Nguồn vốn con người (văn hóa) chỉ sức

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức, các nguyên tắc và con đường phát triển (Trang 88 - 94)

- mùa đơng sẽ ngắn hơn, ít tuyết hơn; và mùa trượt băng sẽ bị rút ngắn một nửa.

4. Nguồn vốn con người (văn hóa) chỉ sức

khỏe, đời sống và tiềm năng hữu ích của từng cá nhân con người. Các loại nguồn vốn con người bao gồm sức khỏe trí lực và thể lực, trình độ giáo dục, động cơ và kỹ năng lao động. Những yếu tố này khơng chỉ góp phần tạo nên một xã hội hạnh phúc, lành mạnh mà còn nâng cao cơ hội phát triển kinh tế nhờ lực lượng lao động năng suất cao.

Tất cả 4 loại nguồn vốn đều được định nghĩa và xác định thơng qua những luồng lợi ích mà

chúng đem lại. Phát triển bền vững chủ yếu xoay quanh việc duy trì hay tăng cường 4 loại nguồn vốn này để bảo đảm các luồng lợi ích được duy trì vĩnh viễn. Một số sự thỏa hiệp có thể được coi là chấp nhận được, chẳng hạn như việc giảm diện tích thực tế của các hệ sinh thái có thể được bù trừ bằng mức tăng năng suất ròng của hệ sinh thái nhờ thiết kế và các quy trình quản lý tốt. Tuy nhiên, nhiều hệ thống (như hệ sinh thái) và loại tài sản địi hỏi phải tơn trọng các ngưỡng tới hạn nếu không hệ thống sẽ bị sụp đổ. Chẳng hạn, những diện tích mơi trường nhỏ có thể cho năng suất cao hơn nhưng có thể khơng cung cấp đủ mơi trường sống cho một số lồi và kết quả là làm giảm sự đa dạng sinh học.

Phương pháp 4 loại nguồn vốn là một lựa chọn tốt cho các đơ thị Eco2 vì những lý do sau:

1. Cho phép lồng ghép các tài sản vơ hình quan trọng vào khn khổ quy trình quyết sách.

2. Cân nhắc các yếu tố ngoại lai (chi phí, lợi ích gián tiếp) một cách tồn diện hơn những phương án khác hiện có.

3. Cho phép dễ dàng đối chiếu giữa các nhóm chi phí, lợi ích khác nhau và cho phép đơ thị chú trọng vào các ngưỡng tới hạn (chẳng hạn như những giới hạn không được phép vượt qua) và nhận thức được những giải pháp thỏa hiệp thường xuyên phát sinh giữa các loại tài sản.

4. Phù hợp với cơ chế dự tốn kinh tế sẵn có ở nhiều thành phố vì nó sử dụng một danh

Bảng 1.3. Ma trận đánh giá thiết kế

SINH THÁI KINH TẾ CÁC KHíA CạNH Xã HộI

Nguồn: theo Lahti (2006).

Ghi chú: ma trận trên cho biết các số liệu đã được sử dụng trong nhiều khảo cứu điển hình về hạ tầng bền vững ở Châu Âu. mục đích của ma trận là

cung cấp cho các cấp lãnh đạo một cái nhìn trực diện và đáng tin cậy về tính bền vững của một phương án thiết kế bất kỳ. Các mũi tên chỉ kết quả của dự án mẫu.

Lượng phát thải ra khơng khí, nước và đất có nằm trong giới hạn quy định trong nước và quốc tế khơng? Lượng phát thải có giảm khơng?

Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên có hợp lý so với các hệ thống khác khơng? mức độ sử dụng có giảm khơng (ví dụ như mức độ sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nước, phốt-phát hay ka-li)?

hệ thống có giúp đem lại mức đa dạng sinh học hợp lý cho vùng nghiên cứu khơng? mức đa dạng sinh học có tăng khơng?

hệ thống có bền vững hơn về mặt sinh thái so với một hệ thống thơng thường khơng?

tính hiệu quả chi phí và chi phí – lợi ích của hệ thống có hợp lý so với các hệ thống khác khơng? Và có hợp lý nếu so sánh với các nhu cầu khác trong thành phố và với các mục tiêu chính trị khơng?

người dân có sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ được cung cấp khơng? mức phí dịch vụ có thỏa đáng đối với tất cả mọi người dân không?

Các tổ chức cung cấp vốn, duy tu và vận hành hệ thống có hiệu quả khơng?

hệ thống có bền vững hơn về mặt kinh tế so với một hệ thống thơng thường khơng?

