Cơ cấu lại kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng SHB up (Trang 162 - 168)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ

3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân Hàng SHB ch

3.2.4. Cơ cấu lại kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay

3.2.4.1. Lý do chọn giải pháp:

Từ phân tích chương 2 ta thấy : huy động vốn từ khu vực bán lẻ chủ yếu tập trung ở kỳ hạn 1-3 tháng (chiếm đến 55%) trong khi cho vay bán lẻ lại chủ yếu rơi vào kỳ hạn 4-11 tháng (chiếm đến 60% trong đó cho vay kỳ hạn 6 tháng và 10 tháng là cao nhất). Từ đây có thể thấy được sự mất cân đối giữa kỳ hạn tiền gửi và tiền vay. Khi đến hạn thanh tốn những món gửi kỳ hạn 1-3 tháng mà khách hàng khơng có nhu cầu gửi lại trong khi phần vốn này đã được chi nhánh đem cho vay với kỳ hạn dài hơn. phần thiếu hụt tạm thời đó, chi nhánh sẽ phải tiến hành mua vốn từ trung ương với chi phí cao. Ta đã biết rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng khơng có khả năng cung ứng đẩy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc cung ứng với chi phí cao. Như vậy, việc chênh lệch kỳ hạn giữa hoạt động huy động vốn và cho vay đã khiến Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội đang gặp phải rủi ro thanh khoản. Và như vậy, hoạt động cho vay của chi nhánh khơng an tồn và hiệu quả

Năm 2012, cho vay dài hạn của chi nhánh chiếm tỷ lệ cao 32%, lượng vốn chi nhánh có thể sử dụng cho vay dài hạn không đủ để cung cấp cho nhu cầu vay dài hạn của khách hàng. Năm 2012 thiếu hụt 191 tỷ đồng. Theo cơ chế quản lý vốn tập trung, phần thiếu chi nhánh lại mua vốn của trung ương với chi phí cao trong khi khung lãi suất áp dụng cho khách hàng đã có khung cụ thể, dẫn đến càng cho vay dài hạn nhiều, chi nhánh càng bị thiệt và gặp rủi ro thanh khoản

Từ những hiện trạng trên, cần thiết phải cơ cấu lại kỳ hạn tiền gửi và tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro thanh khoản, tăng cường hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh

3.2.4.2. Nội dung giải pháp

* Tăng cường huy động kỳ hạn dài:

Hiện tại, mức lãi suất chưa có tính phân tầng cao. Kiến nghị với trung ương thiết kê mức lãi suất khác nhau khi kỳ hạn gửi khác nhau. Hay nói cách khác, thiết lập đường cong lãi suất. Có nghĩa khoản tiền gửi kỳ hạn dài hơn thì lãi suất cao hơn. Khoảng cách lãi suất huy động vốn ngắn hạn và dài hạn càng xa nhau thì càng hấp

thực gửi: lãi suất kỳ hạn 1 tháng thấp nhất, tiếp theo là 2 tháng, kỳ hạn 3-11 tháng và cao nhất là kỳ hạn 12, 13 tháng. Hiện tại, NHNN chỉ đưa ra quy định khống chế lãi suất huy động kỳ hạn dưới 12 tháng là 8%, đối với kỳ hạn trên 12 tháng, NHNN cho phép các ngân hàng TMCP căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mình để đưa ra mức lãi suất phù hợp. Như vậy, Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội kiến nghị với hội sở cho chi nhánh tự quyết định mức lãi suất đối với khoản tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng để thu hút huy động vốn dài hạn và có sức cạnh tranh với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn.

Bên cạnh đó, những sản phẩm tiết kiệm dự thưởng được triển khai tại Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội lại khơng có sản phẩm tiết kiệm dự thưởng kỳ hạn 13 tháng. Cần thiết phải thiết kế sản phẩm tiết kiệm dự thưởng dành cho kỳ hạn dài này. Đồng thời, chương trình tiết kiệm dự thưởng, do chi phí phải bù đắp cho quà tặng, chi thưởng, lãi suất kỳ hạn thường thấp hơn 0.1%/năm - 0.15%/năm so với gửi kỳ hạn thông thường. Nhằm khuyến khích khách hàng gửi nhiều hơn, lãi suất áp dụng cho gửi tiết kiệm dự thưởng kỳ hạn dài không thấp hơn so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thưởng

Thu hút tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dài. Trên địa bàn tỉnh Hà Nội hiện có rất nhiều gia đình có người đi xuất khẩu lao động. Hàng năm, lượng ngoại tệ gửi về nước là rất lớn. Những gia đình có người đi nước ngồi này thường có xu hướng tích góp tiền cho con cái khi kết thúc hợp động lao động ở nước ngoài, trở về nước có khoản tiền vốn làm ăn. Nắm bắt được nhu cầu này, chi nhánh Hà Nội cần chú trọng tiếp thị sản phẩm huy động vốn đến bộ phận khách hàng này. Cụ thể, cử cán bộ phụ trách mảng ngoại tệ của chi nhánh, lập danh sách theo dõi, phân loại khách hàng theo tiêu chí lượng tiền ngoại tệ nhận về của khách hàng. Từ đó có chính sách khuyến khích, vận động khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài lãi suất hâp dẫn và hưởng khuyến mại. Đối với các món tiền gửi bằng ngoại tệ có kỳ hạn dài dưới dạng các chứng chỉ tiền gửi, chi nhánh thực hiện nghiệp vụ chiết khấu ngắn hạn khi khách hàng có nhu cầu. Hình thức này đã được ngân hàng ngoại thương áp dụng và rất có hiệu quả.

