Các bước triển khai phương thức lấy đô thị làm cơ sở

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức, các nguyên tắc và con đường phát triển (Trang 38 - 43)

lấy đô thị làm cơ sở

Xem xét, áp dụng Sáng kiến Đơ thị Eco2

Q trình ứng phó với thay đổi sẽ đạt nhiều thành công nhất nếu ý tưởng mới được điều chỉnh cho thích ứng và thể hiện được sự nhạy bén với các mối quan tâm và năng lực của địa phương. Thông qua đánh giá ưu, nhược điểm của địa phương mà sáng kiến Eco2 sẽ được vận dụng phù hợp với điều kiện, kinh nghiệm địa phương. Có một số cách làm để điều chỉnh Eco2

cho phù hợp:

• Đi ngược thời gian: Bắt đầu bằng việc tìm hiểu

lại lịch sử của thành phố và khu vực, tập trung vào những ví dụ điển hình trong đó lãnh đạo thành phố đã đạt được những thành quả khả quan hay có áp dụng một phương thức lồng ghép hay một quy trình cộng tác tốt hơn đem lại lợi ích nhiều mặt cho thành phố. Sử dụng những ví dụ lịch sử này để giải thích thế mạnh của Eco2. Để có được sự hỗ trợ rộng khắp trong thành phố, cần giới thiệu chương trình như một sự quay trở lại những phương thức đã từng thành công trong quá khứ, đồng thời là sự tái khẳng định các giá trị, thể chế truyền thống. Trong lịch sử của thành phố nào cũng có vơ số những câu chuyện có thể sử dụng được vào mục đích này.

• Bàn về các vấn đề khởi nguồn: Xác định các

vấn đề chính trị hiện tại trong cộng đồng có thể giải quyết được thơng qua phương thức Eco2. Mọi chính khách đều muốn giải quyết những vấn đề này, cũng như giới truyền thông đều muốn đưa tin về vấn đề chứ khơng phải trong một chương trình hay luận thuyết nào. Đây chính là những vấn đề khởi nguồn tạo lập sự hậu thuẫn cho phương thức Eco2.

• Học cách tận dụng ảnh hưởng, giữ vững lập

trường và biết cách từ chối: Khả năng tận

dụng ảnh hưởng, quyền hạn có sự khác biệt đáng kể tùy từng nơi nhưng rõ ràng sẽ tác động đến khả năng áp dụng phương thức Eco2. Chẳng hạn, ở một số nước, chính quyền trung ương kiểm sốt tài chính về hạ tầng đô thị, trong khi ở những nước khác, đầu tư của thành phố vào các hệ thống năng lượng tái sinh ở địa phương bị pháp luật cấm. Những thành phố khơng có quyền kiểm sốt về tài chính hay thiếu thẩm quyền xây dựng chính sách mới rõ ràng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất thường xoay quanh việc tận dụng ảnh hưởng tác động đến quyết định, như trong quy hoạch, phê duyệt đầu tư, quy định đấu nối hạ tầng v.v. Thông qua đánh giá ưu điểm của địa phương mà ta biết rõ được mức độ ảnh hưởng và

quyền hạn của chính quyền địa phương. Hầu như bao giờ cũng vậy, thành phố ln có nhiều quyền hạn hơn những gì nhận thức được và thách thức thực sự là học cách từ chối những lợi ích ngắn hạn luôn liên quan nhiều đến đầu tư vào đất đai.

Xác định người bảo trợ tại địa phương

Để áp dụng thành công các nguyên tắc của Eco2

thường địi hỏi phải có một người bảo trợ uy tín, đủ khả năng vận động nhiều nhóm đối tượng cần tham gia, duy trì sự cam kết lâu dài, cũng như tạo dựng sự tin tưởng và củng cố vai trò lãnh đạo. Người bảo trợ tại địa phương có thể đưa ra những ý tưởng chủ yếu theo cách dễ chấp nhận đối với nhiều bên liên quan, từ đó mà đi đến những giải pháp được chấp nhận rộng rãi. Người bảo trợ ở địa phương cũng thu hút được các cá nhân có ảnh hưởng khác nhờ uy tín và ảnh hưởng của mình.

Có thể tìm người bảo trợ ở bất kỳ nơi nào hay người nào có năng lực lãnh đạo. Tuy nhiên, nhiệm vụ sẽ dễ dàng hơn nếu người bảo trợ là người đã có sẵn quyền hạn hay tầm ảnh hưởng nhất định, như một lãnh đạo đã nghỉ hưu nhưng có uy tín, thị trưởng thành phố, trưởng đặc khu hay chủ tịch hội đồng phát triển. Nhiều khi, vai trị lãnh đạo có thể được đảm nhiệm bởi một nhóm cố vấn gồm các lãnh đạo cao cấp hay người cao tuổi được nể trọng và ủng hộ ý tưởng Eco2.