Q trình quy hoạch và quyết định về hệ thống cơ sở hạ tầng có được thực hiện theo hình thức dân chủ và có sự tham gia của người dân khơng?

người dân có hiểu rõ và chấp nhận chức năng và các hệ lụy của hệ thống khơng? hệ thống có thúc đẩy những hành vi có trách nhiệm của người dân khơng?

hệ thống có an tồn để người dân sử dụng không (các nguy cơ, sức khỏe, trạng thái tinh thần)?

hệ thống có bền vững hơn về mặt xã hội so với một hệ thống thông thường không?

mục các tài sản cố định và sử dụng nhiều số liệu được thành phố thu thập định kỳ. 5. Tái khẳng định một khái niệm quan trọng

rằng tài sản cần được bảo tồn và phát triển vì đem lại các nguồn cung hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người.

Sử dụng chỉ số để đề ra mục tiêu và giám sát tác động

Giám sát tài sản cố định của một thành phố và cân đối thỏa hiệp giữa các loại nguồn vốn địi hỏi phải có các thước đo hay chỉ số chuẩn tương ứng với năng lực tạo ra hàng hóa, dịch vụ của tài sản. Các chỉ số bao quát cả 4 loại nguồn vốn được coi là chỉ số phát triển bền vững. Các chỉ số này gồm giá trị bằng tiền nếu có thể tính được và phù hợp, cũng như những yếu tố vật chất khác.

Bảng 1.4 cho ví dụ về một số chỉ số được sử dụng ở nhiều thành phố tham gia vào một dự án Châu Âu về quy hoạch phát triển bền vững. Dựa trên kinh nghiệm của Châu Âu, chất lượng của các chỉ số thường có sự khác biệt tùy từng nguồn vốn. Nguồn vốn nhân tạo thường bị đơn giản hóa thái quá do chỉ sử dụng các chỉ số GDP. Tuy nhiên, nguồn vốn xã hội lại được lượng hóa bằng

quá nhiều chỉ số khác nhau. Nguồn vốn con người khó lượng hóa trực tiếp. Các chỉ số nguồn vốn tự nhiên thường khó tính tốn.

Làm thế nào để lựa chọn chính xác các chỉ số cho một thành phố và một dự án cụ thể tùy thuộc vào hồn cảnh cụ thể. Nói chung, các chỉ số cần có chi phí hợp lý để có thể đo lường định kỳ. Nếu khơng thì sẽ mất đi ý nghĩa. Các chỉ số cũng cần phải phù hợp; do vậy, chỉ số cần lượng hóa được những thay đổi to lớn hơn mà thành phố đang muốn tạo ra. Mức độ phù hợp tùy thuộc vào đối tượng sử dụng chỉ số. Đối với hội đồng thành phố hay các đối tác của thành phố, cần có các chỉ số kết quả để giúp làm rõ kết quả hay hiệu quả dài hạn mong muốn. Một chỉ số hiệu quả thường gặp về nguồn vốn kiến tạo là GDP trên đầu người; một chỉ số khác có thể là giá trị tài sản của cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu của thành phố. Các loại nguồn vốn khác thường khó xác định hơn. Trong trường hợp nguồn vốn tự nhiên, các chỉ số hiệu quả cần xác định được ít nhất các loại lợi ích sinh thái khác nhau: bể chứa (khă năng hấp thụ rác thải), nguồn cung (khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hữu ích) và hỗ trợ cuộc sống (khả năng tái tạo nguồn lực và điều hịa mơi trường để hỗ trợ cho cuộc sống). Ngoài các chỉ số hiệu quả bao quát

Bảng 1.4. Chỉ số mẫu trong phương thức 4 nguồn vốn

• GDP trên đầu người • Hình thành tổng vốn cố định • Việc làm (theo ngành) • Thay đổi thu nhập thực tế • Phát thải CO2

• Chất lượng khơng khí

• Số lượng các lồi có nguy cơ tuyệt chủng • Giá trị trên mỗi giọt nước

• Sự chênh lệch mức lương và tình trạng nghèo • Khoảng cách mức thu nhập trung bình của thập

phân vị nghèo nhất và thập phân vị giàu nhất

• Sự chênh lệch mức lương giữa nam và nữ • Số lượng người nhận phúc lợi xã hội • Tỷ lệ và tốc độ tăng trưởng việc làm