* Nâng cao chất lượng cho vay dài hạn:

Áp dụng quy trình giám sát chặt chẽ và khoa học. Những khoản cho vay trung dài hạn, thời gian thực hiện dài nên quá trình giám sát cũng kéo dài theo, các ngân hàng nhiều khi quá chú trọng vào công tác thẩm định ban đầu đôi khi việc giám sát khoản vay chỉ dừng lại ở mức hình thức. Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội quán triệt đến từng cán bộ tín dụng, xác định cơng tác kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của ngân hàng là một khâu quan trọng trong quy trình tín dụng. Buông lỏng cơng tác này có thể dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích, gây thiệt hại cho ngân hàng, làm giảm chất lượng tín dụng trung dài hạn. Do vậy, phải thực hiện quy trình giám sát sử dụng vốn vay nghiêm ngặt:

+ Tiến hành kiểm tra thường xuyên và đột xuất trong việc thành lập hợp đồng tín dụng với khách hàng. Ngân hàng ghi rõ những quy định về kiểm tra định kỳ, tiến độ thực hiện dự án, kiểm soát hệ thống thu chi của khách hàng. Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường phải tiến hành cuộc kiểm tra đột xuất.

+ Nhận biết và ngăn ngừa các khoản vay không an tồn: Có nhiều dấu hiệu cho thấy khoản vay sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, để nhận biết được vấn đề này còn phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của cán bộ giám sát: thực tế thấy rằng khơng có ngun tắc hay mơ hình cụ thể nào để đánh giá những kiểu vay không an tồn. Nhưng khơng phải chúng ta không nhận biết được những nét chung để rút ra kinh nghiệm như:

 Trì hỗn nộp báo cáo tài chính ngân hàng.

 Chậm trễ trong việc trì hồn cá cuộc viếng thăm của cán bộ ngân hàng  Số dư tiền gửi giảm bất thường,xuất hiện những khoản thiếu chi trên tài khoản thanh toán.

 Có sự gia tăng bất thường hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản bán chịu.

 Có thay đổi về ban lãnh đạo doanh nghiệp, biến động về con người, khó khăn về tổ chức lao động.

 Thay đổi chế độ tài chính trong doanh nghiệp  Thảm họa về thiên nhiên, bão lụt, cháy, mất trộm  Có xảy ra kiện tụng về tài chính trọng doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp có những dấu hiệu nghi ngờ trên, ngân hàng phải nhanh chóng có những biện pháp kịp thời để bảo về quyền lợi của mình. Ngân hàng phải xem xét trên mọi khía cạnh, xem vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải có thể tháo gỡ được khơng. Từ đó ngân hàng xem xét có nên tiếp tục đầu tư thêm vốn cho doanh nghiệp, ngân hàng bằng mối quan hệ của mình, giúp đỡ khách hàng tìm đối tác mua hàng cho doanh nghiệp, gia hạn khoản nợ để doanh nghiệp có thời gian phục hồi. Ngược lại, nếu doanh nghiệp khơng có biện pháp khắc phục hoặc khơng có khả năng khắc phục, ngân hàng tận thu để tránh rủi ro.

Đối với những món vay mới:

Chú trọng vào thẩm định dự án và quyết định cho vay. Cán bộ tín dụng phải xem xét chặt chẽ những khoản cho vay. Thời điểm hiện tại, vốn huy động của chi nhánh chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay dài hạn. Do đó, khi tiếp nhân yêu cầu vay vốn trung dài hạn, chi nhánh cử cán bộ nghiên cứu, xem xét kỹ lượng. Chỉ tiến hành cho vay với những dự án thật sự hiệu quả, có khả năng trả nợ tốt. Khi thẩm định cần chú ý:

 Tính pháp lý của các pháp nhân vay vốn

 Đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng tài chính dùng cho hoàn trả vốn vay và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời những năm tới

 Tính tốn các chỉ tiêu kinh tế quan trọng, so sánh với định mức của ngành và của thị trường

Đối với những dự án có rủi ro cao, đầu tư vào những ngành nghề biến động thị trường lớn, chi nhánh tuyệt đối không cho vay, phát triển dư nợ dài hạn của chi nhánh.

3.2.4.3. Kết quả kỳ vọng

Thực hiện đồng thời biện pháp tăng cường huy động vốn dài hạn và nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn bao gồm việc rà soát, giám soát khoản vay dài hạn hiện tại và xem xét kỹ và cho vay thận trọng đối với những yêu cầu vay dài hạn mới, Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội kỳ vọng huy động vốn dài hạn sẽ tăng lên 15% trong giai đoạn 2013-2015, tỷ trọng vốn dài hạn sẽ chiếm 10% trong tổng vốn huy động của chi nhánh. Cho vay dài hạn giảm tỷ trọng giảm xuống còn 20% trên

giảm đi 10% giai đoạn từ 2013-2015

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng SHB up (Trang 162 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)