thời, khi mà đa số kiến trúc nhà dân lân cận dều cĩ mái 'tơn hoặc phíp-rơ, thì mái đình, chùa cĩ cùng loại vật liệu lợp như trên dẻ dàng hồ hợp hom trong cảnh trí chung, đây cũng là chi tiết đáng nghicn cứu trong kiến trúc đình, chùa nịng thơn đương đại.

3.1.3.4. Các biểu hiện văn hĩa cụ thể qua giải pháp kết cấu trong tùng giai đoạn lịch sử

a) Giai đoạn Đụi Việt

Một phần của tài liệu kiến trúc đình chùa nam bộ phần 2 (download tai tailieutuoi com) (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)