• Tạo cơng ăn việc làm mới yêu cầu kỹ năng cao • Các cấp độ giáo dục và đào tạo dạy nghề • Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của nhà

nước và tư nhân

• Thời gian đi lại và tốc độ trung bình • Tỷ lệ dân số kết nối với internet • Sản lượng nơng nghiệp • Tỷ lệ lạm phát

• Khối lượng chất thải được thu gom • Diện tích cây xanh (km2)

• Tỷ lệ sử dụng năng lượng trên đầu người • Hiệu quả sử dụng tài ngun

• Các huyện có các nhu cầu phát triển đặc biệt • Tỷ lệ thanh niên đi khỏi quê hương • Số lượng các dự án và chiến lược hợp tác

giữa các thành phố

• Tỷ lệ tội phạm

• Số lượng các đơn đăng ký phát minh sáng chế • Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp • Cải thiện sức khỏe cộng đồng

• Tỷ lệ tham gia hệ thống giáo dục và đào tạo

Vốn sản xuất

Vốn tự nhiên

Vốn xã hội

được dùng để tính tốn mức độ hồn thành các chỉ tiêu, mục tiêu chính thì cần xây dựng một bộ chỉ số để giám sát quá trình ở mức độ chiến lược và triển khai.

Hình 1.29 cho biết ba mức độ chỉ số tương ứng với quy mô và trách nhiệm của cán bộ thành phố như thế nào. Khi quy mơ thu hẹp thì chỉ số cũng co lại. Chẳng hạn, hệ thống phân phối điện mới của một thành phố cần thu thập ý kiến ở 3 mức chi tiết:

• Hiệu quả: tỉ lệ người dân trong vùng dịch vụ

được sử dụng điện từ hệ thống mới

• Chiến lược: tỉ lệ các tịa nhà được trang bị theo

các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng mới

• Vận hành: thời gian bình qn cần thiết để sửa

chữa sự cố điện

Mỗi dự án địi hỏi một hệ chỉ số vì các cấp lãnh đạo sẽ quan tâm đến những tiến độ và mức độ chi tiết khác nhau.

Quản trị rủi ro tích cực đối với mọi loại nguy cơ

Quy trình thơng thường trong quản lý rủi ro tài chính bao gồm phân tích dự án đầu tư bất kỳ về mức độ nhạy cảm với những thay đổi trong các chỉ số chính được sử dụng để xác định chi phí, lợi ích. Mỗi chỉ số có một xác suất thay đổi nhất định, với hệ quả tác động đến hạn mức tài chính. Đánh giá rủi ro dựa trên những xác suất thay đổi đã biết trong các chỉ số kinh tế trực tiếp được gọi là phân tích độ nhạy cảm. Đây là phương pháp đánh giá rủi ro chính được sử dụng trong các dự án đầu tư, xây dựng đô thị và là một phần quan trọng và cần thiết trong đánh giá thẩm định.

Nếu số hành khách giảm 15% là đủ để loại bỏ tính khả thi tài chính của một hệ thống giao thơng mới thì lãnh đạo thành phố sẽ muốn biết xác suất xảy ra trường hợp này. Phân tích độ nhạy cảm khơng thay thế cho nhận định sáng suốt nhưng là một cách hữu hiệu để cho các cấp lãnh đạo biết về những biến số có thể ảnh hưởng đến mức khả thi tới hạn của một dự án đầu tư.

Một phương pháp thường dùng khác trong

đánh giá rủi ro là đánh giá Monte Carlo, trong đó đánh giá được mở rộng ra những mối tương quan có thể có giữa các biến số chủ yếu bằng cách tạo ra nhiều thay đổi ngẫu nhiên trên các biến số trong tập hợp biến.

Điều còn thiếu trong những phương pháp đánh giá rủi ro thông thường này là những rủi ro gián tiếp, khó định lượng có khả năng đe dọa tính khả thi của dự án đầu tư. Một phần còn thiếu nữa là đánh giá bất trắc, tức là các yếu tố không thể đánh giá một cách thống kê được, nhưng lại có mức nguy cơ đáng kể. Tương tự như phân tích

Điều gì làm nên một chỉ số tốt?

Chi phí hợp lý và tính thực tế: Dữ liệu có thể thu thập được dễ dàng và ít

tốn kém hay khơng tốn kém hay khơng? phân tích có đơn giản và dễ dàng tự động hóa được hay khơng?

Sự phù hợp: Các chỉ số có thực sự tính tốn được những vấn đề cần quan

tâm khơng?