Khi đã tìm được người bảo trợ thì cũng cần thành lập nhóm hỗ trợ gồm những người có nhiệt huyết và tri thức. Mọi người bảo trợ đều phải phụ thuộc vào nhóm hỗ trợ hay các tác nhân đổi mới trong việc thiết lập mạng lưới và cơ sở tri thức. Trong đơ thị Eco2, sự ủng hộ có thể đến từ một nhóm nhỏ những nhân viên tận tụy hay một nhóm chuyên gia và nhà hoạt động cộng đồng bất kỳ. Tốt nhất là nhóm hỗ trợ cần đủ khả năng hỗ trợ cho người bảo trợ cả về hành chính và kỹ thuật. Đơi khi, một cơ quan nhà nước cũng có thể tham gia nhóm hỗ trợ. Chẳng hạn, sự ủng hộ của chính quyền trung ương có thể được thực hiện thơng qua một đơn vị cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các đơ thị.

Tranh thủ sự cam kết của hội đồng thành phố

Diện tích lớn đất đai của thành phố và đa số các cơng trình cơ sở hạ tầng có thể thuộc sở hữu của các nhóm tư nhân hay các cấp chính quyền cấp trên. Tuy nhiên, các hội đồng địa phương được hình thành thơng qua bầu cử dân chủ vẫn có vai trị hợp pháp trong cơng tác quy hoạch sử dụng đất, nhất là trong lựa chọn các phương án chiến lược có ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của cộng đồng. Những hội đồng này thường được coi là thích hợp với vai trị lãnh đạo, có khả năng tập hợp các bên liên quan trong khu vực và khuyến khích q trình ra quyết định tập thể và lập thiết kế lồng ghép. Nếu hội đồng địa phương đã tham gia đầy đủ thì những đối tượng khác cũng sẽ tham gia. Vì vậy, cần dự trù tranh thủ được sự hỗ trợ từ hội đồng và từng thành viên hội đồng có sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề phát triển. Cần huy động sự tham gia của hội đồng vào sáng kiến Eco2 ngay từ đầu.

Khi đã có sự tham gia của hội đồng thì sẽ có lợi nếu lộ trình Eco2 của thành phố được sử dụng như một cách để giải quyết các vấn đề có sự quan tâm lớn nhất của các thành viên hội đồng. Phương pháp này thường không gặp phải vấn đề gì. Phương thức lồng ghép tạo sức nặng cho một vấn đề cụ thể nhờ đem lại nhiều lợi ích và mở rộng phạm vi hỗ trợ, thúc đẩy những chuyển biến tích cực. Chẳng hạn, có thể sử dụng chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp để lồng ghép dự án xử lý nước thải cho khu dân cư hay tăng diện tích dành cho cửa hàng, do- anh nghiệp nhỏ. Tính chất đa tác dụng của các dự án xúc tác và ý nghĩa sâu xa hơn của những dự án này về tác động đối với toàn bộ nền kinh tế và hệ sinh thái tạo điều kiện để quá trình thương lượng dự án diễn ra thuận lợi hơn.

Để tranh thủ được sự cam kết tự nguyện của hội đồng và duy trì được cam kết này có thể sẽ khó khăn và cần nhiều thời gian. Điều đặc biệt quan trọng là phải nhấn mạnh các yếu tố dài hạn và hợp tác, cũng như sử dụng những yếu tố này làm phương tiện để tách rời chương trình khỏi bất kỳ chính đảng hay nhóm quyền lực nào.

Hợp tác chặt chẽ với chính quyền trung ương

Chính quyền trung ương có thể đảm nhiệm một số vai trị bổ trợ trong Sáng kiến Đơ thị Eco2. Chính quyền trung ương có thể là những trung tâm chun mơn và liên kết quan trọng về những điển hình tốt về thiết kế và quy hoạch đơ thị. Chính quyền trung ương có thể phổ biến những điển hình tốt với các thành phố và xây dựng các chính sách mới hỗ trợ phương thức lấy đơ thị làm cơ sở. Chính quyền trung ương có thể chọn cách hợp tác với các thành phố theo một cơ chế quy hoạch khung phù hợp với địa phương (chẳng hạn như một chiến lược quản lý tăng trưởng khu vực) và đóng góp về mặt chuyên môn theo từng dự án riêng lẻ

Mặc dù với nguồn lực hạn chế, các ban ngành trung ương có thể gặp khó khăn trong tham gia trực tiếp với các thành phố trong các sáng kiến mới nhưng những ban ngành này vẫn có thể tìm cách tham gia ở một mức độ nào đó trong các nhóm cơng tác phối hợp quy mơ vùng.