Các chỉ số có đáp ứng đầy đủ để cho biết tiến độ đã đạt được khơng?

giải trình và quy trình đo đạc rõ ràng: Có dễ dàng xác định được những

gì đang thực sự được đo đạc khơng và bằng cách nào?

Tương xứng: đây có phải là một chỉ số chuẩn dựa vào đó có thể chiết xuất

các chỉ số khác để phục vụ so sánh và xác định mức độ hiệu quả không?

Đồng bộ với mục tiêu: Việc đo đạc có phù hợp khơng nếu xét đến những

ưu tiên đã nêu trong khung cơ chế quy hoạch?

Hình 1.29. Các loại chỉ số mục tiêu, phân theo cấp nhân sự thành phố

Nguồn: Lahti (2006). Các cấp độ chỉ số Kết quả hoạt động Chiến lược Hoạt động Hội đồng thành phố Cán bộ quản lý đô thị Kỹ sư đô thị Cán bộ quản lý nước Cán bộ quản lý giao thơng Cán bộ quy hoạch chính sách Cán bộ quy hoạch giao thông

Quy hoạch giao thông Sử dụng đất và

phân vùng đất Sở giao thông

Sở Tài nguyên nước

Cán bộ quy hoạch đô thị

kinh tế, công tác đánh giá rủi ro cần được tiến hành đồng thời với các phương pháp mở rộng quy mô của vấn đề hay những nội dung cần khảo sát hay đánh giá. Trên thực tế, các đô thị ngày nay đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro nằm ngồi các tính tốn tài chính nhưng vẫn có ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án. Những yếu tố này bao gồm sự đổ vỡ đột ngột của hệ thống như thiên tai (động đất, bão, sóng thần v.v), và khả năng biến đổi kinh tế, xã hội – mơi trường nhanh chóng như cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu mới đây. Chẳng hạn, trong 30 năm tới, nhiều khả năng chúng ta sẽ được chứng kiến những thay đổi cơ bản về năng lượng, thơng tin liên lạc, cơng nghệ giao thơng, khí hậu, dân số, thị trường tồn cầu và quy định về mơi trường. Dịch bệnh có thể thường xun nổ ra, cũng như những nguồn cung cơ bản như nước, lương thực, nhiên liệu hóa thạch sẽ gặp nhiều vấn đề. Đối với một thành phố, 30 năm chỉ như một phút thoáng qua. Các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng được quy hoạch cho giai đoạn trước mắt sẽ cần đem lại hiệu quả dài hơn thời gian 30 năm. Nhưng điều đó có thực hiện được khơng? Các đô thị Eco2 sẽ đánh giá và cải thiện khả năng phục hồi tổng thể của dự án đầu tư, xây dựng như thế nào?

Mở rộng phạm vi đánh giá rủi ro sang khả năng phục hồi và khả năng thích nghi

Khả năng phục hồi là một khái niệm thường được sử dụng để mô tả hai đặc trưng: sức khỏe của hệ thống (tức là khả năng tiếp tục hoạt động nhờ đối phó lại với các điều kiện biến đổi), và khả năng thích ứng của hệ thống (tức là khả năng tiếp tục hoạt động nhờ đáp ứng phù hợp với các điều kiện biến đổi). Khả năng phục hồi có thể được sử dụng làm một tiêu chí thiết kế cho mọi hệ thống đơ thị, kể cả các cơ sở hạ tầng xây cất, nền văn hóa và quản lý nhà nước.

Ý tưởng cơ bản là có thể quản lý rủi ro hiệu quả hơn nhờ dự báo được những tác động của ngoại lực đối với khu vực đô thị và nhờ thiết kế và điều tiết sử dụng đất và cơ sở hạ tầng đô thị theo những cách thức bảo đảm tăng cường khả năng phục hồi nội tại. Điều đó có nghĩa là phải

đưa vào các chỉ số đánh giá giúp nhà thiết kế, nhà quản lý và các cấp lãnh đạo hiểu được năng lực tương ứng của hệ thống nhằm bảo đảm sự sinh tồn và phục hồi từ các cú sốc và thay đổi nhanh chóng. Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới về các thành phố có khả năng phục hồi tốt về khí hậu cung cấp thơng tin về cách đánh giá và quản lý hiệu quả các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu của thành phố (xem Prasad và các tác giả khác 2009).

Các nội dung trong thiết kế bảo đảm khả năng phục hồi cũng củng cố một số chiến lược thiết kế sinh thái có kết quả tốt trong nâng cao

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức, các nguyên tắc và con đường phát triển (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)