Một vai trị đáng chú ý và có nhiều ảnh hưởng khác của chính quyền cấp trung ương là xây dựng một Chương trình Quỹ Eco2 quốc gia để làm cầu nối đến các chương trình tài trợ và phổ biến kiến thức về các mơ hình kiểu mẫu trên thế giới. Canađa và Thụy Điển đã sử dụng những cơ chế tương tự để hỗ trợ cho các đô thị. Ở Thụy Điển, một chương trình đầu tư địa phương kéo dài từ 1998 đến 2002 đã dành 6,2 tỉ kuron (671 triệu €) phân bổ cho 211 chương trình đầu tư địa phương tại 161 tỉnh thành, trong đó có 1.814 dự án (Cục Bảo vệ Môi trường Thụy Điển 2004). Từ các địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức khác, khoản đầu tư cấp quốc gia này đã huy động 27,3 tỉ Kuron (gần 3 tỉ €), trong đó có 21 tỉ Kuron (khoảng 2,3 tỉ €) là đầu tư có liên quan trực tiếp đến bền vững và mơi trường. Theo ước tính, đã có 20.000 việc làm chính thức ngắn hạn hay dài hạn được tạo ra nhờ chương trình. (Để biết chi tiết về chương trình, xem phần 3).

Hình 1.4 minh họa mơ hình có thể áp dụng

Quỹ Eco2 Quốc gia

Cơ chế mở rộng quỹ Eco2 cấp Quốc gia

Thị trường vốn Các nhà tài trợ

TC Tài chính Quốc tế Ngân hàng Thế giới

Hỗ trợ kỹ thuật Tổ chức Quản lý quỹ Cửa sổ đầu tư tư nhân Cửa sổ đầu tư của thành phố Thẩm định/Hỗ trợ kỹ thuật Dự án đầu tư của khu vực tư nhân

(ví dụ như ESCO) Đơ thị Eco2 A Đô thị Eco2 B Đô thị Eco2 C Đơ thị Eco2 D

Nộp đơn

Các đơ thị Eco2

Hình 1.4. Vai trị nhà nước có thể đảm nhiệm: Quản lý Quỹ Eco2 quốc gia hỗ trợ cho các thành phố tham gia chương trình

Nguồn: Do tác giả biên soạn.

trong Chương trình Quỹ Eco2 Quốc gia. Chính quyền trung ương có thể áp dụng sáng kiến Eco2 phù hợp với hoàn cảnh địa phương, với sự hợp tác của Ngân hàng Thế giới, các tổ chức quốc tế, tổ chức phát triển và tư nhân. Chính quyền trung ương cũng có thể phân bổ đầu tư cho các đơ thị và đứng ra quản lý các quỹ.

Dù vai trị của chính quyền trung ương trong chương trình là gì đi nữa thì các cấp chính quyền địa phương cũng cần áp dụng các lộ trình Eco2

cho phù hợp với những ưu tiên hiện hành đã được xác định ở cấp trung ương. Điều đó đồng nghĩa với việc tìm ra những điểm tương đồng và có chung tiếng nói với chính quyền trung ương. Như vậy, chính quyền trung ương sẽ tự khắc trở thành một đồng minh và đối tác tiềm năng.

Huy động sự tham gia của cộng đồng quốc tế, các đơ thị điển hình và Ngân hàng Thế giới trong Sáng kiến Đô thị Eco2

Huy động sự tham gia của Ngân hàng Thế giới và các đối tác khác trực tiếp vào lộ trình Eco2 là một phương án đặt ra cho mọi thành phố. Sáng kiến Eco2 cung cấp cho các thành phố một loạt các văn bản, trong đó có các hướng dẫn, báo cáo kỹ thuật hỗ trợ mọi giai đoạn trong lộ trình Eco2. Tùy từng trường hợp, Ngân hàng Thế giới, với sự hợp tác của chính phủ các nước và các đối tác phát triển tồn cầu, sẽ có thể tham gia hỗ trợ về tài chính cho các giải pháp Eco2 lồng ghép. Chẳng hạn, Ngân hàng Thế giới có thể giúp các thành phố lồng ghép và củng cố một loạt các cơ chế tài chính trong trường hợp các dự án Eco2 cần những loại hình tài trợ khác nhau ở mỗi giai đoạn và đủ điều kiện để nhận các nguồn tài trợ đa dạng. Chương 7 (phần 1) và phần 3 sẽ khảo sát thêm về các cơng cụ tài chính của Ngân hàng Thế giới.

Những đối tác phát triển toàn cầu khác cũng có thể sẵn sàng hỗ trợ các đơ thị khi cần tới những chun mơn đặc thù và có đủ nguồn vốn để trang trải các chi phí. Chẳng hạn, những thành phố kiểu mẫu thường sẵn lòng chia sẻ thông tin, cung cấp các hỗ trợ bổ sung và hỗ trợ trực tiếp các thành phố khác hoặc thông qua sáng kiến chung về nâng cao năng lực có sự

hợp tác của Ngân hàng Thế giới.

Phác thảo quy trình nâng cao năng lực

Nâng cao năng lực bao gồm quy trình quen thuộc là phát triển nghiệp vụ chun mơn và các dự án thí điểm. Hệ thống HTQĐĐT trình bày trong chương này và trong phần 2 sẽ là một nội dung chính trong bất kỳ kế hoạch nâng cao năng lực nào. Trong hệ thống HTQĐĐT có các phương pháp, cơng cụ khơng thể thiếu để áp dụng phương thức lồng ghép về thiết kế và xây dựng chính sách. Hầu hết các phương pháp, cơng cụ trong hệ thống HTQĐĐT đều có sự hỗ trợ tốt của người xây dựng cơng cụ, đồng thời cịn kèm theo các cẩm nang, hướng dẫn hữu ích khác.

Khi tiến hành phác thảo quy trình nâng cao năng lực, các thành phố cần nhận thức được rằng sáng kiến Eco2 chính là đại diện cho sự khởi đầu quan trọng từ quy hoạch, phát triển và quản lý đơ thị tiêu chuẩn. Những ví dụ về lồng ghép cơ sở hạ tầng nêu trong chương 1 cho đến nay vẫn còn chưa phổ biến. Đa số các đô thị đang phát triển, kể cả những đô thị ở các nước phát triển, vẫn chưa đủ khả năng hay chưa muốn hạn chế tình trạng đơ thị hóa bừa bãi, tối ưu hóa sử dụng đất và cơ sở hạ tầng, áp dụng dự tốn vịng đời, hay áp dụng nhiều phương án thiết kế và chính sách đã được các đơ thị kiểu mẫu sử dụng. Vì vậy, lộ trình Eco2

phải có sự lồng ghép một quy trình quy hoạch kỹ lưỡng nhằm kiểm sốt sự thay đổi và đặc biệt chú trọng việc áp dụng những ý tưởng mới trong chỉ đạo, định hướng, hợp tác, phân tích.

Tạo sự nhất trí về Eco2

Một thách thức nữa liên quan đến những thay đổi trong tập quán thường nhật là giúp các lãnh đạo thành phố làm quen với những khái niệm chính và hiểu được sự khác biệt thực sự của phương thức mới và lý do vì sao phương thức đó lại đem lại lợi ích đặc biệt. Ai cũng cần có thời gian để tiếp thu những ý kiến mới. Sáng kiến Đô thị Eco2 cung cấp các nguồn lực, bao gồm cả tài liệu này, để giới thiệu những khái niệm, thuật ngữ chủ yếu. Các khảo sát điển hình là một xuất phát điểm lý tưởng. Liên hệ với những đô thị

Sự lặp lại và phân tầng của các luồng luân chuyển tài nguyên trong thành phố có thể được giải thích bằng các khảo sát điển hình sinh động. Cần tập hợp được các lãnh đạo chủ chốt trong một vài giờ, ở một không gian thoải mái để thảo luận về các khảo sát điển hình trên và những bài học kinh nghiệm chủ yếu hay thậm chí để tham gia vào các buổi hội thảo tập dượt và các bài tập xây dựng thiết kế. Mục tiêu của chiến dịch tạo sự nhất trí là để giúp các cấp lãnh đạo có được sự thoải mái khi sử dụng ngôn ngữ mới về thiết kế và đầu tư.

Tài liệu tham khảo

Beatley, Timothy. 2000. Green Urbanism: Learning from European Cities. Washington, DC: Island Press. Swedish Environmental Protection Agency. 2004. “Local

Investment Programmes: The Way to a Sustainable Society.” http://www. naturvardsverket.se/Documents/ publikationer/91-620-8174-8.pdf.

kiểu mẫu hay xem các đoạn video giải trình của các lãnh đạo có kinh nghiệm cũng giúp các cấp lãnh đạo có thêm lịng tin để áp dụng và khuyến

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức, các nguyên tắc và con đường phát triển (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)